Nêu các giai đoạn phát triển của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á.
Trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.
Tham khảo:
Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào. Trong 10 năm đầu sau Chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Inđônêxia tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).
+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).
Nét nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ
B. Tiến hành cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản
C. Chuyển từ đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản
D. Chuyển từ đấu tranh chống thực dân phương Tây sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước thực dân Âu - Mĩ.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật đã xâm chiếm và biến Đông Nam Á thành thuộc địa. Ví dụ như ở Việt Nam, tháng 9-1940, Nhật đã tiến vào miền Bắc Việt Nam, cấu kết với Pháp để bóc lột và thống trị nhân dân ta. Cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã chuyền từ đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.
Chọn: C
Nét nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ.
B. Tiến hành cuộc đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.
C. Chuyển từ đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.
D. Chuyển từ đấu tranh chống thực dân phương Tây sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.
Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.
Cách giải:
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á là thuộc địa của các nước thực dân Âu - Mĩ.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật đã xâm chiếm và biến Đông Nam Á thành thuộc địa. Ví dụ như ở Việt Nam, tháng 9-1940, Nhật đã tiến vào miền Bắc Việt Nam, cấu kết với Pháp để bóc lột và thống trị nhân dân ta. Cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á đã chuyền từ đấu tranh chống thực dân Âu - Mĩ sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật Bản.
Chọn: C
Nét mới của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á những năm 20 A. Giai cấp vô sản trưởng thành, có chính đảng lãnh đạo đấu tranh B. Xuất hiện Đảng cộng sản ở nhiều nước Trung Quốc, Việt Nam, Ma-lay-xi-a C. Phong trào vô sản, dân chủ tư sản phát triển, có chính đảng lãnh đạo D. Nhân dân lao động vùng lên đấu tranh mạnh mẽ, có sự lãnh đạo
Yếu tố khách quan nào có tác động đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Trật tự thế giới mới (hệ thống Vécxai – Oasinhtơn) được thiết lập.
B. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây.
C. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và cao trào cách mạng thế giới lên cao.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, trình bày các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á trên đường thời gian.
Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Đông Nam Á trải qua 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Phong trào chống thực dân mang ý thức hệ phong kiến do giai cấp phong kiến hoặc nông dân lãnh đạo, diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Phong trào giải phóng dân tộc theo xu hướng tư sản diễn ra sớm nhất ở Philíppin, Inđônêxia, Mianma,… dưới sự dẫn dắt của các trí thức cấp tiến.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 đến năm 1945:
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển đồng thời theo hai khuynh hướng: tư sản (do giai cấp tư sản lãnh đạo) và vô sản (do giai cấp vô sản lãnh đạo). Nhiều đảng phái tiến bộ đã ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân bằng cả phương pháp hòa bình và đấu tranh vũ trang.
+ Sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng Đồng minh (1945), nhân dân một số nước như: Inđônêxia, Việt Nam, Lào,.. đã tiến hành cách mạng giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 đến năm 1975:
+ Tại Philíppin, Mianma, Malaixia, Inđônêxia diễn ra đấu tranh yêu cầu các nước thực dân phương Tây trao trả độc lập.
+ Trên bán đảo Đông Dương, nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia tiến hành cuộc kháng chiến chống xâm lược của Pháp và Mỹ cho đến năm 1975.
+ Năm 1984, Brunây giành được độc lập.
Yếu tố khách quan nào có tác động đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)?
A. Trật tự thế giới mới (hệ thống Vécxai – Oasinhtơn) được thiết lập.
B. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây.
C. Sự bùng nổ của cao trào cách mạng ở các nước tư bản châu Âu.
D. Cách mạng tháng Mười Nga thành công và cao trào cách mạng thế giới lên cao.
CHỦ ĐỀ 2.CÁC NƯỚC Á, PHI,MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
- Nét chính của quá trình đấu tranh giành độc lập và sự phát triển, hợp tác sau khi giành độc lập ở các nước Á, Phi,Mĩ la-tinh
-Thắng lợi của phong trào đấu tranh giành độc lập ở các dân tộc Á, Phi , Mĩ La Tinh và ý nghĩa của thắng lợi đó .
- Nhiệm vụ to lớn của các nước Á Phi, Mĩ La Tinh sau khi củng cố độc lập chủ quyền.
- Nhận xét những khó khăn của các nước Á- Phi Mĩ La- Tinh đang gặp phải và đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn đó.
Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Tồn tại song song xu hướng cải cách và bạo động
B. Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản
C. Sự xuất hiện của khuynh hướng vô sản
D. Tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản
Đặc điểm lớn nhất của phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là sự tồn tại song song khuynh hướng vô sản và tư sản. Cả 2 khuynh hướng đều nỗ lực vươn lên giải quyết nhiệm vụ do lịch sử các dân tộc đặt ra
Đáp án cần chọn là: D