Quan sát hình 13.5, mô tả quá trình truyền tinh qua synapse hóa học.
Quan sát Hình 17.7, hãy trình bày cơ chế truyền tin qua synapse hóa học.
Tham khảo:
- Xung thần kinh lan truyền đến chùy synapse và làm Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy synapse.
- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hóa học đi qua khe synapse đến màng sau.
- Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau gây xuất hiện điện thế họat động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành lan truyền đi tiếp
Quan sát Hình 17.7, hãy:
a) Mô tả cấu tạo của synapse hóa học
b) Cho biết dựa vào đặc điểm nào mà người ta gọi là "synapse hóa học"
a, Cấu tạo synapse hóa học gồm 3 bộ phận:
- Chùy synapse: Ngoài có màng bao bọc gọi là màng trước synapse. Trong chùy synapse có chứa ty thể và các bóng chứa chất trung gian hóa học (axêtincôlin, norađrênalin, đôpamin, serôtônin,.....)
- Khe synapse: Là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau synapse.
- Phần sau synapse: Trên màng có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học. Có các enzim đặc hiệu có tác dụng phân giải chất trung gian hóa học. Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin.
b, Dựa vào bản chất truyền tin qua synapse.
Khi nói về sự truyền tin qua synapse, cho các phát biểu dưới đây:
I. Mỗi synapse có chứa một loại chất trung gian hóa học.
II. Điện thế hoạt động khi lan đến chùy synapse sẽ kích thích quá trình giải phóng các túi chứa chất trung gian hóa học giải phóng sản phẩm của mình vào khe synapse.
III. Nếu các thụ thể ở màng sau synapse bị ức chế, quá trình truyền tin đến tế bào đó sẽ bị ngưng trệ.
IV. Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau synapse làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Đáp án B
Khi nói về sự truyền tin qua synapse, các phát biểu đúng: I, II, III, IV
Quan sát Hình 8.4 và cho biết các cơ quan tham gia vào quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học, kể tên và mô tả hình thức tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa người bằng cách hoàn thành Bảng 8.1
Cơ quan | Tiêu hóa cơ học | Tiêu hóa hóa học |
Miệng | x |
|
Thực quản | x |
|
Túi mật |
| x |
Gan |
| x |
Dạ dày |
| x |
Ruột non |
| x |
Ruột già |
| x |
Trực tràng | x |
|
Hậu môn | x |
|
Quan sát hình 1.1 và mô tả quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới.
- Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành nhiệt năng và 1 phần khác được các sinh vật quang tự dưỡng hấp thu.
- Sinh vật quang tự dưỡng chuyển năng lượng ánh sáng thành các nguồn năng lượng hóa học khác thông qua quá trình quang tự dưỡng.
- Nguồn năng lượng sinh vật quang tự dưỡng tổng hợp là nguồn cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ.
- Khi hết khả năng sống thì sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ) đều là nguồn cung cấp cho sinh vật phân giải và cũng chuyển thành nhiệt năng.
Quan sát hình 1.2 và mô tả các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.
Giai đoạn tổng hợp
- Năng lượng hóa học được tích lũy trong các chất hữu cơ được tổng hợp từ năng lượng ánh sáng nhờ quá trình chuyển hóa của sinh vật quang tự dưỡng.
Giai đoạn phân giải
- Năng lượng hóa học được biến đổi thành ATP nhằm dễ dàng duy trì hoạt động sống của sinh vật và 1 phần trở thành nhiệt năng.
Giai đoạn huy động năng lượng
- ATP sẽ bị phá vỡ các liên kết giữa các gốc phosphate và giải phóng năng lượng thực hiện các hoạt động sống của sinh vật. Khi các hoạt động sống được thực hiện cũng sẽ tạo ra nhiệt năng.
Quan sát hình 41.6, mô tả quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.
Tham khảo!
Quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng:
- Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.
- Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.
Quan sát Hình 6.2, mô tả quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được.
Khi chúng ta đạp bàn đạp, lực truyền qua làm trục giữa quay, đĩa xích quay, kéo dây xích chuyển động, dây xích kéo líp quay cùng bánh xe sau (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc chuyển động như sau:
Lực từ chân người đạp → Bàn đạp → Trục giữa → Đĩa xích → Dây xích → Líp → Bánh xe sau → Xe chuyển động.
Tham khảo
Mô tả quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được:
Con người tác động lên bàn đạp, truyền đến đĩa xích, thông qua dây xích, truyền đến líp làm quay bánh xe sau.
Quan sát hình 42.1 và:
- Mô tả quá trình hình thành hạt phấn (thể giao tử đực).
- Mô tả quá trình hình thành túi phôi (thể giao tử cái).
- Quá trình hình thành hạt phấn: Mỗi tế bào mẹ hạt phấn (2n) trong bao phấn của nhị hoa tiến hành quá trình giảm phân tạo nên 4 tế bào con (n) gọi là các bào tử đơn bội. Tiếp theo, mỗi bào tử đơn bội (n) tiến hành một lần nguyên phân để hình thành nên cấu tạo đa bào đơn bội gọi là hạt phấn (thế giao tử đực). Hạt phấn có 2 tế bào (tế bào nhỏ là tế bào sinh sản và tế bào lớn là tế bào ống phấn) được bao bọc bởi một thành chung dày.
- Quá trình hình thành túi phôi: Từ một tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhụy qua quá trình giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) gọi là bào tử đơn bội. Trong 4 bào tử đơn bội đó, ba tế bào xếp phía dưới tiêu biến chỉ còn một tế bào sống sót. Bào tử cái sống sót này sinh trưởng dài ra thành hình quả trứng (hình ô van), thực hiện 3 lần nguyên phân tạo nên cấu trúc gồm 7 tế bào và 8 nhân (3 tế bào đối cực, 1 tế bào nhân cực, 1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm) gọi là túi phôi.