Những câu hỏi liên quan
Phạm xuân
Xem chi tiết
Leminhhieu
Xem chi tiết
minh nguyet
29 tháng 6 2021 lúc 15:20

Tham khảo nha em:

Ông cha ta từ xưa đến nay vẫn thường dạy "Tiên học lễ, hậu học văn". Trong lời dạy ấy, lễ chính là lễ nghĩa và lời chào là một trong số những lễ nghĩa quan trọng hàng đầu. Lời chào là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong những lần gặp gỡ, nó là cầu nối quan trọng đầu tiên đối với tất cả mỗi người. Lời chào hỏi chính là phép lịch sự tối thiểu nhất mà mỗi người chúng ta cần có và nên có. Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngày nay, lời chào đang ngày dần mất đi giá trị của nó, trẻ con gặp người lớn tìm cách lảng tránh thay vì cất tiếng chào. Phải chăng việc nói lời chào trở thành quá khó?. Những điều ấy xuất phát từ sự thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của bản thân mỗi người, do môi trường giáo dục thiếu sự quan tâm, dạy dỗ. Đó là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta cần lên án, phê phán. Có thể thấy, dẫu trong bất cứ thời đại nào, lời chào vẫn luôn có giá trị, ý nghĩa to lớn và quan trọng, nó là một nét đẹp trong cách ứng xử của con người. 

Câu nghi vấn: in đậm nghiêng

 

Bình luận (1)
Hắc Hoàng Thiên Sữa
29 tháng 6 2021 lúc 18:12

Tham khảo!!!

ừ xưa đến nay ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu của mình trong kho tàng tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Dân tộc Việt Nam vốn rất trọng lễ nghĩa. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng những người xung quanh. Trong bất kì hoàn cảnh nào, lời chào hỏi luôn thể hiện nhân cách của một con người. Cách nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” muốn khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người.

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Dù có đói nghèo nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là việc ăn uống. Một lời chào hỏi sẽ thể hiện sự kính trọng với những người xung quanh:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

 

Đến ngày nay, nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Như vậy có thể nói câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Dàn ý!!!

Mở bài: Giới thiệu về câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “ăn đi trước lội nước theo sau” rồi lại “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “lời chào cao hơn mâm cỗ”. vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nha mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm ai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Kết bài: Bài văn giải  thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ

 Như vậy có thể nói câu nói “lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Bình luận (1)
thùy linh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
2 tháng 2 2023 lúc 20:48

Con người ta thường lảng quên đi cái tốt đẹp của truyền thống mà mãi chạy theo cái mới mẻ, hiện đại. Và hình ảnh ông đồ trong thời nho học suy tàn là sự điển hình của vấn đề này.

Ta cảm nhận rõ hơn ở bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. Nếu như là lúc trước, người ta sẽ quây gần bên ông đồ mà xem những nét phượng múa rồng bay. Còn giờ đây, mỗi năm lại mỗi vắng như lời bài thơ, không còn ai thuê viết, giấy đỏ thắm buồn thay cho ông đồ, mực đọng lại bởi chẳng được cọ viết quệt vào. Hình ảnh ấy gây cho người ta nỗi thương, nỗi buồn vô cùng trong lòng. Có thể, chính ông đồ còn buồn hơn cái tính chạy theo sự hiện đại của con người. Nhưng ông vẫn ngồi đấy, theo lời thơ lại miêu tảo ông: chẳng ai hay ông ngồi đấy, người ta bận theo những mốt mới những trò chơi ngày Tết mới. Ôi, sự não nề đến tột cùng chắc hẳn đang gợi trong suy nghĩ của ông đồ. Đến cuối cùng, xuân thì vẫn cứ đến thế nhưng chẳng thấy ông đồ đâu nữa. Ngồi đấy làm gì?. Cũng chẳng ai thèm đoái hoài đến. Ông chẳng còn ngồi đó, người ta bận bịu với những cái giải trí mới, người ta chẳng vây quanh khen ông tấm tắc nữa. 

Qua đoạn văn, ta có thể thấy được một hình ảnh không mấy đẹp đẽ mà chỉ toàn gợi lên cái buồn bã trong lòng. 

Bình luận (0)
minh nguyet
2 tháng 2 2023 lúc 20:53

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về nhà thơ VĐL và thời nho học suy tàn

TB:

Phân tích các cụm từ: 

''vắng, buồn, không thắm, sầu, không ai hay, rơi, bay, không thấy, năm cũ'' 

Các tính từ được tác giả sử dụng để tái hiện sự suy tàn của thời nho học, ông đồ già vẫn ngồi trên góc phố đó nhưng người thuê viết ngày một thưa vắng, câu hỏi nghi vấn ''Người thuê viết nay đâu?'' là câu hỏi tự vấn, cho thấy sự bồi hồi nhớ đến những người từng thuê viết. Hình ảnh ''giấy đỏ'', ''mực'' được tác giả nhân hóa, ẩn dụ cho nỗi buồn của người nghệ sĩ. ''Lá vàng'', ''mưa bụi'' càng thêm tô đậm nỗi cô đơn của ông đồ. Phải chăng cuộc sống ngày một thay đổi, những giá trị truyền thống ngày càng bị mai một? (Câu nghi vấn)

Tác giả sử dụng nhiều tính từ buồn trái ngược với những khổ thơ đầu để nói về sự tan rã của nho học và nỗi buồn của ông đồ

KB: Bày tỏ tình cảm của em với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
doquynhanh
2 tháng 2 2023 lúc 21:06

Trong tác phẩm "Ông Đồ" (( Vũ Đình Liên )) , hình ảnh ông đồ thời nền Nho học suy tàn đã được tác giả khắc họa thành công.Đầu tiên tác giả đã vẽ lên khung cảnh của ngày tàn."Mỗi năm mỗi vắng" như muốn cho thấy người đến thuế viết ngày một ít. "Người thuê viết nay đâu ??" câu thơ này được sử dụng biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ gợi lên nỗi buồn tủi xót xa."Giấy đỏ buồn không thắm/Mực đọng trong nghiên sầu..."nỗi buồn xót xa như đã thấm đẫm trên những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên.Qua đó,cho thấy khung cảnh của ngày tàn chan chứa đầy nỗi buồn tủi và xót xa vô cùng.Cuối cùng,tác giả đã  cho thấy lên hình ảnh của ông đồ. "Ông Đồ vẫn ngồi đấy/Qua đường không ai hay " Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý.Phép đối được sử dụng ở câu thơ đó đã  thể hiện lên nỗi sầu tủi, lạc lõng, cô độc của ông đồ."Lá vàng rơi trên giấy"  lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi của nó.Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng.Phải chăng tác giả đã nhớ hình ảnh ngày xưa của ông đồ ?? Có thể nói tất cả qua cảnh ngụ tình những hình ảnh ấy đã gợi lên sự lạnh lẽo,ảm đạm,thê lương mà tàn tạ buồn bã rơi rụng biết bao! Đó có thể là báo hiệu cho tự suy tàn của nền Nho học.Như vậy , nhân vật Ông Đồ đã được tác giả khắc họa thành công góp phần thể hiện nỗi nhớ cảnh cũ - ngày xưa và  khẳng định tấm lòng thương tiếc của tác giả.

Bình luận (0)
Tuyết Nhung Đinh
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Quang Minh
28 tháng 4 2021 lúc 17:12

Trong thời đại công nghệ 4.0 khi công nghệ phát triển, con người chủ yếu giao tiếp với nhau qua thiết bị điện tử, mạng xã hội và ứng dụng trực tuyến thì hiện tượng sống ảo trở nên phổ biến trong toàn xã hội, nhất là giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề đặt nhiều mối quan tâm và lo ngại cho con người ngày nay.

Các bạn đều truyền tai nhau cụm từ “sống ảo” nhưng có số đông vẫn không biết “Sống ảo là gì?” và “Vì sao có nhiều người đam mê nó đến vậy?”. Sống ảo là sống trong hoang tưởng không đúng với thực tại của cuộc sống. Các bạn không cần giao lưu hay tham gia những chương trình ngoại khóa cũng có thể kết bạn và nói chuyện với mọi người khắp nơi qua ứng dụng chat trực tiếp hay mạng xã hội Zalo, Facebook, Twitter…Thực tế hiện nay, có 10 người đang trong độ tuổi vị thành niên thì có đến 9 người sử dụng mạng xã hội và một người sử dụng ứng dụng giao tiếp trực tiếp. Không chỉ giới trẻ mà có cả người lớn và trẻ em. Và nó đã trở nên quá phổ biến trong xã hội loài người vì sự hiện đại và thông dụng của nó. Ngày xưa chúng ta sử dụng thư viết tay để truyền nhau những lời nhắn nhủ, những tình cảm tha thiết và để bày tỏ sự chân thành. Bây giờ tất cả những điều đó đã được thay thế bởi những ứng dụng công nghệ cao có thể gửi nhanh qua mạng internet nên mọi người đều đắm chìm trong đó quá nhiều và quá lâu.

 

Từ một thói quen sử dụng mạng xã hội đã trở thành xu hướng chuộng “sống ảo” đều có nguyên nhân cả. Có thể hiểu theo nhiều cách nhưng có lẽ cách hiểu đơn giản và chính xác nhất là xuất phát từ tâm lí: đa số bạn trẻ thích thể hiện bản thân, hành vi của họ là để bù đắp cho sự thiếu tự tin ngoài thực tế. Họ muốn được yêu thương, ngưỡng mộ, chấp nhận thông qua việc đăng những ảnh mà họ cho rằng sẽ khiến họ trở nên hấp dẫn hơn hay chỉ đơn giản là để bắt kịp “trend” và theo kịp thời đại. Mọi người đều có một hình ảnh “ảo” mà bản thân mình không bao giờ có thể hoàn hảo được như thế nên suy cho cùng, sống "ảo" là hệ quả của việc sống thiếu bản lĩnh, thói quen mong hưởng thụ nhiều hơn cố gắng.

Thực tế đã chứng minh “sống ảo” đem đến cho thế hệ trẻ chúng ta nhiều cách nghĩ phụ thuộc, tiêu cực, hình thành tập tính bầy đàn. Đơn giản khi trên mạng xã hội xuất hiện một vấn đề nóng hổi, đang là đề tài “hot” thì lập tức có những “anh hùng bàn phím” xuất hiện. Không cần biết rằng nhân vật chính trong câu chuyện đúng hay sai, điều đầu tiên họ làm là theo đám đông a dua, cười đùa thậm chí chửi rủa họ. Những lời lẽ trên mạng xã hội chính là con dao hai lưỡi đã giết chết bao nhiêu sinh mạng, nhất là những người sống quá phụ thuộc vào mạng xã hội. Theo số liệu của ComScore - một trong những công ty dẫn đầu thế giới về đo lường và đánh giá hiệu quả các giải pháp marketing trực tuyến đã từng công bố báo cáo về thị trường trực tuyến tại Việt Nam và châu Á, trong hơn 30 triệu người sử dụng internet tại Việt Nam, có khoảng 87,5% đã và đang sử dụng các mạng xã hội, đa số là những người trẻ tuổi, nằm trong độ tuổi 15-34 (khoảng 71%). Và có đến hơn phân nửa thời gian các bạn dành cho việc lướt web, nói chuyện với bạn bè, bình luận trên các trang mạng xã hội…. Đó không phải một con số nhỏ khi hầu hết thanh thiếu niên Việt Nam đang trong tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào cuộc sống ảo trên mạng. Đã có rất nhiều vụ bắt cóc, giết người hay mâu thuẫn xảy ra trong quá trình giao tiếp trên mạng. Chúng ta không thể xacs định đối phương là ai, tốt hay xấu, thật hay giả… Tỉ lệ an toàn dành cho mỗi chúng ta khi quyết định từ một mối quan hệ mạng là không cao.

 

Thế nhưng bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận những điều tốt mà mạng xã hội mang lại cho con người. Nó trở thành nơi mở rộng quan hệ, chia sẻ thông tin, quan điểm, là nơi con người thoải mái thư giãn, thể hiện phần mà bản thân mình không dám lộ ra ngoài thực tế… Tất cả sẽ thành tác dụng khi chúng ta biết sử dụng mạng xã hội đúng cách, không lâm vào tình trạng sống “ảo”, sống phụ thuộc quá nhiều vào mạng xã hội.

Sống “ảo” không còn là một hiện tượng xa lạ trong xã hội, thậm chí nó đã trở nên vô cùng phổ biến và đang lan truyền rộng rãi trong xã hội công nghệ hiện nay. Giới trẻ chúng ta cần có những nhận thức đúng đắn và kịp thời về mức độ nguy hiểm của căn bệnh xã hội này. Trường học cần mở lớp học ngoại khóa tuyên truyền và giảng dạy cho các em học sinh, sinh viên về vấn đề sử dụng mạng xã hội, cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc sát sao con cái hơn nữa để ngăn các em khỏi tình trạng sống phụ thuộc vào mạng xã hội.Chúng ta phải chung tay vì một thế hệ trẻ Việt Nam tươi sáng.

Hãy sống thật với chính mình ngay từ hôm nay, hãy đem tất cả những gì vốn có của nó trả lại vị trí ban đầu. Hãy hành động vì chính bản thân các bạn. Cuộc sống là hiện thực, bạn phải học cách sống thật với chính bản thân mình.

tk nha bn

Bình luận (0)
Leminhhieu
Xem chi tiết
M r . V ô D a n h
2 tháng 7 2021 lúc 16:32

tham khảo:

 

Trong xã hội hiện đại ngày nay có nhiều thứ thay đổi. Từ nhà cửa, phố xá, xe cộ cho đến những công trình tầm cỡ. Có phải vì thế mà những văn hóa truyền thống tốt đẹp, cụ thể như văn hóa chào hỏi trong mỗi người, nhất là trong giới trẻ ngày nay, đang thay đổi theo cuộc sống hiện đại ấy? Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao cha ông ta lại ví như vậy?

 

Lời chào có giá trị to lớn trong truyền thống văn hóa không chỉ riêng ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. "Mâm cỗ" là thứ cao sang thể hiện sự tôn trọng với người được mời đến ăn. Tuy nhiên lại không bằng lời chào vì lời chào thể hiện thái độ tôn trọng người của bản thân mình với mọi người, có thể là: ông, bà, bố, mẹ, thầy, cô, bạn bè… Nhận được lời chào chúng ta cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Như vậy ta có thể khẳng định lời chào có một ý nghĩa quan trọng và to lớn. Chẳng vì thế mà khi mới biết nói bố mẹ đã dậy chúng ta chào ông, chào bà, chào những người xung quanh.

Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng, có một số người, trong đó có giới trẻ hiện nay cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại cso những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy?

 

Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Không những vậy chúng ta còn đánh mất đi bản chất vốn có của mình đó là sự tôn trọng người khác, cũng như tôn trọng bản thân mình. Tại sao giới trẻ bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy?

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra. Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Có bạn nhìn thấy thầy cô thì quay đi, có bạn thì chào vội vàng, có bạn thì chào nhanh quá còn phat âm sai "Em chào cô ạ" thì biến thành "quạ ạ" đã chào ngắn, chào tắt rồi, lại còn chào sai. Những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

 

Thế nhưng không phải ai cũng vậy, ai cũng quên đi cách chào hỏi. Có những người một phần vì được giáo dục tốt, một phần vì ý thức của họ mà gặp ai họ cũng lễ phép chào hỏi. Họ không mất gì, nhưng lại được nhiều thứ họ được sự yêu mến, tôn trọng, kính nể. Chào hỏi khiến quan hệ giữa người với người trở nên gần gũi, thân thiết, xây dựng nên một xã hội tốt đẹp, văn minh.

Thế nên, mỗi người nhất là giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần tự tạo cho mình một kỹ năng chào hỏi. Để nó là hành trang bên mình khi còn là học sinh, lời chào có thể xây dựng nên một tình bạn đẹp, tình thầy trò gắn bó. Khi ra ngoài xã hội sẽ được mọi người tôn trọng. Chẳng gì tuyệt vời hơn khi chúng ta là một người có văn hóa, có lịch sự, chúng ta được mọi người yêu mến kính trọng.

Một lời chào đơn giản thôi phải không nào, nhưng nó lại mang một ý nghĩa to lớn. Sẽ chẳng có gì phải ngại ngần khi nói ra lời chào của chính bạn, bởi một chào được nói ra bạn sẽ có thêm rất nhiều thứ. Hi vọng trong tương li khi nền kinh tế nước ta phát triển hơn nữa thì văn hóa của nước ta, đặc biệt là văn hóa chào hỏi, sẽ không bị lãng quên, bị bóp méo, xô lệch.

Bình luận (1)
Sad boy
2 tháng 7 2021 lúc 16:44

THAM KHẢO

Lời chào hỏi là cách ứng xử giao tiếp xã hội, nhằm để duy trì mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, tương thân tương ái giữa con người với con người trong một tập thể, cộng đồng. Thực trạng hiện nay, lời chào đã và đang dần dần mất đi vai trò của nó trong cuộc sống khi mà không ít người xem đó chỉ là hình thức, là xã giao không cần thiết. Nên tình trạng con cái về nhà không thèm hỏi cha mẹ; học sinh tới trường gặp thầy cô không chào; ra ngoài xã hội con cháu không chào người lớn tuổi... Vô hình chung, họ đang vô tình hay cố ý làm mất đi phép lịch sự tối thiểu, nét văn hóa tốt đẹp trong ứng xử thiết yếu của cuộc sống. Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên? Đó trước hết là do ý thức của con người rất kém, thiếu hiểu biết, suy nghĩ lệch lạc thực dụng ích kỉ, thiếu sự hòa đồng với mọi người xung quanh; do môi trường giáo dục gia đình – cái nôi sinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển nhân cách của con người: cha mẹ ít quan tâm tới con cái, không bảo ban, dạy dỗ về tầm quan trọng của lời chào. Có thể nói, lời chào hỏi là thước đo phẩm chất, đạo đức của con người, vì vậy mỗi người cần có ý thức chào hỏi một cách có văn hóa trong cuộc sống này. Tùy từng đối tượng, hoàn cảnh khác nhau lại có những cách chào hỏi khác nhau, sao cho phù hợp. Đối với người bề trên thì lễ phép, kính trọng; đối với bạn bè cùng trang lứa thì hòa đồng, gắn bó, sẻ chia. Các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần chú trọng giáo dục con em mình về văn hóa ứng xử giao tiếp, sao cho họ nhận thức được tầm quan trọng của lời chào và lời chào là văn hóa truyền thống của cha ông ta: "Tiên học lễ - hậu học văn".Tóm lại, lời chào hỏi là một nét đẹp văn hóa ứng xử, thể hiện nhân cách, đạo đức, trình độ văn minh hiện đại của con người, xã hội. Vì vậy, mỗi người cần có ý thức giữ gìn, phát huy và luôn răn dạy những thế hệ tiếp nối cần chú trọng tới lời chào hỏi: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Bình luận (0)
Hiệp Haa
Xem chi tiết
24	Nguyễn Thanh Ngân
Xem chi tiết
Tung Duong
12 tháng 10 2021 lúc 9:48

Bạn tham khảo ạ:

Xã hội ngày càng thay đổi ,nhu cầu học tập ngày càng trở nên quan trọng. Việc học không chỉ ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người.Vì vậy ,trẻ em hiện nay cần cố gắng học tập để có thể giúp được cho xã hội được bấy nhiêu thì hay bấy nhiêu .Người ta thường có câu ,"trẻ em là tương lai của đất nước" búp măng non sau này cũng trở nên cao ráo ,vạm vỡ.Qua đó ,trẻ em hiện nay không chỉ cần học tập thật tốt mà còn có sức khoẻ tốt ,có thể mới có thể giúp ích được cho đất nước ,xã hội hôm nay và mai sau.Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy..Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công

Biện phát tu từ:Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy : So sánh 
                         Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công : Nhân hoá
                         Việc học không còn ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người .: Điệp ngữ

Cre: Hoidap247

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
đinh Quang Nhật
10 tháng 8 2023 lúc 21:02

Bạn tham khảo ạ:

Xã hội ngày càng thay đổi ,nhu cầu học tập ngày càng trở nên quan trọng. Việc học không chỉ ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người.Vì vậy ,trẻ em hiện nay cần cố gắng học tập để có thể giúp được cho xã hội được bấy nhiêu thì hay bấy nhiêu .Người ta thường có câu ,"trẻ em là tương lai của đất nước" búp măng non sau này cũng trở nên cao ráo ,vạm vỡ.Qua đó ,trẻ em hiện nay không chỉ cần học tập thật tốt mà còn có sức khoẻ tốt ,có thể mới có thể giúp ích được cho đất nước ,xã hội hôm nay và mai sau.Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy..Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công

Biện phát tu từ:Trẻ em như những chú linh chuẩn bị ra trận vậy : So sánh 
                         Tương lai đang kêu gọi chúng ta hãy kiên trì ,tiếp tục vươn lên rồi sẽ thành công : Nhân hoá
                         Việc học không còn ảnh hướng rất lớn về xã hội mà việc học đánh vào tương lai của mỗi con người .: Điệp ngữ

Bình luận (0)
nguyễn duy manhj
Xem chi tiết
ᴠʟᴇʀ
28 tháng 3 2022 lúc 8:08

Tham khảo:

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Bình luận (1)
Hồ Hoàng Khánh Linh
28 tháng 3 2022 lúc 8:20

Tham khảo:

Vệ sinh môi trường đang là một vấn đề rất bức thiết trong cuộc sống chung của chúng ta ngày hôm nay. Với môi trường học đường thì lâu nay sự "ô nhiễm" là có thực nhưng mọi người lại… bỏ quên, và chính học sinh, sinh viên cũng cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ gìn vệ sinh nơi trường lớp. Được biết, từ cấp bậc mẫu giáo, tiểu học cho tới đại học, các em học sinh, sinh viên luôn được giáo dục rất kỹ lưỡng về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh - sạch đẹp ở mọi nơi, mọi chỗ. Nhưng đáng buồn thay, ở bất cứ trường học nào, những cảnh tượng học sinh, sinh viên không giữ gìn vệ sinh học đường rất phổ biến. Nhiều em vứt giấy, rác vỏ của các bao bì đựng quà vặt, bã kẹo cao su… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi ngăn bàn, dưới nền lớp học… Việc làm thiếu ý thức này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan trường học và bầu không khí học tập và giảng dạy, sinh hoạt, vui chơi của thầy cô giáo và của chính các em. Không chỉ vứt rác bừa bãi, nhiều em, nhất là các em ở bạc tiểu học còn vẽ bậy trên bàn học, trên tường… Nguyên nhân của việc các em thiếu ý thức trong việc giữ gìn môi trường vệ sinh học đường là do thói lười biếng, lối sống ích kỷ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số em. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp. Cách suy nghĩ ấu trĩ như vậy thật là thiển cận và nguy hại. Rồi nữa, đó là do thói quen có từ lâu, khó sửa đổi khi ở các lớp học, hàng ngày, mặc dù các thầy cô giáo và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.

Bình luận (1)
Nguyễn KHả Uyên
Xem chi tiết