Quan sát hình 3, em hãy xác định vị trí các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung.
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 2 đến 4, em hãy:
- Kể tên và xác định vị trí các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung
- Nêu những nét nổi bật của di sản văn hoá thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung: số lượng, địa bàn phân bố, loại hình di sản,...
- Yêu cầu số 1: Các di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung
+ Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa.
+ Quần thể di tích Cố đô Huế ở Thừa Thiên Huế.
+ Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An ở Quảng Nam.
+ Ca trù ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
+ Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, phân bố ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế.
+ Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam, phân bố ở: Thừa Thiên Huế.
+ Đờn ca tài tử Nam Bộ, phân bố ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận.
+ Nhã nhạc cung đình Huế phân bố ở Thừa Thiên Huế.
- Yêu cầu số 2: Những nét nổi bật của di sản văn hoá thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung :
+ Tính đến năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung đã có khoảng 10 di sản thế giới được UNESCO ghi danh.
+ Các di sản văn hóa này được phân bố ở hầu hết các tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền Trung; trong đó: Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam là những nơi tập trung nhiều di sản văn hóa nhất.
+ Loại hình di sản ở vùng Duyên hải miền Trung rất đa dạng, bao gồm cả: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy:
• Xác định trên lược đồ các di sản văn hóa vật thể và di sản tư liệu thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung.
• Kể tên các di sản văn hóa vật thể, di sản tư liệu thế giới và một số di sản văn hóa phi vật thể ở vùng Duyên hải miền Trung.
Tham khảo:
• Yêu cầu số 1: Xác định vị trí:
- Các di sản văn hóa vật thể:
+ Thành nhà Hồ ở tỉnh Thanh Hóa.
+ Cố đô Huế ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ Phố cổ Hội An và Di tích Chăm Mỹ Sơn ở tỉnh Quảng Nam.
- Các di sản tư liệu: Mộc bản và châu bản triều Nguyễn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
• Yêu cầu số 2:
- Các di sản văn hóa vật thể thế giới, gồm: thành nhà Hồ; Cố đô Huế; Phố cổ Hội An và Di tích Chăm Mỹ Sơn.
- Các di sản tư liệu thế giới, gồm: Mộc bản và châu bản triều Nguyễn;
- Di sản văn hóa thế giới phi vật thể, gồm: Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (triều Nguyễn); Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Nghệ thuật bài Chòi Trung Bộ...
Tham khảo
-Các di sản văn hóa vật thể thế giới: thành nhà Hồ; Cố đô Huế; Phố cổ Hội An và Di tích Chăm Mỹ Sơn.
-Các di sản tư liệu thế giới: Mộc bản và châu bản triều Nguyễn;
-Di sản văn hóa thế giới phi vật thể: Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (triều Nguyễn); Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; Nghệ thuật bài Chòi Trung Bộ...
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy:
- Xác định vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ.
- Đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.
Tham khảo:
- Duyên hải miền Trung là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ tỉnh Thanh Hóa đến Bình Thuận.
- Các vùng, quốc gia tiếp giá duyên hải Miền Trung:
+ Phía đông tiếp giáp với Biển Đông
+ Phía tây tiếp giáp với Lào và vùng Tây Nguyên
+ Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
+ Phía nam giáp vùng Nam Bộ
Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
• Xác định trên lược đồ: dãy Trường Sơn, dãy Bạch Mã, đèo Hải Vân, một số đồng bằng và Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng ở vùng Duyên hải miền Trung.
• Trình bày đặc điểm địa hình của vùng Duyên hải miền Trung.
THAM KHẢO
Đặc điểm địa hình vùng Duyên hải miền Trung
- Duyên hải miền Trung có địa hình đa dạng:
+ Phần phía tây là dãy Trường Sơn.
+ Phần phía đông là dải đồng bằng nhỏ, hẹp và bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ngang ra biển.
+ Dọc ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá,...
- Trong vùng Duyên hải miền Trung có Di sản Thiên nhiên Thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng với nhiều hang động kì vĩ.
Quan sát hình 2 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ vị trí vùng Duyên hải miền Trung.
- Nêu tên biển, quốc gia và các vùng tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung.
Phía đông tiếp giáp với Biển Đông
Phía tây tiếp giáp với Lào và vùng Tây Nguyên
Phía bắc giáp với vùng Đồng bằng Bắc Bộ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Phía nam giáp vùng Nam Bộ
Quan sát hình 1, em hãy chọn và gọi tên di sản thế giới ở vùng Duyên hải miền Trung được UNESCO ghi danh.
Hình 1a: Kinh thành Huế (Thừa Thiên - Huế)
Hình 1b: Phố cổ Hội An (Quảng Nam)
Hình 1c: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
=> Chọn hình 1a, 1b
Quan sát hình 1, em hãy:
• Chỉ ranh giới của vùng Duyên hải miền Trung. Vùng Duyên hải miền Trung tiếp giáp với vùng nào, quốc gia nào và biển gì?
• Xác định vị trí của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hai quần đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?
THAM KHẢO
• Yêu cầu số 1:
- Duyên hải miền Trung là vùng nằm ở giữa lãnh thổ nước ta.
- Duyên hải miền Trung tiếp giáp với:
+ Các quốc gia: Lào; Cam-pu-chia.
+ Biển Đông.
+ Các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng Bắc Bộ; Tây Nguyên và Nam Bộ
• Yêu cầu số 2:
- Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
- Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Quan sát hình 2 và đọc thông tin, em hãy:
- Nêu tên và xác định trên lược đồ các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung.
- Nêu đặc điểm của sông ở vùng Duyên hải miền Trung.
Tham khảo!
- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...
- Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông, nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa mưa.
Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
• Kể tên một số sản phẩm chủ yếu và cách đánh bắt hải sản của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung.
• Kể tên các loài hải sản được nuôi trồng chủ yếu và các hình thức nuôi hải sản ở vùng Duyên hải miền Trung.
Tham khảo
- Một số sản phẩm đánh bắt chủ yếu là: cá, mực, tôm,…
- Cách đánh bắt hải sản của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Đánh bắt bằng lưới vây, lưới kéo, cần câu,...
+ Người dân đã đầu tư các tàu lớn để đánh bắt hải sản xa bờ mang lại hiệu quả cao
- Các loài hải sản được nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm hùm, cá, ngao, hàu, bào ngư, ốc hương, cua,...
- Các hình thức nuôi hải sản: nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm nước lợ,...