Đã khoanh vào \(\dfrac{1}{2}\) số cúc áo của những hình nào?
Cho hình vuông. Viết vào 4 góc hình vuông đó 4 số tự nhiên tùy ý, rồi viết vào các cạnh và 2 đường chéo của hình vuông ấy hiệu ở 2 đầu. Dù các số đã viết như thế nào bao giờ ta cũng tìm được ít nhất 1 hiệu chia hết cho 3. Giải thích vì sao?
Ai làm được thì làm nha.
Xét tam giác ABC
Để hiệu trên cạnh AB, BC, CA không chia hết cho 3 thì các số trên cạnh AB, BC, CA phải có số dư khác nhau
Giả sử : số ở A chia hết cho 3 ; số ở B chia 3 dư 1 ; số ở C chia 3 dư 2
+Nếu số ở D chia hết cho 3 thì hiệu trên AD chia hết cho 3
+Nếu số ở D chia 3 dư 1 thì hiệu trên BD chia hết cho 3
+Nếu số ở D chia 3 dư 2 thì hiệu trên CD chia hết cho 3
Vậy luôn có 1 hiệu chia hết cho 3
Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô - ma, người Giéc - man đã làm gì?
Những việc làm ấy đã có tác động như thế nào đến sự hình thành của xã hội phong kiến châu Âu?
* Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô - ma, người Giéc - man đã lập nên các vương quốc mới.
*Xã hội phong kiến:
- Các tướng lĩnh, quý tộc được ban ruộng đất => lãnh chúa phong kiến
- Nông dân, nô lệ => nô nộ ( lệ thuộc lãnh chúa)
Mới hok bài 1 ak pn!
Những việc đó hình thành nên xã hội phong kiến Châu Âu.
1. - Khi vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập các vương quốc mới của họ. Người Giéc-man còn chiếm đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn. Đồng thời, các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc của người Giéc-man cũng tự xưng vua, phong các tước vị như công tước, bá tước, nam tước... tạo nên đẳng cấp quý tộc vũ sĩ.
__________________________________________
2. Nó hình thành các giai cấp mới là lãnh chúa phong kiến, nông nô và quan hệ sản xuất từ đó được hình thành.
Đã khoanh vào \(\dfrac{1}{4}\) số con vật ở hình nào?
- Hình A có 12 con vật, khoanh vào 4 con vật. Đã khoanh vào $\frac{1}{3}$ số con vật của hình A.
- Hình B có 12 con vật, khoanh vào 3 con vật. Đã khoanh vào $\frac{1}{4}$ số con vật của hình B.
- Hình C có 12 con vật, khoanh vào 6 con vật. Đã khoanh vào $\frac{1}{2}$ số con vật của hình C.
Vậy đã khoanh vào $\frac{1}{4}$ số con vật ở hình B.
Đã tô màu \(\dfrac{1}{5}\) của những hình nào?
Hình A và hình C được chia thành 5 phần bằng nhau, tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{5}$ hình A và hình C.
Đã tô màu \(\dfrac{1}{3}\) số ô vuông của những hình nào?
- Hình A có 3 ô vuông, tô màu 1 ô vuông. Đã tô màu $\frac{1}{3}$ số ô vuông ở hình A.
- Hình B có 6 ô vuông, tô màu 2 ô vuông. Đã tô màu $\frac{1}{3}$ số ô vuông ở hình B
- Hình C có 12 ô vuông, tô màu 4 ô vuông. Đã tô màu $\frac{1}{3}$ số ô vuông ở hình C
- Hình D có 12 ô vuông, tô màu 3 ô vuông. Đã tô màu $\frac{1}{4}$ số ô vuông ở hình D
Vậy đã tô màu $\frac{1}{3}$ số ô vuông của hình A, B, C.
Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu nào? Việc dẫn số liệu như vậy có ý nghĩa gì?
- Tác giả đã đưa vào văn bản rất nhiều số liệu. Đó là những số liệu:
+ Trong một báo cáo do Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố, nội dung về các hiện tượng thời tiết dữ dội trong năm 2007 mà trước kia chưa từng xảy ra.
+ Thể hiện sự cực đoan cho đến tận mùa hè 2008.
- Việc dẫn số liệu như vậy giúp củng cố, khẳng định lại các lí lẽ đã nêu trong văn bản. Từ đó, người đọc hình dung được cụ thể về sự rối loạn khí cậu toàn cầu, thấy được sự cấp bách của việc bảo vệ môi trường.
Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An.
Nhân vật An được nhà văn miêu tả qua những chi tiết:
- Hành động:
+ Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
+ Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật
+ Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp
+ Ngước nhìn tổ ong như cái thúng.
- Suy nghĩ:
+ Về những lời má nuôi đã dạy mà không có trong sách giáo khoa.
+ Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng thấy mùi;
+ Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi gì thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
+ Nghĩ lại những lời má kể
- Trạng thái, cảm xúc:
+ Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
+ Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật.
- An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với bá nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lăng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An với Cò rất hay cãi nhau, nghịch ngợm nhưng cũng đều là những người thân thiết, gắn bó.
→ An là một cậu bé nghịch ngợm nhưng lại ham học hỏi và khám phá. Cậu bé có những suy nghĩ, quan sát và rút ra được những bài học kinh nghiệm sâu sắc.
Số?
Quan sát hình ảnh những lá cờ.
Cúc được thưởng $\frac{1}{2}$ số lá cờ đó. Tâm được thưởng $\frac{1}{3}$ số lá cờ đó.
Số lá cờ mỗi bạn Cúc và Tâm được thưởng:
Có tất cả 24 lá cờ.
Số lá cờ bạn Cúc được thưởng là:
24 : 2 = 12 (lá cờ)
Số lá cờ bạn Tâm được thưởng là:
24 : 3 = 8 (lá cờ)
Từ ‘'tiếng gà trưa'' , những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ
Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !