Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống dưới đây?
Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong tình huống sau?
- Tình huống: Một nhóm bạn chơi đùa bên bờ biển. Lúc này, trời nổi gió, biển động mạnh.
- Các bạn nhỏ có thể bị song cuốn hoặc bị ngã xuống biển, gây chấn thương.
- Chuyện gì có thể xảy ra với các bạn trong tranh?
- Em sẽ khuyên bạn điều gì trong tình huống đó?
- Chuyện có thể xảy ra với các bạn trong tranh là:
1) Có thể bị bỏng
2) Có thể bị điện giật
3) Có thể bị té
4) Có thể làm người khác bị thương
- Em sẽ khuyên bạn:
1) Hãy tìm thứ gì đó như khăn để giảm độ nóng truyền đến tay.
2) Nên cầm đúng cách
3) Hãy chậm rãi, từ từ
4) Chú ý, quan sát, cẩn thận khi đưa dụng cụ cho người khác, nhất là khi đó là vật sắc nhọn nguy hiểm.
Điều gì có thể xảy ra trong tình huống sau?
Quan sát và nêu các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong mỗi hình dưới đây.
(1) Đèn đỏ báo hiệu cho người đi bộ mà 2 bạn nhỏ vẫn băng qua đường. Đây là hành động nguy hiểm.
(2) Hai bạn nhỏ băng qua đường nơi không có vạch kẻ đường. Đây cũng là hành động nguy hiểm.
(3) Hai bạn nhỏ nô đua trên ghe thuyền. Đây cũng là hành động nguy hiểm.
(4) Có thể do gấp mà bố của bạn nhỏ và bạn ấy không đội mũ bảo hiểm, đã thế còn vượt đèn đỏ. Đây là hành động nguy hiểm.
Điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống sau? Vì sao?
- Hình 6: Có thể xảy ra va chạm với xe khác và 2 anh em bị thương nặng. Vì người anh đeo tai nghe khi lái xe sẽ không nghe được tín hiệu từ các phương tiện khác và cả 2 anh em đều không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Hình 7: Hai bạn nhỏ có thể bị ngã vì chạy theo xe ô tô.
- Hình 8: Có thể xảy ra tai nạn giao thông vì chở quá số người cho phép và hai bạn nhỏ không đội mũ bảo hiểm.
- Hình 9: Bạn nam có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu chẳng may thuyền gặp sự cố vì bạn ấy không mặc áo phao bảo hộ.
- Hình 10: Bạn nam mặc áo xanh có thể bị ngã vì thả hai chân khỏi bàn đạp, không kiểm soát được tốc độ khi xuống dốc.
- Hình 11: Có thể sẽ gặp tai nạn vì hai bạn đang đi trên đường ray.
- Quan sát các bức tranh trong mỗi tình huống dưới đây và đóng vai thể hiện cách ứng xử có văn hóa nơi công cộng.
- Thảo luận sau đóng vai:
+ Các nhân vật trong tình huống đã có cách ứng xử như thế nào ở nơi công cộng?
+ Em rút ra điều gì từ những cách ứng xử trên?
Tình huống (1): Minh đã sai khi không tự dọn dẹp rác của mình. Việc ỷ lại vào lao công là một hành vi không nên.
Tình huống (2): Bạn nhỏ phân vân có nên nhường chỗ cho ông cụ không, và việc cần làm lúc này là mạnh dạn nhường chỗ nếu như bạn đảm bảo sức khoẻ.
Em khuyên bạn điều gì trong các tình huống dưới đây? Giải thích vì sao em đưa ra lời khuyên đó.
Hình 15: Bạn không nên học bài quá khuya, giờ cũng đã 10 giờ, nên để đầu óc được nghỉ ngơi. Càng thức, làm việc càng khó hiệu quả, tốn thời gian.
Hình 16: Bạn đã chơi game 2 tiếng liên tục, hệ thần kinh đã phải xử lí nhiều thông tin, làm việc quá sức, trở nên căng thẳng và tiêu cực. Bạn nên chơi nốt ván, tắt máy, nghỉ ngơi để đầu óc được thoải mái, tĩnh lặng.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống trên?
- Vì sao cần tuân thủ quy tắc an toàn giao thông khi đi bộ?
- Tình huống 1: Đi hàng 3 có thể gây cản trở các phương tiện giao thông vào rất dễ xảy ra tai nạn.
- Tình huống 2: Đi ngược chiều có thể xảy ra tai nạn. Vì nếu không tuân thủ có thể gây tai nạn cho chính bản thân mình hoạc người điều khiển phương tiện.
Trong Tiếng việt có thành ngữ ông nói gà, bà nói vịt. Thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy. qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp
- Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn đề quan tâm
- Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại