Những câu hỏi liên quan
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
anoymous
Xem chi tiết
Thành Công Lê
26 tháng 12 2023 lúc 21:40

Để bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ở Kiên Giang, có một số hành động quan trọng cần thực hiện:

 

1. Bảo tồn và bảo vệ di sản: Cần tạo ra các chương trình bảo tồn và bảo vệ di sản vật thể và phi vật thể như công trình kiến trúc, danh thắng, di tích lịch sử. Việc duy trì và bảo quản các di tích này từ sự hư hỏng và mất mát là cực kỳ quan trọng.

 

2. Nghiên cứu và ghi chép lịch sử: Việc nghiên cứu và ghi chép lại lịch sử, câu chuyện liên quan đến các di tích này giúp tăng cường kiến thức và nhận thức của người dân địa phương và du khách về giá trị văn hóa, lịch sử của khu vực.

 

3. Giáo dục và tạo nhận thức: Cần tổ chức các hoạt động giáo dục, tạo ra chương trình học tập, tham quan để tăng cường nhận thức về giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá này đối với cộng đồng địa phương và du khách.

 

4. Hợp tác cộng đồng: Sự tham gia của cộng đồng địa phương rất quan trọng. Cần khuyến khích sự tham gia, tự quản và tự chủ của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa.

 

5. Quản lý và bảo quản hiệu quả: Cần thiết lập các cơ quan quản lý, tổ chức có trách nhiệm chặt chẽ trong việc quản lý, bảo quản các di tích lịch sử - văn hoá, đồng thời phối hợp với các tổ chức và nhóm người có quan tâm để thực hiện các biện pháp bảo tồn.

 

6. Phát triển du lịch bền vững: Khai thác di tích lịch sử - văn hóa không chỉ giúp tạo nguồn thu nhập cho địa phương mà còn góp phần vào việc bảo tồn và phát huy giá trị của chúng, tuy nhiên cần phải đảm bảo tính bền vững và tôn trọng đối với di sản này.

 

Việc kết hợp giữa bảo tồn, phát triển và giáo dục sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và tôn vinh di tích lịch sử - văn hoá ở Kiên Giang.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
26 tháng 11 2023 lúc 10:45

- Yêu cầu a)

(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị

+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.

+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).

+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 10:51

- Yêu cầu a)

(*) Tham khảo: Giới thiệu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 10:51

- Yêu cầu b) Một số biện pháp góp phần giữ gìn và phát huy giá trị

+ Giữ gìn vệ sinh và cảnh quan chung tại khu di tích.

+ Không thực hiện các hành động xâm phạm di tích (ví dụ: không viết/ vẽ bậy; không sờ đầu rùa tại khu Nhà bia Tiến sĩ,..).

+ Vận động người thân, bạn bè cùng bảo vệ và phát huy giá trị của di tích,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:19

Tham khảo!

- Để giữ gìn và phát huy giá trị di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chúng ta cần:

+ Làm tốt công việc bảo tồn, tu bổ di tích.

+ Tuyên truyền, quảng bá về khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

+ Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
2 tháng 8 2023 lúc 13:42

Tham khảo:
Kế hoạch cho buổi tham quan tìm hiểu về di tích Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Tên di tích: Đền Gióng (Sóc Sơn)
- Mục đích tham quan: tìm hiểu về công đức của Thánh Gióng, qua đó góp phần bồi đắp lòng yêu nước, tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Thời gian dự kiến: ngày …./ tháng …../ năm 2023.
- Chuẩn bị: kinh phí, vật phẩm để dâng hương (hương, hoa, hoa quả,…), đồ ăn nhẹ,…
- Các bước thực hiện
+ Liên hệ để thuê xe và thống nhất với bên vận chuyển về thời gian, địa điểm, lịch trình
+ Khi đến Đền Gióng: làm lễ dâng hương trước sân Rồng, sau đó tham quan, tìm hiểu di tích theo sự hướng dẫn của Hướng dẫn viên du lịch; tổ chức một số trò chơi dân gian, như: nhảy bao bố, kéo co,…

Bình luận (0)
Anhh Pham
Xem chi tiết
39 Nguyen Chu Minh Ngoc
8 tháng 5 2022 lúc 21:40

Hãy kể tên những di tích lịch sử trên địa bàn Cầu Giấy mà em biết.

- Chùa Hà

- Chùa Cót

- “Tứ danh hương”: Mỗ – La – Canh – Cót”

* Hiểu biết

- Chùa Cót tên chữ là Ngọc Quán Tự, nay toạ lạc tại 188 phố Yên Hòa, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

- Ngọc Quán tự vốn là một ngôi chùa có từ trước năm 1642 tuy chưa biết đích xác được xây vào năm nào. 

- Chùa Cót nhìn về hướng tây-nam, lưng quay về phía chùa Láng ở bờ đông sông Tô Lịch.

- Kiến trúc của chùa Cót hiện nay bao gồm khu chùa chính làm theo kiểu “nội công ngoại quốc” và khu vườn mới sửa sang ở phía tây với một ngọn tháp cao, trong mỗi tầng tháp đặt 6 pho tượng Phật nhỏ

- Chùa Cót là một di tích lịch sử: năm 1945 các đoàn thể của mặt trận Việt Minh đã quyên góp cứu tế tại chùa. Tối ngày 18/8/1945 chùa là nơi tổ chức mít-tinh chào mừng chính quyền cách mạng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19/12/1946, chùa là cơ sở tiếp tế cho bộ đội và tự vệ khu Đại La chiến đấu ở tuyến đường Cầu Giấy và Kim Mã. 

* Để bảo tồn

- Nâng cao công tác đầu tư xây dựng, tôn tạo di tích.

- Tổ chức hoạt động du lịch, lễ hội gắn với các di tích lịch sử.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng gắn với các di tích lịch sử.

Bình luận (0)
mai thị ngọc yến
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:42

*Một số di sản văn hóa ở Hà Nội:

Gò Đống Đa
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Cột cờ Hà Nội
Chùa Một Cột
*Việc làm góp phần giữ gìn, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa:

Tham gia các buổi dọn dẹp vệ sinh, chăm hoa, tỉa cây ở khu di tích
Hưởng ứng các lễ hội kỉ niệm hàng năm
Tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và nâng cao tinh thần bảo vệ, giữ gìn

*Ý nghĩa: góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan di tích lịch sử.

Bình luận (0)