Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Tình huống 1: Bị giật mũ.
Bạn nữ đang đứng trước cổng trường và bị ba bạn nam giật mũ. Trong trường hợp này, bạn nữ nên hét to cho mọi người xung quanh biết và nhờ họ giúp đỡ lấy lại mũ.
Tình huống 2: Bị bắt nộp đồ chơi.
Bạn nhỏ bị một nhóm bạn chặn ở cầu thang lên lớp và bắt giao nộp món đồ chơi mà bạn ấy rất yêu thích. Trong trường hợp này, bạn nhỏ nên hét to cho mọi người nghe thấy và đến giúp đỡ bạn lấy lại món đồ chơi. Nếu như lúc đó không có ai thì sau đó bạn nhỏ hãy đến gặp thầy, cô giáo, kể lại tình huống bị bắt nạt và nhờ thầy cô giúp đỡ.
Tình huống 3: Bị các bạn không cho chơi cùng.
Bạn nhỏ bị hai bạn nữ cùng lớp xa lánh, không cho chơi cùng. Trong trường hợp này, bạn nhỏ nên quan sát, tìm hiểu lí do tại sao các bạn không cho chơi cùng. Bạn nhỏ cũng có thể tâm sự vấn đề này với thầy, cô giáo để nhờ giúp đỡ, thiết lập mối quan hệ thân tình với các bạn khác
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Tình huống 1:
Nếu là bạn nữ trong tình huống trên, em sẽ đồng ý góp sách ủng hộ phong trào xây dựng thư viện của thôn. Vì đấy là hành động thể hiện tình yêu quê hương.
Tình huống 2:
Nếu là bạn nam trong tình huống trên, em sẽ cùng mọi người quét dọn và tổng vệ sinh khu phố. Vì đây là việc làm giúp giữ gìn môi trường sống xung quanh, thể hiện tình yêu quê hương.
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Tình huống 1:
Bạn nữ nên lau bàn ăn theo lời bố. Trước khi lau, bạn nữ cần nhặt hết những vụn thức ăn còn vương trên bàn ăn. Dùng khăn ẩm để lau bàn. Lau dần từ trên xuống dưới và hết mặt bàn ăn. Khi lau, không nên nhấc giẻ lau lên quá nhiều lần để tránh tạo vệt. Nếu lau một lần chưa sạch thì nên lau thêm lần nữa để đảm bảo bàn ăn được sạch sẽ hoàn toàn.
Tình huống 2:
Anh trai nên nói với em là đem bóng ra ngoài sân chơi, không nên chơi trong nhà vì sẽ dễ làm đổ vỡ, hư hỏng các đồ dùng trong nhà. Thậm chí có thể dẫn đến những tai nạn cho hai anh em và những thành viên khác trong gia đình.
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Tình huống 1:
Nếu làm rơi mũ của bạn vào vũng nước, em sẽ nhặt mũ lên, xin lỗi bạn chân thành và làm sạch mũ trước khi trả lại cho bạn. (Mình xin lỗi bạn nhé! Để mình mang mũ về làm sạch rồi mình trả lại cho bạn nhé!).
Tình huống 2:
Nếu quên mang đồ dùng theo lời cô dặn, em sẽ xin lỗi cô giáo và không tái phạm lần sau nữa. (Em xin lỗi cô vì đã quên mang đồ dùng học tập đúng lời cô dặn. Em mong cô tha lỗi và em hứa sẽ không phạm lỗi lần sau nữa ạ!).
Tình huống 3:
Nếu đi chơi mà quên xin phép mẹ, em sẽ xin lỗi mẹ chân thành, nói rõ lỗi sai của mình, khắc phục lỗi sai đó và không được tái phạm lần sau nữa. (Con xin lỗi vì đã không xin phép mẹ trước khi đi chơi. Con biết lỗi sai của mình rồi. Mẹ đừng giận con nhé! Con hứa sẽ không tái phạm lần sau nữa ạ!).
Em sẽ làm gì nếu là bạn trong mỗi tình huống dưới đây?
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe
Tình huống 1: Bị lạc trong siêu thị.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh quan sát và tìm các cô chú nhân viên (những người mặc đồng phục) để nhờ giúp đỡ hoặc người lớn có đi cùng em nhỏ. Vì đây là những người đáng tin cậy.
- Khi nhờ giúp đỡ, bạn nhỏ cần nói rõ rằng bạn đang bị lạc người thân, nói rõ cho họ biết tên, đặc điểm nhận dạng, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Khi đã tìm được người thân, bạn nhỏ nên lịch sự nói lời cảm ơn đến người đã giúp đỡ mình.
Tình huống 2: Bị lạc ở bến xe.
- Bạn nhỏ nên bình tĩnh, không nên hoảng sợ trốn vào một góc kín hay tự ý đi lung tung để tìm kiếm người thân vì điều này có thể khiến bạn nhỏ đi lạc thêm và gây khó khăn cho người thân khi tìm bạn.
- Bạn nhỏ cần quan sát xung quanh và tìm kiếm sự giúp đỡ của những người đáng tin cậy như các chú nhân viên, bảo vệ, người lớn đi cùng em nhỏ. Sau đó nói lời đề nghị một cách lịch sự với người giúp đỡ, cần nói rõ cho họ biết rằng mình đang bị lạc người thân, tên, số điện thoại của người thân để họ liên lạc.
- Vì bến xe là địa điểm tập trung rất đông người nên bạn nhỏ tuyệt đối không được đi theo những người lạ mặt nguy hiểm như người say, người có hành vi dụ dỗ, ...
- Sau khi tìm được người thân thì nói lời cảm ơn chân thành đến người đã giúp đỡ mình.
Nếu là bạn Hà, em sẽ làm gì trong tình huống dưới đây?
Nếu là bạn Hà, em sẽ nói cho anh mình biết rằng đồ ăn thừa lại bỏ đi sẽ rất lãng phí. Nếu mình lấy quá nhiều thì người ở sau có thể sẽ không đủ đồ để ăn, còn mình thì không ăn hết. Ngoài ra việc lãng phí đồ ăn có thế ảnh hưởng đến môi trường và gây ra hiệu ứng nhà kính.
Nếu em là bạn trong tình huống dưới đây, em sẽ làm gì?
Trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.
Nếu em là bạn trong tình huống, em sẽ khuyên bố không nên thay cửa ra vào bằng cửa gỗ quý hiếm. Vì cửa hiện tại vẫn đang dùng tốt. Cửa gỗ quý hiểm vừa tốn kém, lãng phí vừa góp phân hủy hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường.
Học sinh trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống.
Nếu là bạn Hà hoặc bạn An, em sẽ làm gì trong hai tình huống dưới đây?
Nếu là bạn Hà hoặc bạn An, em sẽ làm gì trong hai tình huống dưới đây?
Hình 1:
Em sẽ chạy lại và kêu bố cứ để đó cho con làm, bố cứ việc vào phòng nghỉ ngơi trước còn việc cắm cơm cứ để con làm cho.
Hình 2:
Em sẽ chạy nhẹ nhàng lại hỏi thăm bà có sao không, trong người bà như nào rồi ạ, có đỡ không ạ; rồi rót cho bà một cốc nước ấm và ra ngoài cho bà nghỉ ngơi.
1. Nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây em sẽ làm gì?
2. Hãy trao đổi trong nhóm và cùng các bạn xử lí tình huống?
3. Theo em, vì sao chúng ta cần phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông?
Tham khảo
1. Nếu là các bạn trong mỗi tình huống dưới đây em sẽ làm:
- Tình huống 1: Khuyên bạn không nên chạy nhanh sang đường sẽ rất nguy hiểm.
- Tình huống 2: Em sẽ khuyên anh trai đây là đường cấm đi ngược chiều nên chúng ta không nên đi như vậy.
2. Hãy trao đổi trong nhóm và cùng các bạn đóng vai xử lí tình huống. (đóng vai)
3. Theo em, chúng ta cần phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông vì như vậy sẽ đảm bảo được an toàn cho bản thân cũng như gia đình và xã hội.
Tham khảo
1.
Hình 1: Nếu là bạn nam ở trong hình, em sẽ bảo bạn nữ không được chạy sang đường vì có tàu sắp đến. Em sẽ giải thích cho bạn rằng như vậy là rất nguy hiểm.
Hình 2: Nếu là em gái trong hình, em sẽ bảo anh không được đi đường đó vì có biển báo cấm đi ngược chiều. Em sẽ khuyên anh nên đi đường khác cho đúng luật và giải thích cho anh nếu đi ngược chiều sẽ rất nguy hiểm.
2. Học sinh đóng vai xử lí tình huống theo sự hướng dẫn của giáo viên.
3. Chúng ta cần phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông, bởi vì:
- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
- Tránh được các tai nạn giao thông cho chính bản thân và những người xung quanh.
- Giúp cho giao thông luôn thông thoáng, không ùn tắc.