Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:12

Khu vực

Những nét chính

Các nước Đông Âu

Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển.

-        Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,...

-       Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Châu Á

Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH.

Khu vực Mỹ La-tinh

Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. 
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 19:47

Trước chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước phương Tây, năm 1944, 1945 nhân dân các quốc gia Đông Âu đã phối hợp với Hồng quân Xô viết tiêu diệt phát xít giành chính quyền và thành lập nhà nước dân chủ.

Sau khi được giải phóng, các nước Đông Âu tiến hành cải cách dân chủ dưới những hình thức như cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản. Đến năm 1949, các nước Đông Âu đều hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân và bắt đầu xây dựng CNXH.

Từ năm 1950 – 1970, các nước Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm trong tình hình khó khăn, phức tạp.

Các nước Đông Âu xây dựng nền công nghiệp, điện khí hóa toàn quốc, trình độ khoa học – kĩ thuật phát triển đã giúp các nước nghèo, nước XHCN Đông Âu thành các quốc gia công – nông nghiệp.

Bình luận (0)
Đỗ Gia Khánh
Xem chi tiết
Minh Nhân
1 tháng 5 2021 lúc 21:53

Đặc điểm nổi bật của châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

 

A:

tình hình châu Á căng thẳng, đối đầu và chiến tranh luôn tiếp diễn.

 B:

sau khi giành được độc lập, các nước châu Á phát triển đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội,

C:

châu Á trở thành khu vực ổn định về chính trị, có nền kinh tế phát triển năng động.

D:

phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, giành nhiều thắng lợi

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 2 2019 lúc 12:39

Chọn đáp án B.

 Sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), Liên Xô tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội -> là quốc gia duy nhất trên thế giới theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, đối trọng với các nước tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu giành thắng lợi -> Các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời, xây dựng và phát triển đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa => Chủ nghĩa xã hội từ đây đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.

- Năm 1949, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đánh dấu hệ thống chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 8 2018 lúc 5:24

Đáp án B

 Sau cách mạng tháng Mười Nga (1917), Liên Xô tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội -> là quốc gia duy nhất trên thế giới theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, đối trọng với các nước tư bản chủ nghĩa.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu giành thắng lợi -> Các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu ra đời, xây dựng và phát triển đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa => Chủ nghĩa xã hội từ đây đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới.

- Năm 1949, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đánh dấu hệ thống chủ nghĩa xã hội nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 10:27

- Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và ở Cuba (khu vực Mỹ Latinh).

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới, giàu có về tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân các nước châu Á lần lượt giành được độc lập và một số nước đã chọn con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Trung Quốc

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, năm 1949, Trung Quốc đã hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc, phong kiến.

+ Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, Trung Quốc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

♦ Mông Cổ

Năm 1924, Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã được thành lập, nhân dân Mông Cổ xây dựng chế độ mới với nhiều khó khăn.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961), thực hiện cải cách, phát triển kinh tế - văn hoá.

♦ Triều Tiên

+ Ngày 9/9/1948, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên.

+ Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

♦ Lào

+ Sau khi Nhật đầu hàng, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền và tuyên bố độc lập (ngày 12/10/1945).

+ Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng đất nước hoà nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

♦ Việt Nam

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (ngày 2/9/1945), Việt Nam bước vào kì nguyên mới.

+ Thời kì 1945 - 1975, Việt Nam từng bước xây dựng xã hội mới trong khói lửa của chiến tranh nhân dân chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Năm 1975, sự nghiệp cách mạng thành công, đất nước thống nhất, Việt Nam từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

* Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội của khu vực Mỹ Latinh

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cuba ngày càng phát triển. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:50

Tham khảo!!

- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

- Từ năm 1944 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1944 - 1945: Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ; nhân dân Bungari, Rumani, Anbani đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Giai đoạn 2, từ năm 1945 - 1949: các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân... Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Giai đoạn 3, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu, như: nông nghiệp và công nghiệp phát triển nhanh chóng; trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng cao; trở thành các quốc gia công - nông nghiệp…

=> Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
22 tháng 8 2023 lúc 10:02

*Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...
*Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: 
- Đây là giai đoạn phát triển của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu.

- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

Bình luận (0)
Ánh Tuyết Nguyễn Thị
Xem chi tiết