Cho các dụng cụ:
• 02 đồng hồ đo điện đa năng;
• 02 pin 1,5 V;
• 01 điện trở 10Ω;
• 01 biến trở 100Ω;
• Dây nối; công tắc; bảng để lắp mạch điện.
Thảo luận để lựa chọn phương án và thực hiện phương án, đo suất điện động và điện trở trong của pin.
Để đo hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn, ta có các dụng cụ: Vôn kế, ampe kế, đồng hồ đo điện đa năng. Ta sử dụng dụng cụ nào để đo hiệu điện thế?
Để đo hiệu điện thế ta có thể dùng vôn kế hoặc đồng hồ đo điện đa năng sử dụng chức năng vôn kế
Đồng hồ đo điện đa năng hiện số là một dụng cụ đo điện có rất nhiều chức năng khi muốn sử dụng đồng hồ để đo theo đúng mục đích thì cần điều chỉnh thang đo và chốt cắm phù hợp, phải chú ý đến các quy tắc sử dụng, nếu không sẽ không đo được kết quả,hoặc có thể làm hỏng đồng hồ. Khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số, điều nào sau đây không cần thực hiện?
A. Không đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá giới hạn thang đo đã chọn
B. Phải ngay lập tức thay pin khi đồng hồ đo xong
C. Nếu không biết rõ các giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, thì phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn
D. Không chuyển thang đổi thang đo khi đang có điện đưa vào hai cực của đồng hồ
Điện năng được đo bằng dụng cụ nào dưới đây?
A. Ampe kế.
B. Công tơ điện
C. Vôn kế.
D. Đồng hồ đo điện đa năng
Làm một pin đơn giản bằng các dụng cụ sau: mảnh đồng, mảnh tôn, một quả chanh và các dây dẫn điện. Dùng đồng hồ đo điện đa năng để đo hiệu điện thế giữa mảnh đồng và mảnh tôn. Đề xuất biện pháp để tăng suất điện động của pin này.
tham khảo.
- Em làm pin theo link hướng dẫn sau:
https://www.youtube.com/watch?v=e7_lz9vQ1e0
- Đề xuất biện pháp
+ Tăng số nguồn điện bằng cách: Mắc nối tiếp các pin (cực âm củɑ pin này nối với cực dương của pin kiɑ) có thể tạo ra nguồn điện lớn hơn.
+ Thay cặp kim loại khác có điện áp cao hơn, ví dụ như: magnesi – đồng.
Cho các dụng cụ: 01 đồng hồ đo điện đa năng, 01 pin 1,5 V, 01 biến trở 100 Ω, 01 bóng đèn sợi đốt loại 1,5V, dây điện, công tắc, bảng để lắp mạch điện.
Thực hiện thí nghiệm minh hoạ cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh yếu của dòng điện.
Với các dụng cụ thí nghiệm trên ta có thể đưa ra phương án như sau:
Mắc các thiết bị đã cho thành sơ đồ mạch điện như hình vẽ dưới đây:
Thực hiện thí nghiệm: Thay đổi điện trở của biến trở bằng cách di chuyển con chạy sẽ thấy đèn sáng mạnh yếu khác nhau vì điện trở của toàn mạch đã bị thay đổi dẫn đến cường độ dòng điện qua đèn thay đổi.
Câu 9: Đâu không phải là tên dụng cụ cơ khí
Thước
Panme
Đồng hồ vạn năngCâu 7: Quan sát hình sau và cho biết đây là đồng hồ đo điện nào?
Vôn kế.
Ampe kế.
Đồng hồ vạn năng.
Công tơ điện.
câu 9 : Đồng hồ vạn năng
câu 7: bạn đưa hình đi
Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu mạch RLC mắc nối tiếp. Dùng một đồng hồ đo điện đa năng lí tưởng để đo điện trở thuần R trong mạch. Khi đo điện áp giữa hai đầu điện trở với thang đo 100 V, thì kim chỉ thị của đồng hồ ở vị trí như hình vẽ. Khi đo cường độ dòng điện qua mạch với thang đo 1A, thì kim chỉ thị của đồng hồ vẫn ở vị trí như cũ. Lấy sai số dụng cụ đo là nửa độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo điện trở được viết là:
A. R = 100 ± 2 Ω
B. R = 100 ± 7 Ω
C. R = 100 ± 4 Ω
D. R = 100 ± 0 , 1 Ω
Đáp án: B
Khi đo hiệu điện thế hai đầu điện trở ta có U=26V, ∆U = 1V
Khi đo cường độ dòng điện ta có I=0,26A và ∆I = 0,01A
R=U/I = 100Ω, δR = δU + δI
Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu mạch RLC mắc nối tiếp. Dùng một đồng hồ đo điện đa năng lí tưởng để đo điện trở thuần R trong mạch. Khi đo điện áp giữa hai đầu điện trở với thang đo 100 V, thì kim chỉ thị của đồng hồ ở vị trí như hình vẽ. Khi đo cường độ dòng điện qua mạch với thang đo 1A, thì kim chỉ thị của đồng hồ vẫn ở vị trí như cũ. Lấy sai số dụng cụ đo là nửa độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo điện trở được viết là
A. R = 100 ± 2 Ω
B. R = 100 ± 8 Ω
C. R = 100 ± 4 Ω
D. R = 100 ± 0 , 1 Ω
Sử dụng đồng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn. Đồng hồ chỉ 2,5 kWh. Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng 2,4 kWh. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng trong trường hợp này có còn đúng không?
- Định luật bảo toàn năng lượng vẫn đúng trong trường hợp này.
- Vì trong trường hợp này, ta chỉ tính toán năng lượng tiêu thụ trên đèn, mà chưa tính đến năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải.
+ Đồng hồ đã đo đúng vì nó đo cả năng lượng đã tiêu thụ trên cả bóng đèn và năng lượng hao phí trên đường dây truyền tải.