5/ hoạt động nào sau đây là phản xạ không điều kiện
A. Đi
B. Thở
C. Viết chữ
D. Nói
phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ không điều kiện
a)nhìn thấy trái me nước bọt tiết ra
b)chẳng dại gì đùa với lửa
c)thức ăn vào dạ dày dịch vị tiết ra
d)đàn và hát
phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện
a)trời nắng nóng da tiết mồ hôi
b)nhìn thấy trái khế chua nước bọt tiết ra
c)nhắm mắt khi có ánh sáng mạnh chiếu vào
d)trời lạnh môi tím tái
tính chất nào sau đây thuộc loại phản xạ không điều kiện
a)bẩm sinh không có luyện tập
b)có tính cá thể
c)có duy truyền cho đời sau
d)có tính tạm thời có thể mất đi nếu không củng cố
(0,3 điểm) Khi nói về mối liên hệ giữa phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, điều nào sau đây là đúng ?
A. Phản xạ không điều kiện luôn xuất hiện liền sau một phản xạ có điều kiện
B. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện xuất hiện và tồn tại hoàn toàn độc lập với nhau
C. Phản xạ không điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ có điều kiện
D. Phản xạ có điều kiện là cơ sở để thành lập phản xạ không điều kiện
Khi nói về phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại cách kích thích đơn lẻ.
(2) Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện.
(3) Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn chế.
(4) Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện.
(5) Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện thường dễ thị mất đi.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Cả 5 phát biểu đúng. ¦ Đáp án A.
(1) đúng.
(2) đúng. Vì phản xạ có điều kiện thường trả lời lại nhiều kích thích đồng thời nên cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin, phối hợp các cơ quan để cùng trả lời.
(3) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập và rèn luyện nên số lượng tùy thuộc vào khả năng học tập.
(4) đúng. Vì phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập vè rèn luyện, cần sự phối hợp nhiều bộ phận thần kinh để xử lý thông tin. Động vật bậc thấp có hệ thần kinh kém phát triển, tuổi thọ thấp không có nhiều thời gian để học tập.
(5) đúng. Vì phản xạ không điều kiện có tính di truyền, bẩm sinh nên rất bền vững còn phản xạ có điều kiện được hình thành do học tập nên dễ mất đi nếu không rèn luyện.
Các phản xạ dưới đây phản xạ nào là phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện. Giải thích.
- Bạn A toát mồ hôi khi hoạt động thể lực mạnh.
- Bạn B tiết nước bọt khi nghe từ “nước chanh”
- Bạn C dừng xe khi thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ.
- \((a)\) là phản xạ không điều kiện, do đây là phản xạ bẩm sinh (sinh ra đã có, không cần phải qua học tập).
- \((b)\) là phản xạ có điều kiện, do đây là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể (phải từng ăn quả chanh hoặc uống nước chanh thì mới có phản xạ này).
- \((c)\) là phản xạ có điều kiện, do đây là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể (phải được học luật giao thông hoặc chứng kiến hành vi tham gia giao thông của người khác thì mới có phản xạ này).
Hoạt động nào sau đây là phản xạ không điều kiện
A. Đi chơi khi được các bạn đến rủ
B. Chạm phải vật nóng thì rụt tay lại
C. Khóc mỗi khi có lỗi buồn
D. Tim đập, đẩy máu đi nuôi cơ thể
Khi nói về điều hòa hoạt động gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Gen điều hòa tổng hợp prôtêin ức chế khi không có chất cảm ứng.
B. Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra đơn giản hơn ở sinh vật nhân chuẩn.
C. Một gen điều hòa có thể tác động đến nhiều operon.
D. Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra.
Chọn A.
Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm do gen tạo ra.
Gen điều hòa luôn tổng hợp protein ức chế dù có chất cảm ứng hay không => A sai
Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn trước phiên mã trong khi đó ở sinh vật nhân thực còn rất nhiều quá trình sau đó: hoàn thiện mARN, dịch mã, sau dịch mã,… nên ở sinh vật nhân sơ quá trình điều hòa đơn giản hơn
Một gen điều hòa có thể tác động đến nhiều operon nếu các operon này có cùng trình tự điều khiển
Thành phần cấu trúc nào không có trong cung phản xạ điều hòa hoạt động tim?
A. Sợi cảm giác
B. Thụ cảm áp lực
C. Vỏ não
D. Dây phế vị
Chọn đáp án: C
Giải thích: Vỏ não không tham gia vào phản xạ điều hòa hoạt động tim.