Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 2:32

(*) Tham khảo: thông tin về một số ngành công nghiệp tiêu biểu ở Hoa Kỳ
- Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng:
+ Là ngành đứng hàng đầu thế giới, thu hút gần 2 triệu lao động, đóng góp hơn 870 tỉ USD vào GDP, tổng giá trị hàng xuất khẩu của ngành này đạt hơn 90 tỉ USD (năm 2020).
+ Các sản phẩm nổi bật là máy bay, linh kiện, các loại vũ khí hiện đại,...
+ Ngành này phát triển mạnh ở các bang Oa-sinh-tơn, Ca-li-phoóc-ni-a; các bang ở phía nam như: Tếch-dát, Phlo-ri-đa và một số bang ở phía đông bắc.
- Ngành điện tử - tin học:
+ Là ngành tạo ra doanh thu lớn và thu hút lượng lao động với hơn 12 triệu việc làm ở Hoa Kỳ (năm 2020).
+ Các sản phẩm phần mềm, linh kiện điện tử và dịch vụ công nghệ của Hoa Kỳ cung cấp cho hầu hết thị trường các quốc gia trên thế giới.
+ Ngành này phân bố chủ yếu ở các bang như: Ô-ri-gơn, Ca-li-phoóc-ni-a, Tếch-dát ở phía nam và bang Ma-xa-chu-xét ở phía đông bắc,...
- Ngành công nghiệp hóa chất:
+ Là một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ.
+ Các sản phẩm của ngành chiếm hơn 15% thị trường toàn cầu.
+ Các bang vùng Đông Bắc phát triển mạnh về ngành này như Ô-hai-ô, I-li-noi, một số bang ở phía nam và ven Thái Bình Dương như Lu-si-a-na, Hiu-xtơn, Xan-Phran-xi-xcô,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 19:42

Tham khảo:

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Tây Nam Á là khu vực nằm ở Tây Nam của châu Á. Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn, chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới. 

Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Nguồn tài nguyên quan trọng nhất ở khu vực Tây Nam Á là dầu mỏ và khí tự nhiên. Các mỏ dầu của khu vực Tây Nam Á phân bố chủ yếu ở Ven vịnh Pec – xích.

Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác rất lớn, sản lượng cao nhất trong các khu vực (21356,6 nghìn thùng/ngày). Chiếm hơn 50% trữ lượng dầu mỏ thế giới, Tây Nam Á là khu vực cung cấp phần lớn lượng dầu thô trên thị trường thế giới.

Hiện nay nhu cầu sử dụng dầu mỏ và khí tự nhiên của thế giới rất lớn, Tây Nam Á có khả năng cung cấp hơn 40% nhu cầu dầu mỏ của thế giới.

Việc nắm giữ trữ lượng dầu mỏ lớn mang đến nguồn thu rất lớn cho các nước Tây Nam Á, giúp thu về nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu dầu mỏ.

Tuy nhiên cũng có nhiều khó khăn do việc sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn đó là Tây Nam Á trở thành mục tiêu nhòm ngó của nhiều cường quốc, nhiều tổ chức nhằm thao túng, giành giật quyền lợi từ dầu mỏ dẫn đến tình trạng bất ổn định về chính trị.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:21

Tham khảo!

 

♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.

- Hoạt động xuất khẩu

+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.

+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...

+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...

- Hoạt động nhập khẩu

+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.

+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…

+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..

- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.

♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:

- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.

- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.

- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.

+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...

+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:35

Tham khảo

- Trữ lượng dầu mỏ:

+ Tây Nam Á được biết đến là khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn. Theo số liệu thống kê của Tập đoàn dầu khí BP, tính đến năm 2020, tổng trữ lượng dầu mỏ đã được xác định ở khu vực Tây Nam Á đạt 113,2 tỉ tấn (chiếm khoảng 46.3% so với tổng trữ lượng dầu mỏ của thế giới).

+ Nhiều quốc gia trong khu vực Tây Nam Á có trữ lượng dầu lớn, như: A-rập Xê-út (trữ lượng 40,9 tỉ tấn, chiếm khoảng 16,7% so với thế giới); I-ran (trữ lượng 21,7 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.9% so với thế giới); I-rắc (trữ lượng 19,6 tỉ tấn, chiếm khoảng 8.1% so với thế giới); Cô-oét (trữ lượng 14 tỉ tấn, chiếm khoảng 5.7% so với thế giới),…

- Sản lượng khai thác:

+ Trong giai đoạn từ năm 1970 - 2020, sản lượng dầu thô khai thác của khu vực Tây Nam Á liên tục tăng. Năm 2020, sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực này đạt 1297.3 triệu tấn, gấp 1.87 lần so với năm 1970 và chiếm khoảng 31.1% tổng sản lượng dầu thô khai thác được của toàn thế giới. Ả-rập Xê-xút, I-ran, I-rắc, Cô-oét,… là những quốc gia dẫn đầu về sản lượng dầu thô khai thác được của khu vực Tây Nam Á.

+ Tây Nam Á cũng là khu vực có sản lượng dầu thô xuất khẩu lớn. Năm 2020, sản lượng dầu thô xuất khẩu của khu vực này đạt 874,9 triệu tấn (chiếm khoảng 41.5% so với thế giới). Các nước dẫn đầu về sản lượng xuất khẩu dầu thô ở Tây Nam Á là: Ả-rập Xê-xút, I-ran, Cô-oét,…

 

- Các giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên dầu mỏ ở khu vực Tây Nam Á

+ Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, thăm dò nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, nước sâu, xa bờ gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.

+ Thứ hai, nâng cao hệ số thu hồi dầu, tận thu các mỏ nhỏ, khối sót cận biên. Rà soát, có chiến lược chủ động và hiệu quả trong hợp tác về tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài.

+ Thứ ba, phát triển công nghiệp khí; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

+ Thứ tư, tiếp tục thu hút đầu tư trong lĩnh vực lọc - hóa dầu theo hướng chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm xăng dầu, chủ động đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Bình luận (0)
Triệu Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Hquynh
11 tháng 11 2021 lúc 21:30

Tham Khảo ;-;

Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tháng 9 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng 47,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trừ than đá, các mặt hàng khác trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận lợi về giá xuất khẩu.
Lượng xuất khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu thô tăng 14,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là than đá giảm 27% và xăng dầu giảm 5%.

Bình luận (1)
Thu Hằng
Xem chi tiết
Hà Phan Hoàng	Phúc
16 tháng 12 2021 lúc 20:50

Tính riêng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản tháng 9 ước đạt 1,07 tỷ USD, tăng 16% so với tháng 8 và tăng 47,5% so với cùng kỳ năm 2011. Trừ than đá, các mặt hàng khác trong nhóm đều tiếp tục gặp thuận lợi về giá xuất khẩu.
Lượng xuất khẩu của các mặt hàng cũng tăng so với tháng trước khiến cho kim ngạch xuất khẩu tháng 9 tăng 16% so với tháng 8.
Tính chung 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của cả nhóm tăng 4,8% so với cùng kỳ, trong đó dầu thô tăng 14,7%, quặng và khoáng sản khác tăng 2,5%, hai mặt hàng còn lại là than đá giảm 27% và xăng dầu giảm 5%.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thu Hằng
16 tháng 12 2021 lúc 20:56

Cảm ơn bạn nhá

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phạm Lê Mai Thanh
20 tháng 12 2022 lúc 20:09

Trên thế giới hiện nay, các loại nhiên liệu, khoáng sản khá nhiều nhưng tình trạng khai thác bất hợp pháp đang khiến các loại nhiên liệu này dần cạn kiệt. Đặc biệt là nhiên liệu hóa thạch và dầu khí. Chúng được sử dụng vào giữ ấm, đun nấu,... Việt Nam hiên đang không cho phép xuất khẩu các loại khoáng sản này

 

Bình luận (0)
Nghiệp Trần
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết

Ví dụ: Động Phong Nha: Khám phá vẻ đẹp kỳ quan đệ nhất động

Động Phong Nha là điểm đến hấp dẫn mà mọi tín đồ đam mê khám phá không nên bỏ lỡ. Tại đây, bạn không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên non nước hữu tình, đẹp như tranh vẽ mà còn được tận mắt khám phá bàn tay kỳ diệu của tạo hóa từ thuở xa xưa.

Động Phong Nha nằm trong vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, là Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới về phía Tây Bắc khoảng 45km.

Trong các hang động thì Phong Nha thật sự nổi bật nhất với chiều dài khảo sát lên tới gần 8km, có nhiều hang động đẹp, thạch nhũ bắt mắt. Tất cả làm nên vẻ đẹp hùng vĩ, mang tới cảm giác lý thú, thư thái và dễ chịu cho du khách tới đây tham quan.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 22:28

 Tham khảo: Thông tin về khoáng sản than đá ở Việt Nam

- Trữ lượng: Tổng trữ lượng, tài nguyên toàn ngành than tính đến thời điểm 31/12/2020 là 47.623 triệu tấn than (bảng 1), trong đó:

+ Bể than Đông Bắc: 5.168 triệu tấn;

+ Bể than sông Hồng: 41.910 triệu tấn;

+ Các mỏ than Nội địa: 202 triệu tấn;

+ Các mỏ than địa phương: 15 triệu tấn;

+ Các mỏ than bùn: 328 triệu tấn;

Do các bể than phân bố tại khu vực thềm lục địa Việt Nam chưa được điều tra, đánh giá nên tài nguyên than của các bể than trên chưa được dự báo.
loading...
 

- Đặc điểm phân bố: Than Việt Nam phân bố ở cả ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam; có ở trong đất liền và vùng thềm lục địa Việt Nam:

+ Than phần đất liền Việt Nam: phân bố trên 06 bể than chính là: Đông Bắc, An Châu, Lạng Sơn, sông Hồng, Nông Sơn, sông Cửu Long. Ngoài các bể than chính trên, còn có một số khu vực chứa than nhỏ, nằm phân tán như: sông Đà (Mường Lựm, Suối Bàng, Đồi Hoa...), Nghệ Tĩnh (Đồng Đỏ, Hương Khê), sông Chảy (Hồng Quang)..., trong đó trữ lượng, tài nguyên than tập trung tại bể Đông Bắc và bể Sông Hồng.

+ Than phần thềm lục địa Việt Nam phân bố tại 08 bể: ngoài khơi sông Hồng, Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu, trong đó có 04 bể than có triển vọng là sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Tư Chính - Vũng Mây và Malay - Thổ Chu. Các bể than mới được nghiên cứu dựa trên các tài liệu địa chấn trong công tác tìm kiếm dầu khí.

(Nguồn: Bộ Công thương, Báo cáo thuyết minh: Chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)

Bình luận (0)