Những câu hỏi liên quan
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 1 2023 lúc 20:44

Điểm giống: Đều thuộc thể loại ngụ ngôn

Đều châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu

Điểm khác: 

''Đẽo cày giữa đường'': Phê phán những người không có chính kiến, chỉ biết a dua

''Ếch ngồi đáy giếng'': Phê phán những người hiểu biết nông cạn nhưng hay tỏ vẻ ta đây, coi khinh mọi thứ

''Con mối và con kiến'': Phê phán những người lười lao động, chỉ biết nghĩ lợi trước mắt

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Vân
Xem chi tiết
Phạm Anh Thư
Xem chi tiết
Trần Ngân Hà
13 tháng 12 2020 lúc 21:20

a) Phương thức biểu đạt của đoạn văn là : Tự Sự

b) Câu quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung ,ý nghĩa của truyện là :

+) "Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể." => thể hiện sự kém hiểu biết của Ếch chỉ coi trời như chiếc vung

+) "Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp."=> thể hiện sự kém hiếu biết của Ếch đã không chỉ không biết về thế giới bên ngoài không những thế Ếch không tìm hiểu về thế giới ngoài kia mà cứ nghĩ mình là chúa tể không coi ai ra gì

c) Văn bản kia nêu nội dung : 

- Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh

- Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

- Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
8 tháng 9 2023 lúc 7:08

Tham khảo!

Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 10 2023 lúc 19:41

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Châu Giang
Xem chi tiết
pham thi quynh trang
6 tháng 11 2016 lúc 20:41

Một con ếch đã sống lâu ngày trong một cái giếng.​​​Nó cứ nghĩ mình là chúa tể , còn bầu trời chỉ là cái vung.Đến khi trời mưa to, nước dâng lên tràn bờ,đưa ếch ra khỏi giếng , đi nghênh ngang khắp nơi , không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu giẫm bẹp.

Bình luận (1)
Phương Phương
30 tháng 10 2017 lúc 21:38

này ngu thế không biết nhấn vao lý thuyết à ?

hihahihaleuleu

Bình luận (0)
trần thị linh
1 tháng 11 2017 lúc 20:13

1) Tóm tắt truyện : Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp.

2) Bố cục: 2 phần

Từ đầu:" như một vị chúa tể" Ếch khi ở trong giếng

Còn lại: Ếch khi ra khỏi giếng

3) a. Khi ếch ở trong giếng:
- Câu: “Cómột con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ”.
+ Không gian: nhỏ bé, không thay đổi.
+ Cùng các con vật như nhái, cua, ốc...
- Hàng ngày, ếch kêu ồm ộp.
- Các con vật rất hoảng sợ.
+ Ếch thấy mình to lớn như “vị chúa tể”.
+ Hoàn cảnh sống chật hẹp, đơn giản.

Ếch tưởng: bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung còn nó thì oai như một vị chúa tể.
+ Ếch là kẻ hiểu biết nông cạn, nhưng huênh hoang.
- Nghệ thuật: Nhân hóa, hình ảnh gần gũi, quen thuộc gợi nhiều liên tưởng.
- Nội dung: Dù hoàn cảnh, môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

b. Khi ếch ra khỏi giếng:
- Tình huống: mưa to, nước dềnh lên, tràn bờ, ếch ra ngoài.
- Không gian: rộng lớn
- Cử chỉ: đi lại khắp nơi, nhâng nháo nhìn trời, chả thèm để ý đến xung quanh
+ Ếch không tự ý thức về mình.
+ Kiêu ngạo, chủ quan
- Kết cục: Ếch bị trâu giẫm bẹp

Nghệ thuật: Cách kể chuyện bất ngờ, hài hước, kín đáo. Nghệ thuật nhân hóa, sử dụng từ láy đặc tả (nghênh ngang, nhâng nháo).
- Nội dung: Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường xung quanh vì chủ quan kiêu ngạo thường phải trả giá đắt.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Vy
Xem chi tiết
Đỗ Đức Đạt
12 tháng 11 2017 lúc 20:43
Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.Không nên chủ quan, kiêu ngạo,  nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị
Bình luận (0)
Pikachu
12 tháng 11 2017 lúc 20:35
Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.Không nên chủ quan, kiêu ngạo,  nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị
Bình luận (0)
Anna Phạm
12 tháng 11 2017 lúc 20:41
Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay băng thơ, mượn truyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính kể chuyện con người đẻ nói bống gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí
Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
23 tháng 10 2018 lúc 16:58

Bài học từ truyện:

- Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh

- Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết

- Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt

Bình luận (0)
Ngô Thị Thúy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
26 tháng 10 2016 lúc 14:03

Câu hỏi về cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng

Câu 1: Cả hai truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi và ếch ngồi đáy giếng đều có nét chung và nét riêng :

- Điểm chung : Cả hai truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức, nhắc nhở người ta không được chủ quan trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng xung quanh.

- Điểm riêng :

+ Truyện" Ếch ngồi đáy giếng" nhắc nhở mọi người không ngừng học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Truyện " Thầy bói xem voi" chủ yếu đề cập đến phương pháp nhận thức. Muốn hiểu đúng về sự vật, hiện tượng phải xem xét toàn diện mọi mặt cấu thành nên sự vật, hiện tượng đó, cần phải nhìn sự vật trong tính chỉnh thể.

=> Như vậy, hai câu chuyện ngụ ngôn này bổ sung cho nhau những bài học sâu sắc về nhận thức.

Bình luận (0)
ngo thi phuong
26 tháng 10 2016 lúc 13:29

Mình cũng họ Ngô

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương Giang
26 tháng 10 2016 lúc 13:49

Câu 1:

-Cả 5 ông thầy bói xem voi có những đặc điểm chung là :

+) Cả 5 ông thầy bói đều mù

+) Cả 5 ông thầy bói đều muốn xem voi

Câu 2 :

+) Cách xem voi : Mỗi thầy sờ vào một bộ phận của con voi: "thầy thì sờ vòi , thầy thì sờ chân , thầy thì sờ tai , thầy thì sờ ngà , thầy thì sờ đuôi"

+) Thái độ: Khẳng định ý kiến của mình đúng và bác bỏ ý kiến của người khác.

Câu 3:

- Các thầy nói đúng về mỗi bộ phận của con voi . CÁc thầy nói sai về con voi vì mỗi thầy chỉ sờ một bộ phận mà tưởng đó là con voi.

Câu 1: Nét chung:

+) đều là truyện ngụ ngôn .

+) đều là câu chuyện về sự phê phán và cho ta một lời khuyên nhủ.

Nét riêng :

+)Truyện " ếch ngồi đáy giếng" là mượn chuyện về loài vật để kể

+) Truyện " Thầy bói xem voi " thì mượn chuyên về chính con người dể kể.

 

Mik chỉ làm được vậy thui ak !!!Nếu sai thì bạn thông cảm cho mik nha !!!

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)