Những câu hỏi liên quan
Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
Người Già
26 tháng 10 2023 lúc 14:04

a. Vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp của nước ta:

- Nhân tố dân số: Dân số là yếu tố quyết định trong việc phân bố nông nghiệp. Khi dân số tăng, cần có sự mở rộng và cải tiến trong nông nghiệp để cung cấp thực phẩm và nguồn sống cho dân số đông đúc. Đồng thời, dân số cũng là thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông nghiệp.

- Nhân tố đất: Loại đất, tình trạng đất, và sự sử dụng hiệu quả của đất đều ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp. Đất tốt và phương pháp canh tác hiện đại giúp tăng năng suất và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của dân số.

- Nhân tố thời tiết và khí hậu: Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến việc trồng trọt và nuôi dưỡng thực phẩm. Nước ta có khí hậu đa dạng, từ vùng nhiệt đới đến vùng cận nhiệt đới, điều này cho phép trồng nhiều loại cây và chăn nuôi nhiều loại gia súc khác nhau.

- Nhân tố kinh tế: Sự phát triển kinh tế quyết định khả năng đầu tư vào nông nghiệp, cải thiện hạ tầng nông thôn và hỗ trợ cho nông dân.

- Nhân tố chính trị và hành chính: Chính phủ và các cơ quan liên quan đóng vai trò quyết định trong việc phân bố nguồn lực và thực hiện các chính sách nông nghiệp.

b. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng của nước ta được chứng minh bằng Atlas Địa lý Việt Nam. Việt Nam có một nền công nghiệp đang phát triển đa dạng với các ngành như:
   - Công nghiệp chế biến và sản xuất: Bao gồm chế biến thực phẩm, sản xuất đồ điện tử, điện máy, dệt may, và công nghiệp chế tạo.
   - Công nghiệp xây dựng và xây lắp: Gồm xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, và các dự án công trình lớn.
   - Công nghiệp năng lượng: Bao gồm sản xuất điện từ các nguồn năng lượng như điện gió, điện mặt trời và điện hạt nhân.
   - Công nghiệp khai thác và sản xuất nhiên liệu: Bao gồm khai thác dầu mỏ, than đá, quặng kim loại và sản xuất nhiên liệu như xăng dầu và khí đốt.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khang
3 tháng 2 2021 lúc 10:47

Tên, quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp của mỗi trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ

- Tp Hồ Chí Minh : rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng. Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, xenlulo, cơ khí, điện kim, dệt, may, hóa chất, phân  bón, đóng tàu, sản xuất oto, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng

- Biên Hòa ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, luyện kim màu, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất, phân bón, điện tử, sản xuất giấy, xenlulo

- Thủ Dầu Một ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất giấy, xenlulo

- Vũng Tàu ( lớn từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng) : Luyện kim đen, chế biến nông sản, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, dệt, may, hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng

Bình luận (1)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
2 tháng 8 2018 lúc 11:32

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...

- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...

b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta

- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).

Bình luận (0)
Iruky Eri
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
6 tháng 5 2016 lúc 11:30

Kinh tế châu Âu là nền kinh tế của hơn 710 triệu người sống trong 48 quốc gia khác nhau ở châu Âu. Giống như các lục địakhác, tài sản của các quốc gia châu Âu không đều nhau, mặc dù theo GDP và điều kiện sống, số người nghèo nhất vẫn có mức sống cao hơn nhiều so với những người nghèo ở các lục địa khác. Sự khác nhau về tài sản của các quốc gia có thể nhìn thấy rõ nét giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Trong khi các quốc gia Tây Âu có GDP và mức sống cao, nhiều nền kinh tế Đông Âuvẫn bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng của Liên Xô và Yugoslavia trước đây. Thuật ngữ châu Âu ở đây không chỉ các nước ở chỉ ở châu Âu mà còn tính cho một số nước mặc dù về mặt địa lý thuộc châu Á, hoặc một phần thuộc châu Á, nhưng tính chất địa chính trị và kinh tế, văn hóa thuộc châu Âu như Azerbaijan và Cyprus...

Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 3 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương. Liên minh châu Âu, giống như một quốc gia riêng rẽ, có nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo xác định của IMF và WB - 2005) hoặc đứng thứ 2 trên thế giới (theo CIA World Factbook - 2006)-- xem Danh sách quốc gia theo GDP (PPP).

Các nước Bắc Âu có mức sống cao, nhờ khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế đạt hiệu quả. Nguồn thủy điện dồi dào và rẻ là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.

Bình luận (0)
Uyển Nhi Trần
26 tháng 5 2016 lúc 22:40

He he em ko hahabiết Bài 55 : Kinh tế Châu Âu

Bình luận (0)
Ngoss Hưng
21 tháng 10 2016 lúc 14:24

???

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 21:33

Tham khảo

- Cơ cấu công nghiệp của Liên bang Nga rất đa dạng, gồm các ngành truyền thống và các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Công nghiệp khai thác than: là nước khai thác than đứng thứ 5 thế giới, chiếm 5,3% sản lượng thế giới; là một trong những quốc gia xuất khẩu than hàng đầu thế giới. Than khai thác nhiều ở vùng Viễn Đông và Xi-bia.

+ Công nghiệp khai thác dầu khí: có sản lượng khai thác dầu mỏ chiếm 12,5% và khí tự nhiên chiếm 16,6% tổng sản lượng của thế giới (2020). Tập trung ở Xi-bia, U-ran, ven biển Ca-xpi.

 

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại: khai thác nhiều quặng, là một trong số các quốc gia đứng đầu về sản xuất vàng và quặng sắt.

+ Công nghiệp điện lực có cơ cấu đa dạng (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…), phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện cao, đạt 1085,4 tỉ kWh, chiếm 4% sản lượng thế giới.

+ Công nghiệp luyện kim phát triển từ rất sớm, đứng thứ 4 về xuất khẩu thép, có nhiều trung tâm luyện kim lớn: Ê-ca-ten-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt,…

+ Công nghiệp hàng không vũ trụ: là cường quốc, có nhiều tên lửa phóng lên quỹ đạo từ chính sân bay vũ trụ ở đất nước. Có nhiều viện nghiên cứu khoa học,

 

văn phòng thiết kế và nhà máy chế tạo, đạt được nhiều thành tựu trong công nghệ thực hiện chương trình tàu vũ trụ có người lái.

+ Công nghiệp đóng tàu là ngành truyền thống, đóng được nhiều loại tàu khác nhau: tàu ngầm, tàu sân bay, tàu phá băng nguyên tử,…

+ Công nghiệp thực phẩm phát triển mạnh, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu như: khoai tây, rau quả, cá đóng hộp,…

 

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
6 tháng 11 2017 lúc 2:30

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

Bình luận (0)
marian
Xem chi tiết
Phạm Trần Ái Ly
3 tháng 4 2016 lúc 20:31

1) Khí hậu ấm, ẩm của Tây - Trung Âu. Khí hậu mùa hạ nóng, mùa đông ấm, mưa Địa Trung Hải thích hợp với vật nuôi cây trồng trên.

2) ko biết 

vui

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
13 tháng 2 2016 lúc 11:17

a) Các trung tâm công nghiệp, quy mô, cơ cấu ngành của mỗi trung tâm công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.

- Thành phố Hồ Chí Minh quy mô rất lớn : trên 120 nghìn tỉ đồng

- Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu : quy mô lớn từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng

- Tân An, Mỹ Tho : quy mô nhỏ dưới 9 nghìn tỉ đồng

b) Thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta

- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long); Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa

- Dân cư đông, nguồn lai động dồi dào, có chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt và đồng bộ

- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
7 tháng 3 2017 lúc 16:33

HƯỚNG DẪN

- Tài nguyên khoáng sản đa dạng:

+ Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt... làm nhiên liệu để phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.

+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crôm, thiếc, chì, kẽm... để phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.

+ Khoáng sản phi kim loại: apatit, pirit, phôtphorit... để phát triển công nghiệp hóa chất.

+ Vật liệu xây dựng: sét, đá vôi... để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.

- Nguồn thủy năng phong phú ở sông, suối... làm cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng (thủy điện).

- Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; từ đó cung cấp nguyên liệu dồi dào và phong phú để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

Bình luận (0)