Thảo luận về những cách thể hiện cảm xúc tích cực
Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Tham khảo
+ Tự tin vào chính mình, tin rằng mình có thể làm được.
+ Luôn khích lệ bản thân tự tạo động lực cho bản thân bằng cách tự nói với chính mình những thông điệp tích cực lạc quan.
+ Luôn bình tĩnh, suy nghĩ cặn kẽ không nóng vội.
+ Đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ, đánh giá,...
Thảo luận về cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực
Hình 1:
Có thể nghe nhạc để thư giãn, kiềm chế và quên đi những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực.
Hình 2:
Ghi nhật kí, ghi cảm xúc của mình ra để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Hình 3:
Chơi các môn thể thao, tập thể dục thường xuyên để tinh thần được thoải mái, giải tỏa căng thẳng trong tâm lí, kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hình 4:
Tâm sự với những người mình tin tưởng như bố mẹ, bạn thân về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Chú ý:
Ngoài ra, tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp, có thể kiềm chế cảm xúc tiêu cực qua những cách khác như: hít thở sâu, luôn suy nghĩ tích cực, ngồi thiền, uống một cốc nước lạnh.
Thảo luận về các cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Đi dạo => Hít thở không khí trong lành, thấy sự hạnh phúc của người khác, nhìn được sự vật đời sống hằng ngày => Có nhiều năng lượng và niềm tin hơn => Thoải mái hơn.
Chơi môn thể thao yêu thích => Tăng hứng thú, niềm vui. Rèn luyện năng khiếu, nâng cao sức khoẻ. Có thêm các mối quan hệ bạn bè chung sở thích => Bớt căng thẳng, thoải mái, yêu đời hơn.
- Quan sát hình và thảo luận để xây dựng một tiểu phẩm về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
- Thể hiện tiểu phẩm.
- Chia sẻ cảm xúc và những điều học được qua tiểu phẩm.
- Cùng các bạn trong nhóm xây dựng tình huống, phân vai và tập diễn
- Trình diễn tiểu phẩm đó trước lớp
Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý:
- Những tình huống mà em đã có cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực.
- Cách ứng xử trong những tình huống đó.
Hướng dẫn:
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tích cực: ... (mỗi người sẽ có sự bày tỏ cảm xúc khác nhau)
- Nếu tình huống mà em có cảm xúc tiêu cực: em quyết định đưa ra một bước đi tích cực và cố gắng hòa giải với người thân, thầy cô, bạn bè,...
Thảo luận để xác định cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau
Gợi ý.
– Điều chỉnh cảm xúc của bản thân (ví dụ: hít thở sâu; thả lỏng cơ thể; đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu...).
– Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp (ví dụ: nói về cảm xúc mà bản thân đã trải qua với thái độ bình tĩnh và chân thành không đề cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách ứng xử; thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử với các đối tượng khác nhau...).
Hướng dẫn:
- Điều chỉnh cảm xúc của bản thân bằng cách: hít thở thật sâu, xử lí với thật bình tĩnh, đặt mình vào vị trí của người khác,..
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp.
...
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì? Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm xúc nào là tiêu cực?
- Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em biết.
- Tranh 1: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc vui mừng khi thấy mẹ vừa đi chợ mới về. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 2: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc sợ hãi khi thấy con sâu. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 3: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc tức giận khi bị bạn nữ đẩy. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 4: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc ngạc nhiên khi thấy một bức tranh đẹp. Đây là cảm xúc tích cực
- Tranh 5: Bạn nữ trong tranh thể hiện cảm xúc lo lắng, sợ mình sẽ không hát được. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Tranh 6: Bạn nam trong tranh thể hiện cảm xúc xấu hổ khi bị bạn nữ trêu trên mặt dính mực. Đây là cảm xúc tiêu cực
- Những cảm xúc mà em biết: lo lắng, sợ hãi, buồn, vui vẻ, tức giận,...
Bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực, bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực?
Hình 1:
Bạn nữ đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nở nụ cười tươi, nét mặt vui mừng.
Hình 2:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt buồn, lời nói bộc lộ cảm xúc và nguyên nhân: “Hình như chẳng ai yêu mình cả”.
Hình 3:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tiêu cực.
Biểu hiện: nét mặt thể hiện sự tức giận, cau mày, tay nắm nắm đấm cùng lời nói: “Hừ! Lại thua rồi!”.
Hình 4:
Bạn nam đang thể hiện cảm xúc tích cực.
Biểu hiện: nụ cười tươi, nét mặt vui vẻ, ngân nga lời bài hát.
Thảo luận về cách thể hiện sự hòa đồng với các bạn trong những trường hợp sau:
tham khảo
+ Tình huống 1: Chủ động đến bắt chuyện. làm quen với bạn bằng thái độ thân thiện, cởi mở
+ Tình huống 2:
- Hỏi nguyên nhân, lý do vì sao các bạn không tham gia
- Nêu ra các lợi ích của buổi tham quan dã ngoại để vận động, thuyết phục các bạn tham gia
+ Tình huống 3: Khuyên các bạn không nên làm như vậy vì đây là bài tập nhóm, cần có sự phối hợp của nhiều người, và nên thể hiện sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.