Tìm hiểu về thông tin một sản phẩm xuất khẩu của Đông Nam Á.
Tìm kiếm thông tin về một hoạt động kinh tế của khu vực Tây Nam Á (các ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu,…)
(*) Tham khảo: Ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE)
- Công nghệ nông nghiệp (AgTech) và chương trình an ninh lương thực của UAE:
+ AgTech bao gồm các phương pháp nông nghiệp tiên tiến, khác biệt với cách canh tác truyền thống, do đó AgTech được xem là một giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE nhằm giảm 90% thực phẩm mà nước này hiện đang nhập khẩu.
+ Chính phủ UAE đã thực hiện các chính sách như canh tác nông nghiệp trong môi trường có kiểm soát (controlled-environment agriculture - CEA), sử dụng công nghệ cao đối với sản xuất thực phẩm, quản lý đầu vào nông nghiệp đúng cách và tối đa hóa sản lượng, kết nối các doanh nghiệp nông nghiệp với các cơ quan chính phủ để cung cấp các giải pháp về CEA nhằm thực hiện một môi trường kinh doanh thuận lợi cho sự đổi mới.
+ Phổ biến nhất của AgTech trong lĩnh vực nông nghiệp UAE là sử dụng cảm biến làm tăng năng suất cho các dự án nông nghiệp quy mô lớn và các trang trại hữu cơ nhỏ. Các thiết bị GPS trang bị cảm biến được sử dụng để kiểm soát cây trồng cũng như việc tận dụng tối đa đất và nước, và điều tiết ánh sáng bằng công nghệ cho phù hợp với từng loại cây trồng. Nuôi trồng thủy sản, nông trại thẳng đứng, sử dụng cảm biến và sử dụng máy bay điều khiển từ xa… là một số công nghệ đang được sử dụng ở UAE để tối đa hóa sản xuất cây trồng trong khi vẫn đảm bảo tốt các nguồn lực khác.
- Nông trại thẳng đứng được xác định là giải pháp cho các vấn đề an ninh lương thực của UAE:
+ Nông trại thẳng đứng là hình thức canh tác với việc thực vật được trồng theo chiều dọc nhiều tầng trong môi trường trong nhà, nơi các yếu tố môi trường có thể được kiểm soát chặt chẽ.
+ Các trang trại thẳng đứng thường sử dụng ánh sáng nhân tạo, điều chỉnh độ ẩm, kiểm soát nhiệt độ và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, cho phép sản xuất rau với số lượng lớn quanh năm mà không cần đất, ánh sáng mặt trời và hóa chất.
1 Triều đại pk TQ nào đã xâm lược nc ta ? Hãy kể về một thất bại trong các cuộc xâm lược đó mà e bik
2 Em có bik di sản văn hóa nào thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa TQ , Ấn Độ ?
3 Tìm hiểu thông tin về CAmpuchia
4 Tìm hiểu thông tin về Vương quốc Lan XAng
5 HÃy miêu tả về một công trình kiến trúc về các Đông NAm Á thời pk
1. các triều đại xâm lược trung quốc :
hán : thất bại năm 40 , khởi nghĩa 2 bà trưng
lương
đường
nam hán : thất bại năm 938 trên sông bạch đằng
tống : thất bạ năm 968 và trên sông như nguyệt năm 1077 .
nguyên : 3 lần thất bại .
minh : thất bại trong khởi nghĩa lam sơn .
thanh : thất bại trong khởi nghĩa tây sơn .
Triều đại Tống ,Hán ,Thanh,Minh .Xâm lược thời Hán :Năm 938 vua Nam Hán sai con trai là Hoành Tháo sang xâm lược nước ta.Ngô quyền khéo léo dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến giả vời thua để dụ dịch vào trung tâm mai phục hai bên bờ sông Bạch Đằng , Hoành Tháo thúc quân đuổi theo ,lợi dụng thủy triều rút , Ngô Quyền cho xả tên ra lệnh cho toàn quân đánh lại Hoành Tháo cho quân chạy ra đến cửa sông thì bị cọc nhọn đâm phải thuyền bị chìm quân địch phần bị giết ,phần bị chết đuối thiệt hại quá nữa Hoành Tháo cũng bỏ mạng nơi đây ,đội quân xâm lược đại bại
Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu về triển vọng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Giàu tiềm năng phát triển chăn nuôi. Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, chăn nuôi thông minh … không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu.
Đọc thông tin sách giáo khoa tìm hiểu những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc của châu Á và Đông Nam Á
tham khao:
- Hoàn cảnh: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
- Các phong trào tiêu biểu: Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực của lục địa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a. Đó là:
+ Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
+ Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ (1921 - 1924) đưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Gan-đi đứng đầu.
+ Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) đưa tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì,...
- Điểm mới:
+ Trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân đã tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Các Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.
Dựa vào bảng 11.5, hãy vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2015 - 2020.
Từ biểu đồ đã vẽ, bảng 11.5 và các tư liệu thu thập được, hãy nhận xét, phân tích và truyền đạt thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của khu vực Đông Nam Á.
Tham khảo:
- Biểu đồ
Nhận xét
- Về hoạt động xuất khẩu:
+ Xuất khẩu từ Đông Nam Á đã vượt qua mức trước đại dịch khi đà phục hồi kinh tế của Mỹ và Trung Quốc giúp cải thiện nhu cầu đối với các sản phẩm của khu vực. Trị giá xuất khẩu năm 2020 đạt 1676,3 tỉ USD, tăng 170,3 tỉ USD so với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1506 tỉ USD.
+ Thái Lan, Việt Nam và 3 nền kinh tế lớn khác trong khối ASEAN đã báo cáo doanh số xuất khẩu trong tháng 6 này vượt con số vào cùng kỳ của năm 2019. Một trong những động lực lớn nhất của sự cải thiện này là nhu cầu tăng vọt đối với thiết bị bán dẫn được sản xuất ở các nước ASEAN.
+ Các mặt hàng xuất khẩu của Đông Nam Á phải hứng chịu tổn thất lớn vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 kìm hãm hoạt động kinh tế và số ca nhiễm bùng phát dữ dội ở các nền kinh tế phát triển. Nhưng bức tranh xuất khẩu của khu vực bắt đầu phục hồi kể từ đầu năm 2021.
- Về hoạt động nhập khẩu:
+ Trong khi lương thực chính của ASEAN là gạo, nhu cầu về lúa mì, đậu tương và ngô đã tăng lên trong thập kỷ qua - mức tăng mà sản lượng ASEAN không thể đáp ứng được. Đậu tương và ngô đã trở nên đặc biệt quan trọng như thức ăn chăn nuôi cần thiết để hỗ trợ nhu cầu chăn nuôi tăng trưởng theo cấp số nhân. Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải nhập khẩu lớn từ bên ngoài ASEAN.
+ Giá trị nhập khẩu của ASEAN năm 2020 đạt 1526,6 tỉ USD, tăng lên rõ rệt so với năm 2015 (1381,5 tỉ USD). Tình trạng mất an ninh lương thực đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của ASEAN đối với sự gián đoạn trong nhập khẩu thực phẩm. Một số nước hiện đang ưu tiên sản xuất nội địa hóa và chuỗi cung ứng ngắn hơn, đáng tin cậy hơn.
Tìm hiểu và kể tên sản phẩm chính của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm của Việt Nam được xuất khẩu.
- Sản xuất hàng tiêu dùng: quần áo, giày dép, xơ và sợi dệt…
- Công nghiệp thực phẩm: tôm – cá đông lạnh, các loại sữa (sữa hạt, sữa đậu nành từ thương hiệu Vinamilk, Vinasoy,…), tương ớt, mì ăn liền,…
Tại sao indonexia sản xuất lúa gạo lớn nhất ở đông nam á nhưng không đứng đầu về xuất khẩu Giúp mình vs ạ
Indonesia sản xuất lúa gạo lớn nhất ở Đông Nam Á nhưng không đứng đầu về xuất khẩu vì có một sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trước hết, Indonesia có một dân số đông đúc và nhu cầu nội địa cao cho lúa gạo, điều này làm giảm khả năng dành sản phẩm cho xuất khẩu. Thêm vào đó, một phần lớn của sản lượng lúa gạo tại đây thuộc loại gạo không phải là loại cao cấp, không đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao của thị trường quốc tế. Hạ tầng và công nghệ cũng có thể hạn chế khả năng sản xuất và cung cấp gạo chất lượng cao. Ngoài ra, Indonesia còn phải cạnh tranh với các nước khác trong khu vực như Việt Nam và Thái Lan, những quốc gia có ưu thế cạnh tranh về giá và chất lượng gạo. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Indonesia, mặc dù họ có sản lượng lúa gạo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
a) Hãy nêu tác động của sông ngòi đến đời sống và sản xuất của người dân Đông Nam Á.
b) Em hãy kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Dựa vào hình 11.9, hãy nhận xét về cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 - 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á.
Hình 11.9. Biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
Biểu đồ hình 11.9 cho thấy, cán cân thương mại trong giai đoạn 1990 - 2004 của một số nước Đồng Nam Á có sự chênh lệch lớn:
- Xin-ga-po: năm 1990, cán cân thương mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại đạt giá trị dương (xuất siêu). Năm 2004, cán cân thương mại lớn hơn năm 2000.
- Thái Lan: năm 1990 cán cân thương, mại âm (nhập siêu). Năm 2000 và 2004, cán cân thương mại dương (xuất siêu), nhưng giá trị xuất siêu không lớn.
- Việt Nam: năm 1990, giá trị xuất nhập, nhập khẩu không đáng kể. Năm 2000 và 2004, giá trị xuất, nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm, nhưng cán cân thương mại luôn ở tình trạng xuất siêu, mặc dù năm 2000, xuất và nhập khẩu có xu hướng cân bằng.
- Mi-an-ma: năm 1990 và 2004, cán cân thương mại tuy dương, nhưng tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị xuất nhập khẩu quá nhỏ bé.