Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 1
Số lượng câu trả lời 15
Điểm GP 3
Điểm SP 1

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (14)


Câu trả lời:

Điều 10. Liên thông trong giáo dục

1. Liên thông trong giáo dục là việc sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành, nghề đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành, nghề đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, bảo đảm liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

2. Việc liên thông trong giáo dục phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng. Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng kế thừa, tích hợp kiến thức và kỹ năng dựa trên chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Người học không phải học lại kiến thức và kỹ năng đã tích lũy ở các chương trình giáo dục trước đó.

3. Chính phủ quy định chi tiết về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Điều 10. Hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

1. Nhà nước có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước và thông lệ quốc tế.

2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

b) Tham gia các tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

c) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

d) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Các tổ chức quốc tế liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ngoài được hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Câu trả lời:

Ở dế Mèn có một đức tính đáng được khen ngợi, đó chính là cuộc sống tự lập. Ngay khi được mẹ cho ra ở riêng thì dế Mèn vốn vẫn rất tự tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể tự mình sống tốt. Chú đã đào cái hang vốn rất nông của mình thành một ngôi nhà rộng rãi, có đầy đủ phòng trước, phòng sau, phòng trên, phòng dưới. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi, nhưng cũng đồng thời là nơi trú ẩn mỗi khi gặp nguy hiểm. Nhưng cuộc đời vốn rất phức tạp, không hề bằng phẳng như những gì dế mèn suy nghĩ, khi mới bước chân vào đường đời thì Dế Mèn đã có một bài học nhớ đời.

Vì sự tự tin thái quá lại huênh hoang về sức mạnh của bản thân mà dế Mèn tự cho mình cái quyền bắt nạt những người yếu ớt hơn mình, mà cụ thể trong văn bản này đó chính là dế Choắt. Dế Choắt là một chú dế nhỏ bé, yếu đuối không được mạnh khỏe cường tráng như Dế Mèn nên thường xuyên bị dế Mèn bắt nạt. Khi dế Choắt đưa ra đề nghị xây hai ngôi nhà thông với nhau, thì dế Mèn không những không đồng ý mà còn buông lời mỉa mai, miệt thị Dế Choắt. Ta có thể thấy ở đây dế Mèn đã quá kiêu căng, ỷ vào sức khỏe, vóc dáng cao lớn của mình mà coi thường người khác, gây cho người khác những tổn thương về tinh thần. Nhưng chuyện đâu có dừng lại ở đấy, dế Mèn còn luôn nghịch ngợm, chọc phá người khác và lần này, sự chọc phá của dế Mèn không đúng người, người gánh hậu quả thay cho dế Mèn không phải ai khác mà chính là chú dế Choắt đáng thương.