Quan sát Hình 41.1, em hãy kể tên các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh.
Phân loại các nhân tố trong môi trường sống của cây xanh ở Hình 41.1 vào nhóm nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
Tham khảo!
Nhân tố vô sinh | Nhân tố hữu sinh |
Nhiệt độ, ánh sáng, gió, độ ẩm, nồng độ CO2, nồng độ O2. | Con người, châu chấu, con bò, cỏ. |
Quan sát hình 41.1, nêu tên một số loài sinh vật có trong quần xã và mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống.
Tham khảo!
- Một số loài sinh vật trong quần xã trong hình: Voi, hươu cao cổ, nai, ngựa vằn, tê giác, cây gỗ, chim,…
- Mối quan hệ giữa quần xã sinh vật với môi trường sống: Các sinh vật trong quần xã tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường và tác động qua lại với các sinh vật khác tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Quan sát hình 17.1, kể tên các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô. Những yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô?
Tham khảo!
- Các yếu tố môi trường tác động đến cây ngô gồm: Nước, ánh sáng, nhiệt độ, dinh dưỡng khoáng, sinh vật,…
- Ảnh hưởng của các yếu tố này đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô: Các yếu tố môi trường ảnh hưởng sự tồn tại của cây; các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể; tốc độ sinh trưởng; sự nảy mầm, sự ra hoa, phát sinh hình thái của các cơ quan;… \(\rightarrow\) Sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô chịu tác động bởi các yếu tố môi trường ngoài.
Quan sát hình 30.1 và trả lời câu hỏi:
1. Nhận xét về hình dạng của nguyên sinh vật
2. Kể tên các môi trường sống của nguyên sinh vật. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.
1. Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo silic), hình thoi, hình giày (trùng giày),… hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình)
2. Nguyên sinh vật thường sống ở cơ thể sinh vật khác, môi trường nước,…
Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng.
- Tên các loài thực vật trong hình: cây dừa, cây hoa súng.
- Thực vật có thể sống ở trên cạn hoặc dưới nước.
Trong bài thực hành tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương nhóm bạn: Khải,Tú , Phương được phân công quản sát khu vực nhiều mảnh ngói vụn và nhiều nhà đang xây ? A, em hãy kể tên các tác nhân gây ô nhiễm môi trong khu vực đã quan sát, mỗi tác nhân gồm những thành phần nào? B, ý kiến của em về việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt hiện nay để hạn chế tác hai , chúng ta cần phải làm gì? Các bạn ơi giúp mk với
-Quan sát hình 41.1 và 42.1,nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ. Sự phân bố các kiểu khí hậu có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ?
-Trình bày các kiểu môi trường chính ở Trung và Nam Mĩ ?
-Quan sát hình 41.1 và 42.1, Giải thích vì sao dải đất phía tây An-đet lại có hoang mạc ?
1:
-Các kiểu khí hậu ở Trung và Nam Mĩ là:
+Khí hậu xích đạo
+Khí hậu cận xích đạo
+Khí hậu nhiệt đới
+Khí hậu cận nhiệt đới
+Khí hậu ôn đới
-Mối quan hệ giữa sự phân bố kiểu khí hậu này với dự phân bố địa hình:
+Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới
Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.Câu 1: Môi trường sống là gì? Kể tên các loại môi trường sống? Cho ví dụ.
Câu 2 : Nhân tố sinh thái là gì? Đặc điểm các nhóm nhân tố sinh thái trong môi trường? Cho ví dụ?
ai làm hộ em 2 câu sinh này với
Câu 1:Cơ thế sinh vật cũng được coi là môi trường sống khi chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. Ví dụ: cây xanh là môi trường sống của vi sinh vật và nấm kí sinh; ruột người là môi trường sống của các loài giun, sán,...
Câu 2:-Nhân tố sinh thái là những ảnh hưởng của sinh vật xung quanh bởi sự tác động của môi trường xung quanh. Những tác động trên đã làm thay đổi đi tập tính của mọi sinh vật như: Ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng, mức độ sinh sản, mức độ phát triển… Từ những tác động của nhân tố sinh thái, nên các sinh vật đã thích nghi và tạo thành những đặc điểm riêng.
Hãy giải thích các khái niệm đưa ra trong các ô của hình 47.3, giải thích sơ đồ theo chiều mũi tên.
Hình 47.3. Sơ đồ quan hệ giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi trường
* Các khái niệm:
- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quang sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
- Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
- Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh, trong đó nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật.
- Các cấp tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
- Loài: là một hoặc một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có sức sống và có khả năng sinh sản với các nhóm quần thể khác.
- Quần thể: là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.
- Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.
* Giải thích sơ đồ:
- Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.
- Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,… và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
- Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.