Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
3 tháng 8 2023 lúc 9:48

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng ngàn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập với nhiều nền văn hóa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
14 tháng 8 2023 lúc 0:29

Tham khảo

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 17:19

Tham khảo:
- Một số ngành công nghiệp quan trọng của Đông Nam Á: cơ khí, điện tử - tin học, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, khai thác khoáng sản,...
- Nguyên nhân làm cho công nghiệp Đông Nam Á phát triển:
Nguồn nguyên liệu dồi dào
Lao động đông
Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 8 2023 lúc 20:14

Tham khảo:
loading...

Bình luận (0)
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
12 tháng 1 2017 lúc 12:48

HƯỚNG DẪN

- Biển Đông là một biển rộng, trong đó vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 với hàng ngàn hòn đảo. Bên cạnh những ảnh hưởng to lớn đến thiên nhiên nước ta, Biển Đông giàu có tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông biển và du lịch biển đảo. Phát triển các ngành kinh tế biển trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta tạo điều kiện đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Các đảo và quần đảo trong Biển Đông nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các bộ phận của vùng biển, các đảo và quần đảo là sự bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đất nước và góp phần bảo vệ an ninh của Tổ quốc.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
8 tháng 8 2023 lúc 17:16

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ tập trung ở 3 khu vực chính:

+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa: Môn-trê-an, Tô-rôn-tô, Niu Y-oóc, Phi-la-đen-phi-a.

+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ: Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Át-lan-ta.

+ Tây Nam Hoa Kỳ: Xan Phran-xi-xcô, Lốt An-giơ-lét.

- Những ngành công nghiệp quan trọng của các trung tâm này:

+ Môn-trê-an: luyện kim màu, cơ khí, điện tử, dệt may.

+ Tô-rôn-tô: luyện kim đen, sản xuất ô tô, điện tử, dệt may.

+ Niu Y-oóc: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, luyện kim đen.

+ Phi-la-đen-phi-a: hóa chất, chế biến nông sản, dệt may, điện tử.

+ Hiu-xtơn: luyện kim đen, đóng tàu, chế tạo máy bay, điện tử, hóa chất.

+ Niu Oóc-lin: đóng tàu, chế tạo máy bay, luyện kim màu, hóa chất,

+ Át-lan-ta: dệt may, chế tạo máy bay, luyện kim màu, chế biến nông sản.

+ Xan Phran-xi-xcô: chế biến nông sản, hóa chất, điện tử, cơ khí.

+ Lốt An-giơ-lét: đóng tàu, chế tạo máy bay, chế biến nông sản, dệt may.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
20 tháng 7 2023 lúc 9:14

Tham khảo!!!

Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai:

+ Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo và quần đảo trên của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

+ Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
15 tháng 8 2023 lúc 9:41

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

Bình luận (0)