Serena Quỳnh Như
* Gợi ý về nội dung cần đạt của chủ đề năm 2023Mỗi năm, tổ chức Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) luôn chọn những vấn đề hết sức nổi bật, những vấn đề mang tính toàn cầu để đưa ra các chủ đề của cuộc thi. Vì thế, khi tham gia cuộc thi, các em không chỉ rèn kỹ năng viết văn mà còn được thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ và tình cảm của mình về những vấn đề lớn lao của thời đại.Chủ đề năm nay gắn với một vấn đề lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em: Antoàn giao thông đường...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
22 tháng 7 2023 lúc 14:55

Tham khảo!

 Môi trường sống của con người đang bị đe dọa nghiêm trọng: Chất thải, khí thải,… được thải ra môi trường gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở mức báo động cao; các khu rừng đang dần bị phá hủy gây nên sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu và sự suy giảm đa dạng sinh học;…

- Những biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường: xử lí rác thải sinh hoạt và từ nhà máy trước khi thải ra môi trường; hạn chế sử dụng hóa chất gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, thay thế bằng thuốc có nguồn gốc sinh học; hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo;…

+ Trồng cây gây rừng và phòng chống cháy rừng.

+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường.

Bình luận (0)
dethuong
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
4 tháng 2 2017 lúc 18:52

Thưa Tổng thư ký LHQ António Guterres.

Tình hình thế giới trong những năm gần đây dự đoán sẽ có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, từ tình hình Biển Đông, bầu cử ở Mỹ, sự đi xuống của tổ chức khủng bố IS.

Năm 2016 xuất hiện nhiều sự kiện được thế giới quan tâm như việc Nga lần đầu không kích tổ chức Nhà nước hồi giáo (IS) tại Syria, vụ khủng bố tấn công thảm sát ở thủ đô Paris của Pháp, căng thẳng ở Biển Đông, nhức nhối về vấn đề người tị nạn ở Châu Âu, sự thất bại của di cư tự do, thực trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu, xung đột chiến tranh nhiều hơn hoà bình, tình hình đói nghèo thiếu thuốc men và chỗ ở....

Bên cạnh nhiều sự kiện đang diễn ra, chúng ta cần quan tâm và nỗ lực hơn nữa để nhằm ngăn chặn và khắc phục sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) với những vụ khủng bố toàn cầu, làm thế giới phải sống trong lo sợ, ám ảnh. IS chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và Syria, liên tiếp gây ra những hành động giết người ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng.

Syria trước nội chiến nhìn bên ngoài có dáng vẻ của một quốc gia tương đối yên bình và là một điểm đến du lịch nổi tiếng với các thành cổ Palmyra đứng sừng sững hàng ngàn năm. Tuy nhiên, bên trong đây lại là một quốc gia độc tài đặt dưới cai trị sắt đá của gia đình nhà Assad, vốn xây dựng nên bằng giết chóc bạo lực từ những năm 1980. Trong đó, tai tiếng nhất là vụ thảm sát Hama 1982, quân đội Assad đã giết hại từ 20.000 đến 40.000 người nhằm gửi đến một thông điệp: phản đối chính quyền rồi bạn và cả gia đình sẽ bị giết. Trước kia, chế độ Assad có thể sử dụng tra tấn và giết chóc để khủng bố người dân tuân theo. Nhưng từ năm 2011, rất nhiều người Syria quyết định thà đấu tranh rồi chết hơn là sống cam chịu dưới chế độ phát xít độc tài đã phạm đủ loại tội ác của nhân loại.

Cuộc nổi dậy ở Syria bắt đầu từ ngày 26 tháng 1 năm 2011với hàng loạt những cuộc biểu tình nhỏ, tháng 1 năm 2012, Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 5.000 người đã bị giết kể từ khi các cuộc biểu tình, phản đối chống lại chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad lần đầu tiên nổ ra hồi cuối tháng 3 năm 2011. Cho đến nay, sau hơn 1 năm, chưa có một nghị quyết LHQ về Syria nào được thông qua, đều do Nga và Trung Quốc phủ quyết.

Rồi làn sóng của Mùa xuân Ả rập bắt đầu với các cuộc tuần hành biến thành cách mạng nhanh chóng lật đổ 3 chính phủ ở Tunisia, Ai Cập và Libya đều diễn ra vào đầu năm 2011, gây hứng khởi cho người dân Syria đang sống trong kìm kẹp.

Tháng 3/2011, một nhóm thiếu niên vẽ các khẩu hiệu cách mạng lên cổng trường học ở thành phố Deraa phía nam Syria và bị chính phủ bắt, rồi tra tấn. Hành động này cũng giống như vụ một thanh niên bán rau tự thiêu nhằm phản đối cảnh sát đã thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng ở Tunisia, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Syria cũng được kích hoạt.

Sau khi cảnh sát nổ súng vào đoàn người biểu tình tại thành phố Deraa, nhiều người hơn nữa xuống đường.

Cũng giống như ở Tunisia, bạo lực của chính quyền khiến người phản đối trên khắp Syria sôi sục, đòi Tổng thống Bashar al-Assad từ chức. Việc chính quyền tiếp tục sử dụng vũ trang để đàn áp những người bất tuân chỉ làm cho quyết tâm của người dân Syria mạnh hơn. Đến tháng 7/2011, hàng trăm ngàn người Syria đã ra đường tuần hành chống chính phủ.

Tuy nhiên, bàn tay sắt của ông al-Assad không chùn tay trước việc dùng bạo lực trấn áp số đông. Và lúc này những người biểu tình cũng bắt đầu sử dụng vũ khí, ban đầu là để bảo vệ chính mình, sau đó là chống lại quân chính phủ, kiểm soát các thành phố.

Bạo lực nhanh chóng leo thang thành nội chiến khi các binh đoàn quân nổi dậy được thành lập để đánh trả quân chính phủ. Các cuộc chiến lan tới thủ đô Damacus vào năm 2012.

Tới tháng 6/2013, Liên Hiệp Quốc thông báo có 90.000 người Syria thiệt mạng trong các cuộc xung đột. Tới tháng 8/2014, con số đó tăng gấp đôi, lên 191.000 người và lại tiếp tục tăng lên 250.000 vào tháng 8/2015.

Hơn 11 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria, góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng di dân khổng lồ ở châu Âu.

Syria bây giờ không chỉ là chiến trường của hai phe chống và thuận Tổng thống Assad nữa. Nó đã khoác lên màu sắc sắc tộc, trong đó những người Hồi giáo dòng Sunni chống lại dòng Shia thiểu số mà ông Assad là một thành viên. Ngoài ra, sự trỗi dậy của các nhóm thánh chiến Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo (IS) khiến cho tình hình vô cùng phức tạp. Các quốc gia láng giềng như và các siêu cường như Nga, Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc xung đột này.

Khoảng 2,6 triệu người Syria đã rời bỏ nước mình và khoảng 4 triệu người đã phải rời bỏ nơi cư trú của mình, hơn 250.000 người Syria đã mất mạng trong cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài. Theo các tường thuật của UNICEF trong số những người tỵ nạn có tới 1 triệu trẻ em.. Cuộc khủng hoàng người di cư Syria đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới tại châu Âu. Nghiêm trọng hơn, các tổ chức khủng bố lợi dụng trà trộn vào dòng người di cư để tới khủng bố châu Âu. Những nguy cơ về an ninh đe dọa làm vỡ kế hoạch nhất thể hóa châu Âu khi khiến nhiều đảng dân tộc cực đoan, thậm chí phát-xít có tiếng nói lớn hơn trong chính quyền, một số quốc gia như Anh còn có kế hoạch rời khỏi Liên minh châu Âu.

Bắt đầu từ cơn gió của Mùa xuân Ả Rập mang đầy hy vọng, xung đột xoáy sâu vào các mâu thuẫn sắc tộc rồi leo thang thành một cuộc nội chiến trên toàn quốc. Khoảng 4 triệu người, trong đó phần nhiều là phụ nữ và trẻ em đã phải chạy trốn khỏi Syria nhằm tìm đường sống giữa các cuộc chiến sống còn của lực lượng quân chính phủ với phe nổi dậy cũng như với các chiến binh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).

Sinh ra trong hỗn loạn, Nhà nước Hồi giáo (IS) vốn là một nhóm phát triển từ al-Qaeda ở Iraq đã kiểm soát được một vùng đất lớn từ phía bắc Iraq và sau đó lan sang Syria. Nhanh chóng trở thành tổ chức khủng bố lớn nhất thế giới, tại Syria và Iraq.

Tháng 9/2014, liên quân do Mỹ dẫn đầu thực hiện không kích Syria với mục tiêu “làm suy yếu và cuối cùng triệt hạ IS”. Tuy nhiên liên quân tránh những cuộc xung đột mang lại lợi ích cho phe chính phủ Assad và không can thiệp vào các trận đánh giữa hai bên.

Đến nay, sau hơn 1 năm tiến hành không kích và với sự tham gia của Nga, Iran nhằm hỗ trợ quân chính phủ Syria, phiến quân khủng bố IS không chỉ không suy yếu đi mà còn tiếp tục kêu gọi thánh chiến toàn cầu.

Vì không bên nào đủ sức mạnh để chấm dứt chiến tranh, cộng đồng quốc tế đã kết luận rằng chỉ có một giải pháp chính trị mới có thể kết thúc nội chiến ở Syria trong thời gian ngắn nhất và yên bình nhất. Tuy nhiên, một số cố gắng của các quốc gia Ả Rập và Liên Hiệp Quốc làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn và đối thoại đã thất bại.

Đáng kể nhất cho tới thời điểm hiện tại là hội nghị thượng đỉnh Geneva (Thụy Sĩ) do Liên Hiệp Quốc triệu tập và có Mỹ, Nga tham dự hồi tháng 1/2014. Hội nghị này nhằm kêu gọi các cường quốc giúp thi hành Thông cáo Geneva 2012, theo đó cộng đồng quốc tế giúp Syria thành lập một chính phủ lâm thời làm cơ quan chuyển giao quyền lực ở Syria trên cơ sở các bên đều đồng thuận. Tuy nhiên, để đạt được đồng thuận giữa các bên trong cuộc xung đột Syria hiện tại là việc không dễ dàng.

Điều chúng ta cần phải làm cấp thiết ngay bây giờ là hành động chứ không phải sự cảm thông. Cần xây dựng một nhà nước Syria mới đa nguyên, không phân biệt sắc tộc và Tổng thống Bashar al - Assad cùng tay chân sẽ không có chỗ đứng trong mọi giai đoạn chuyển giao quyền lực. Cần đưa ra những giải pháp chính trị và giải pháp về quân sự và hoà bình, sự can thiệp của các nước châu Âu để nhanh chóng kết thúc nội chiến kéo dài ở Syria.

Tôi hi vọng rằng với sự sáng suốt của ngài Tổng thống LHQ António Guterres sẽ tìm thấy "ánh sáng ở cuối đường hầm" hé mở hi vọng cho cuộc khủng hoảng ở Syria.

Việt Nam, ngày ... tháng ... năm 201...
Mr. .............

Bình luận (0)
Bạn Linh Ơi
Xem chi tiết
belphegor
27 tháng 12 2016 lúc 21:31

đây viết hộ thư UPU cho con cóc đó đc chưa hả

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Chắc hẳn Ngài cũng biết tình hình thế giới của chúng ta trong những năm gần đây đang có những biến động đáng kể: Sự già hóa dân số, liều lĩnh của các tổ chức khủng bố tổ chức hồi giáo , căng thẳng trên Biển Đông, sự gia tăng của các bệnh dịch, thiên tai,sung đột giữa danh giới của các nc, đang kéo đến với những tần suất liên tục khiến con người chúng ta phải đối mặt với bao hệ lụy.

Biết bao nhiêu người mất nhà, mất cửa, phải di cư; biết bao nhiêu linh hồn bị lấy đi, các khu chợ chỉ để chờ “bố thí” một miếng ăn. Điều đó là điểm bắt đầu cho sự bùng nổ của các cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Ngài có biết, ở Nam Sudan kể từ tháng 12/2013, hơn 2 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ. Khoảng 1,6 triệu người đã phải bỏ nhà cửa ,quê hương ,nơi chôn rau cắt rốn của mk để di cư sang nc khác và trong khi có hơn 900.000 người

Tình hình càng trở nên tồi tệ và nghiêm trọng hơn kể từ khi xảy ra các vụ đụng độ hôm 7/7 tại Juba, giữa các lực lượng ủng hộ Tổng thống Salva Kiir và các lực lượng ủng hộ ông Riek Machar. Chỉ riêng trong tháng 7/2016, khoảng 70.000 người Nam Sudan đã vượt biên giới để sang Uganda tị nạn.

Trong khi đó, khoảng 4,8 triệu người trên khắp cả nước vẫn đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng và có tới 250.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng. Bên cạnh đó, Nam Sudan cũng phải đang chống chọi với sự bùng phát của dịch tả. Chính những điều này đã khiến cho cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Nam Sudan ngày càng trầm trọng hơn.

Hiện nay, các chiến dịch quân sự và các cuộc tấn công của lực lượng khủng bố hồi giáo tự sưng IS khiến cho nguy cơ khủng hoảng nhân đạo xảy ra ngày càng cao. Ngày 17/10 Liên Hợp Quốc cảnh báo cuộc tổng tấn công của các lực lượng Chính phủ Iraq nhằm giành lại thành phố Mosul từ Tổ chức này và có thể gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, với hàng trăm nghìn dân thường phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Trong khi trước đó, 1,5 triệu người vẫn đang mắc kẹt tại Mosul . Đó là chưa kể, Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) đã ước tính khoảng 100.000 người Iraq sẽ tới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để tránh các cuộc giao tranh tại thành phố Mosul.

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất từ các cuộc xung đột trên thế giới là số lượng người dân tại các nước bất ổn buộc phải liều mạng vượt biển đang tăng cao. Ít nhất 2.000 người thiệt mạng khi tìm cách vượt qua Địa Trung Hải để tới các nước châu Âu trong năm 2015.

Nếu đến những vùng tôi kể trên hay bất cứ nơi nào đang có giao tranh về quân sự trên thế giới, Ngài sẽ chẳng khó khăn gì để nhìn thấy những đoàn đang người lê từng bước mệt mỏi, trên tay cầm tất cả những gì quý giá nhất với họ. Có thể, chỉ là một cái bánh hay vài bộ quần áo. Và đương nhiên, trong những người đi tị nạn ấy cũng chẳng thiếu gì người già hay trẻ nhỏ.

Để tìm kiếm sự sống họ sẵn sàng liều mình vượt biển, vượt đại dương nhưng lại chẳng thể nào biết được cuộc đời mình sẽ về đâu trong những ngày tháng tiếp theo,nhưng ngững chuyến đò ko có bờ bến.

họ phải ngủ bắt cứ nơi đâu và ăn bất cứ thứ j mà họ tìm đc,để có thể sinh tồn trong thứ đc gọi là ''địa ngục trần gian''.Có khi họ còn phải liều mạng để đi dành miếng cơm miếng áo sống qua ngày .

Tôi còn nhớ như in hình ảnh một ông bố Syria bế con cố bơi về đất iền khi xuồng của họ hỏng động cơ lúc vượt qua biển. Khi đưa con vào bờ thành công, dù sự lo lắng và mệt mỏi thể hiện rõ trên khuôn mặt nhưng ông bố ấy đã nói một câu khiến tôi ám ảnh mãi cho tới tận giờ: "Bạn không cần quá nhiều để có thể cảm thấy hạnh phúc. Đôi khi, những điều giản đơn nhất lại đem đến niềm hạnh phúc lớn hơn cả".

Có thể với những người như tôi, như Ngài thì sự giàu sang phú quý, có con đường danh vọng sáng lạn, có nhiều người nể phục là hạnh phúc. Nhưng với những người tị nạn, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo có nguy cơ bùng nổ cao hơn thì được sống mới là hạnh phúc của họ.

Tôi hi vọng rằng với sự sáng suốt của ngài Tổng thư ký LHQ António Guterres ngài sẽ tìm cách để cộng đồng trên thế giới đều phải thay đổi hẳn cách nghĩ về công tác cứu trợ để giải quyết tận gốc sự khủng hoảng nhân đạo.

Bên cạnh quyết tâm chính trị thì phải đi kèm với hành động cụ thể. Trong đó, những quốc gia phát triển giàu có thể hiện hành động với vấn đề nhân đạo.

Tôi tin rằng, với sự quyết liệt đấu tranh của Ngài trong việc giải quyết vấn đề khủng hoảng nhân đạo thì một tương lai không xa, thế giới của chúng ta sẽ được mang tên “Thế giới hạnh phúc ”và mọi người sẽ đc sống trong hòa bình .

Và tôi mong với sự dẫn dắt ,sự đấu tranh quyết liệt với những biến động trên thế giới của ngài sẽ đưa con người chúng tui bước vào thời kì phồn vinh .
Việt Nam, ngày 22 tháng 12 năm 2016

Ms. Long

Bình luận (5)
Trung Trần
30 tháng 12 2016 lúc 19:22

Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 46 năm 2017 có chủ đề "Hãy hình dung, nếu bạn là cố vấn Tổng thư ký Liên hợp quốc mới, bạn sẽ cố vấn cho ngài ấy vấn đề nào của thế giới cần xử lý đầu tiên và giải quyết vấn đề đó bằng cách nào?".

Cach viet thu quoc te UPU 46 nam 2017: Neu ban la co van Tong thu ky LHQ - Anh 1

Ảnh minh họa

Nhìn từ những bức thư được giải cao cuộc thi Viết thư quốc tế UPU những năm trước, các em sẽ rất dễ dàng nhận ra nó có những đặc điểm chung.

Thứ nhất, dù chủ đề hàng năm là gì, nhưng các bức thư được giải đều tập trung vào những vấn đề thời sự đang đặc biệt được quan tâm, hoặc những vấn đề đang được coi là mục tiêu của nhân loại, ví dụ như đói nghèo, biến đổi khí hậu, chiến tranh, đại dịch HIV/AIDS... Với chủ đề năm nay, các em hãy tìm hiểu những mục tiêu thiên niên kỷ mà Liên hợp quốc đang đặt ra, tìm hiểu những vấn đề mà Tổng thư ký Liên hợp quốc đã nói đến trong lễ tuyên thệ nhậm chức và chọn cho mình một vấn đề, tìm thông tin về vấn đề đó và viết bằng chính những hiểu biết của mình.

Thứ hai, các bức thư được giải đều viết đúng chuẩn mực mà thể lệ cuộc thi đã đặt ra. Lời văn rõ ràng, ý tứ mạch lạc. Các em hãy đảm bảo bài thi là một bức thư viết dưới dạng văn xuôi (chưa đăng báo hoặc in sách), dài không quá 1.000 từ; viết tay trên một mặt giấy (bài đánh vi tính hoặc photocopy là không hợp lệ). Bức thư viết đúng chuẩn theo thể loại viết thư, có ngày tháng, có lời chào mở đầu và kết thúc.....

Thứ ba, các em hãy đảm bảo bức thư dự thi của mình có đầy đủ thông tin. Theo quy định, ở góc trên cùng bên trái, các em ghi đầy đủ: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, địa chỉ trường, lớp, huyện (thị), tỉnh (thành phố) hoặc địa chỉ gia đình. Bài ghi không đầy đủ các nội dung trên sẽ bị loại.

Thứ tư, các em hãy cố gắng tưởng tượng về vấn đề mình viết bằng đúng những suy nghĩ thật nhất. Những bức thư được giải trong các kỳ thi trước, đều chạm đến trái tim người đọc khi biểu đạt tốt những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Không nên bắt chước người khác, hoặc làm theo mẫu có sẵn. Các bài mẫu chỉ nên dùng để tham khảo về cách lựa chọn vấn đề hoặc cách viết.

Viết thư Quốc tế UPU 46 năm 2017 với chủ đề "Nếu bạn là cố vấn cho tổng thư ký Liên hợp quốc". Cũng như nhiều năm trước, các em sẽ phải đặt mình ở một vị trí người khác mà có thể các em chưa biết là ai. Vì thế, các em hãy tìm hiểu thật kỹ về vị trí mà mình sẽ tưởng tượng, vai trò và trách nhiệm của họ để bài viết "giả tưởng" vẫn thật gần gũi.

Trung Trần

Bình luận (2)
Ngọc Thái
3 tháng 1 2017 lúc 20:18

Kính thưa Tổng thư ký LHQ Ngài Antonio Guterres!

Vừa qua, văn phòng cảnh sát hình sự Liên bang Đức (BKA) xác nhận ít nhất 8.991 trẻ em tị nạn không còn liên hệ với chính quyền. Trong số này hầu hết những đứa trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 14-17 nhưng 867 trường hợp chỉ dưới 13 tuổi.

Theo RT, con số này nhiều gấp đôi so với số liệu được công bố hồi tháng 1/2016 với 4.749 trẻ tị nạn được thông báo đã mất tích.

Năm 2015, số trẻ tị nạn bị mất tích ở Đức là 5.800 em trên số lượng tiếp nhận người tị nạn là 1,1 triệu trường hợp.

Trong năm nay, Văn phòng Liên bang về người di cư và tị nạn của Đức dự kiến sẽ tiếp nhận tối đa 300.000 người xin tị nạn ở nước này.

Các em là những đứa trẻ lang thang, không cha, không mẹ, rất dễ bị bóc lột thậm tệ, dưới mọi hình thức. Vì thế, có những em mới 5 tuổi nhưng đã phải lao động cực nhọc, dưới mọi hình thức để có thể kiếm cơm nuôi sống bản thân... Cũng có nhiều em phải đi ăn xin từng bữa…và ngủ ở gầm cầu, ven đường, xó chợ và cay đắng hơn là các em bị xua đuổi, an ninh không được bảo đảm.

Chắc hẳn Ngài vẫn còn nhớ bức ảnh chụp em bé Syria tên là Aylan, 2 tuổi, người Syria chết bên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ đã làm rúng động cả thế giới, trở thành hình ảnh đại diện về những cuộc hành trình tị nạn khắc nghiệt. Trường hợp cậu bé Aylan không phải ngoại lệ.

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đầu năm 2015 đến nay hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải vào châu Âu để mong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ phải lênh đênh trên biển trong nhiều ngày, đối mặt với nạn buôn bán người, thiếu thốn đồ ăn, thuốc men và có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Và quan trọng là sự sống và cái chết của họ chỉ trong gang tấc.

Ngài có biết trong lúc chúng ta ngủ trong chăn ấm, đệm êm và ăn những thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì những đứa trẻ tỵ nạn phải sống thế nào không? Thực sự khi nhìn những hình ảnh về trẻ tị nạn Syria nằm ngủ vật vờ trên đường phố lạnh lẽo hay trong cánh rừng hoang sơ mà truyền thông đưa tin khiến tôi rất chạnh lòng. Những đứa trẻ ấy đáng lẽ phải được chăm sóc đươc nuôi dạy, được vui chơi và học hành, được sống trong tình thương của gia đình thay vì lang thang khắp nơi, kiếm được gì ăn nấy và mệt ở đâu thì ngủ ở đó.

Và…đương nhiên, khi ở những quốc gia mà những cuộc xung đột diễn ra liên tục thì mạng sống của họ còn bị tước đoạt đi bất cứ lúc nào.

Được biết, Ngài là một trong số những người dành sự quan tâm đặc biệt đối với người tỵ nạn, mà nhất là trẻ em. Vì thế, ngay từ lúc này, với cương vị là Tổng thư ký Liên hợp quốc, mong Ngài hãy hành động để thể hiện quyết tâm của Liên Hợp Quốc trong việc hợp sức với tất cả mọi người để bảo vệ quyền con người của tất cả những người di cư và tị nạn;

Tăng cường hỗ trợ những quốc gia bị làn sóng di cư và tị nạn ảnh hưởng nặng nề nhất; Trợ giúp những người dân đang tuyệt vọng trong các cuộc khủng hoảng kéo dài; Đảm bảo trẻ em di cư tị nạn được đi học; Cải thiện các hoạt động tìm kiếm và giải cứu người di cư và tị nạn; Tăng cường ngân sách viện trợ nhân đạo và tái định cư cho người tị nạn.

Tôi rất mong ngài António Guterres với vai trò là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào tháng 1/2017 sẽ nhìn nhận những gì tôi đã phân tích và có những động thái quyết liệt để chúng ta cùng nhau chung tay hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho những người tỵ nạn để cuộc sống của họ có thể bớt một chút bất hạnh và hơn thế nữa là vì một thế giới yên bình hơn.

Ms. Thanh

Bình luận (2)
ngọc nguyễn
Xem chi tiết
ngọc nguyễn
20 tháng 3 2023 lúc 19:03

ai giúp mình vớikhocroi

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 22:52

* Bài nói tham khảo:

       Nhà thơ người Đức Johann Wolfgang Goethe đã từng đưa ra một triết lí sống:

"Mọi lý thuyết đều màu xám
Và cây đời vĩnh viễn xanh tươi."

       Thực vậy, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo biết bao nhiêu là bộn bề phức tạp của cuộc sống đặt ra, đòi hỏi con người cần phải thực sự mạnh mẽ và tỉnh táo để có thể đương đầu, vượt qua trở ngại. Vì thế, để có thể bắt nhịp cùng với xu thế của thời đại, cũng như đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra, con người hiện đại không những cần ra sức chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức mà còn cần phải chăm chỉ học tập rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như việc tiếp thu kiến thức vậy!

       Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm kĩ năng sống là gì? "Kĩ năng sống" là những khả năng tương tác và thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống hay trước một tình huống nào đó được đặt ra trong cuộc sống. Đây là tập hợp tất cả các kĩ năng mà con người tiếp thu được, tích lũy được qua quá trình giáo dục và trải nghiệm trong thực tế khác quan như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng đồng cảm hoặc kĩ năng phục hồi tâm lý mà theo như UNICEF gọi đó là khả năng tâm lý – xã hội. Còn "kiến thức" là những tri thức, là vốn hiểu biết của con người được nghiên cứu, tích lũy trong sách vở, truyền từ đời này sang đời khác. Câu nói: việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như là tích lũy kiến thức khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống; đồng thời cần cân bằng giữa việc tích lũy kiến thức và kĩ năng sống, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, rèn luyện kiến thức gắn liền với rèn luyện các kĩ năng.

       Kĩ năng sống có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người. Một con người có được những kĩ năng sống tốt sẽ thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh sống, có thể ứng phó với mọi sự biến đổi bất thường trong cuộc sống, biến khó thành dễ, chuyển bại thành thắng, biến vất vả chông gai thành điều kiện, cơ hội. Chàng trai Nick Vujicic, một con người sinh ra đã thiếu tứ chi, ban đầu anh luôn mặc cảm về bản thân vì cho rằng mình chẳng giống ai, thậm chí là muốn kết thúc sự sống. Nhưng bằng sự động viên của cha mẹ và đặc biệt là sau khi đọc xong một bài báo viết về hình ảnh của một người cũng có hoàn cảnh như anh nên anh đã nỗ lực, vươn lên khẳng định mình trở thành một nhà diễn thuyết truyền cảm hứng sống và kĩ năng sống cho những con người thiếu may mắn như anh. Hay những cầu thủ U23 Việt Nam, nhờ tinh thần đoàn kết, kết hợp với kĩ năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, hiểu ý đồng đội trong quá trình thi đấu mà họ đã đem lại chiến thắng, đưa trận đấu vào trận chung kết của khu vực Châu Á 2018. Rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. Về phương diện thể chất: giúp con người có sức khỏe tốt, cân đối, dẻo dai...; về phương diện tình cảm: bồi đắp cho con người tình yêu thương, sự sẻ chia, sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người...; về phương diện ngôn ngữ và giao tiếp: giúp con người tự tin, giao tiếp hiệu quả, biết thuyết trình trước đám đông, biết lắng nghe, học hỏi mọi thứ xung quanh. Về phương diện tư duy nhận thức: kích thích sự sáng tạo, có những bước đột phá nhạy bén, đúng thời điểm cần thiết, năng động và dễ dàng ứng phó với mọi trở ngại bất thường. Ví dụ như ở Nhật Bản, một đất nước thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần nên các trẻ em khi mới lớn lên đã được trang bị rất nhiều những kĩ năng sống để có thể chủ động ứng phó trước thiên tai, tự bảo vệ sự sống của mình trước những hiểm họa bất ngờ ập tới. Vì thế, những đứa trẻ đó thực sự rất tự tin trước những biến động của khí hậu, thời tiết thất thường. Bên cạnh đó, rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp cho con người sống có bản lĩnh, có ước mơ, có lí tưởng sống tích cực, dám nghĩ dám làm, biết chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của bản thân, sống giàu lòng vị tha, tình thương yêu bác ái...

       Tuy nhiên, cũng cần thấy được mối quan hệ giữa rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức là hai mặt của một vấn đề, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. Nếu như kiến thức giúp con người có cơ sở lý luận khoa học, đúng đắn và chính xác trong nhìn nhận, đánh giá thì kĩ năng sống giúp cho con người trở nên kĩ xảo hơn, tinh tế, khéo léo hơn trong việc xử lí mọi tình huống bất kì nào đó được đặt ra. Trên thực tế có không ít người chỉ chăm lo tích lũy kiến thức mà quên đi việc trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết hoặc ngược lại chỉ chú trọng tới kĩ năng sống mà bỏ bê việc trau dồi tri thức. Hậu quả là khó có thể bắt nhịp được với cuộc sống, luôn cảm thấy thiếu tự tin, không có hứng thú với cuộc sống, công việc của chính mình. Và hiện nay, có rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh chỉ chú tâm vào bồi đắp kiến thức trên ghế nhà trường mà quên đi việc rèn luyện kĩ năng sống, tới khi va chạm với công việc, với những trải nghiệm thực tế thì cảm thấy ngại ngùng, lo lắng và thiếu niềm tin vào năng lực của bản thân mình. Hay cũng có những người chỉ biết quan tâm tới sự trải nghiệm thực tế với các kĩ năng sống của riêng mình mà quên đi việc tôi luyện kiến thức, dẫn tới sự vênh lệch về phát triển và hoàn thiện nhân cách của chính mình.

       Vì thế, con người cần phải tự quăng mình ra ngoài xã hội. Hãy biết cách biến những lý luận khô khan trên trang sách thành những trải nghiệm thực tế khách quan để thấy được tính thực tiễn của chúng. Mặt khác cũng không nên chỉ chú trọng vào những kĩ năng sống, chỉ phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn của mình mà cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống phong phú khác cần thiết để có thể đáp ứng được mọi tình huống, mọi vấn đề được đặt ra. Bởi cuộc sống vốn "đa sự, đa đoan" rất phong phú và phức tạp.

       Tóm lại, rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết. Đặc biệt với thời đại xã hội phát triển như bây giờ thì lại càng đòi hỏi con người cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng sống gắn với những năng lực tương thích lại càng lớn hơn. Có như vậy thì mới bắt kịp được với xu thế thời đại, khẳng định vị thế của bản thân đối với mọi người xung quanh.

Bình luận (0)
bạn nhỏ
Xem chi tiết
Knight™
19 tháng 1 2022 lúc 18:57

tội Hân qué :))

Bình luận (1)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
11 tháng 11 2019 lúc 4:51

Chủ đề cụ thể: Tình bạn trong thời đại công nghệ số

Lên ý tưởng trình bày các ý:

Công nghệ hiện nay trở nên phổ biến, con người dễ dàng kết nối với nhau nhưng cũng dễ dàng xa nhau, tình bạn cũng vì thế trải qua thử thách

- Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại

- Việc con người dễ dàng liên lạc với nhau qua mạng xã hội, việc gặp gỡ sẽ bị hạn chế

- Nhiều yếu tố của cuộc sống ảnh hưởng, chi phối tình bạn

- Con người có nhu cầu trao đổi thông tin, tình cảm, tư tưởng với nhau

- Tình bạn giúp con người mạnh mẽ, có người lắng nghe, chia sẻ

- Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người, con người không thể sống thiếu bạn bè

- Cần tạo ra sự kết nối từ thực tế thay vì việc sống trong

Bình luận (0)
dethuong
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
4 tháng 2 2017 lúc 18:52

Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres.

Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.

Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. Báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.

Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.

Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.

Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.

Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.

Mr. ...................

Việt Nam, ngày ... tháng ... năm 201...

Bình luận (1)
Lưu Hạ Vy
4 tháng 2 2017 lúc 19:48

Kính thưa Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres.

Góp phần tìm ra những giải pháp vượt qua những thách thức mới, Hội nghị chính sách thế giới hồi giữa tháng 10 vừa qua tại TP Ma-ra-kếch của Ma-rốc đã đưa ra một nhận thức chung cho rằng, cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế phát sinh từ các nước phát triển, song các nước đang phát triển chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng và được coi là đầu tàu vượt bão tài chính thế giới. Tuy nhiên, các nước đang phát triển chưa có được tiếng nói xứng đáng trong việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu. Bài học rút ra từ khủng hoảng là quản lý kinh tế toàn cầu không thể bỏ qua những đối tượng dễ bị tổn thương nhất hoặc thiệt thòi nhất trong xã hội, vì đẩy hết gánh nặng cho những người hầu như không chịu trách nhiệm về các cuộc khủng hoảng tài chính là điều không thể chấp nhận được.

Tôi cho rằng, cộng đồng quốc tế cần tập trung nguồn lực, phối hợp hành động giải quyết ba vấn đề lớn của thế giới hiện nay, gồm hỗ trợ những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, chống biến đổi khí hậu và tăng cường quản trị toàn cầu. Các nước đang phát triển và chậm phát triển là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nề bởi những biến động xấu trên thế giới. Hai khối các nước phát triển và các nước đang phát triển cần tập trung nỗ lực vượt qua những thách thức từ biến đổi khí hậu. Vì vậy, các nước phải giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào thời điểm này và biến đổi khí hậu phải trở thành phần thiết yếu trong chương trình phát triển bền vững. báo cáo của LHQ vừa công bố cho biết, trong chín tháng qua, các thảm họa thiên nhiên trên thế giới như động đất, bão, lũ lụt và lở đất... đã ảnh hưởng cuộc sống của 256 triệu người trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của hơn 236 nghìn người và gây thiệt hại vật chất ước tính 81 tỷ USD. Ðại hội đồng LHQ khóa 65 đã lên tiếng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp lực, cùng nhau đối phó những thách thức đối với loài người. Hiện nay, nhu cầu quản trị toàn cầu cần được tăng cường để đối phó với những thách thức của thế kỷ mới, trong đó có công nghệ sinh học, hoạt động tội phạm có tổ chức, chủ nghĩa khủng bố và những vấn đề liên quan tới dòng người nhập cư vì nhiều lý do. Nguy cơ các tổ chức khủng bố sở hữu nguyên liệu hạt nhân đang đặt thế giới trước nhiệm vụ khẩn cấp mới trong chương trình an ninh hạt nhân toàn cầu. Quản trị toàn cầu là vấn đề quá lớn và quá quan trọng mà một nhóm nước hoặc một tổ chức không thể đảm đương nổi.

Cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu trong hai năm qua đã xóa đi thành tựu kinh tế đạt được trong hai mươi năm qua. Thống kê của LHQ cho thấy có khoảng 40 triệu người trở lại cảnh đói nghèo, bao gồm cả những người ở các nước phát triển. Tình trạng thất nghiệp gia tăng nảy sinh những vấn đề Xã hội khác. Chính phủ nhiều nước châu Âu phải áp dụng các biện pháp khắc khổ và cắt giảm các khoản chi tiêu xã hội. LHQ đã kêu gọi các nước tập trung giải quyết tình trạng thất nghiệp cao trong thanh niên, coi đây là giải pháp hiệu quả nhất để xóa giảm đói nghèo trên toàn cầu. Số liệu thống kê năm 2009 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, trong số 212 triệu người thất nghiệp trên thế giới, có khoảng 81 triệu người là thanh niên và đây là tỷ lệ cao nhất trong lịch sử. Số người thất nghiệp trong năm 2009 tăng 0,9% so với năm 2007, trong khi tỷ lệ này ở nhóm thanh niên là 1,6%. Số lực lượng lao động là thanh niên thất nghiệp cao gấp ba lần so với lực lượng lao động thuộc các lứa tuổi khác, trong khi hơn 50% số dân ở độ tuổi lao động trên thế giới đang đối mặt với nguy cơ cao mất việc làm. Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO), I-ri-na Bô-cô-va cho rằng, cuộc chiến xóa giảm đói nghèo cần gắn với sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, trong đó có giáo dục, y tế, chỗ ở, lương thực,... cũng như cơ hội việc làm tốt. Bà nêu rõ giáo dục đóng vai trò trung tâm để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và mang lại việc làm tốt cho mỗi cá nhân. Vì thế, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là chìa khóa để xóa giảm đói nghèo.

Trong báo cáo hằng năm về hiện trạng đói nghèo ở nông thôn, LHQ nêu rõ, nạn đói nghèo ở nông thôn đang là thách thức lớn đối với tiến trình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo trên toàn cầu. Thanh niên và trẻ em là các nhóm dân cư lớn nhất trong cộng đồng người nghèo ở nông thôn hiện nay. Vì vậy, tạo các cơ hội mới và tốt hơn để thanh niên và trẻ em nông thôn thoát khỏi đói nghèo là nhiệm vụ cấp thiết và cũng là thách thức không chỉ đối với các nước mà cả cộng đồng thế giới. LHQ khuyến cáo các nước cần mở rộng các cơ hội về giáo dục, đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để tạo điều kiện cho thanh thiếu niên nông thôn vượt qua đói nghèo. Thách thức toàn cầu trong tương lai gần là thế giới cần sản xuất đủ lương thực để nuôi sống chín tỷ người trên Trái đất vào năm 2050. Theo Báo cáo, để đáp ứng nhu cầu này, sản xuất lương thực toàn cầu phải tăng thêm 70% và sản lượng lương thực của các nước đang phát triển phải tăng gấp hai lần. Sản lượng nông nghiệp của nông dân sản xuất nhỏ phải được coi trọng và sẽ đóng vai trò tích cực và hiệu quả hơn ở các nước đang phát triển. Các nước cũng cần nỗ lực lớn hơn và hiệu quả hơn để xử lý những lo ngại về khả năng người nghèo ở nông thôn trở thành người mua lương thực.

Để giảm nghèo bền vững ở nông thôn cần tạo ra môi trường chính sách hỗ trợ người nghèo. Các chính sách đối với nông thôn cần chú ý phân bổ nguồn lực lớn hơn cho phát triển nông thôn và chú trọng đến sự tiến bộ của phụ nữ vì đây là điều kiện tiên quyết cho mọi phát triển. Theo đó cần bảo đảm bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, giúp họ có quyền tiếp cận lớn hơn các tài sản, dịch vụ, nguồn lực, kể cả quyền quyết định chính sách phát triển ở nông thôn. Với nhiều sự kiện diễn ra, cục diện chính trị - Quân sự thế giới năm 2016 có những biến chuyển lớn, thay đổi cơ bản, nhanh chóng. Trong đó, trật tự thế giới đa cực được thể hiện ngày càng rõ cùng vai trò nổi lên của nhiều nước. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tác động tới cục diện quốc tế năm 2017 với cả hai gam màu “sáng - tối”.

Tôi mong Tổng thư ký LHQ ngài António Guterres sẽ nhìn nhận và xem xét những ý kiến của tôi đã phân tích những mặt nổi cộm của thế giới gần đây, chúng ta cần giải quyết những vấn đề này trong những hướng tích cực nhất như tôi đã nêu.

Mr. Tony

Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2016

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 2 2017 lúc 6:50

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Để tìm hiểu đề cần tìm hiểu kĩ yêu cầu của đề bài, phải xác định được nội dung chính

- Viết bức thư giao tiếp (chú ý tới hình thức viết thư: lí do viết thư, nội dung thư, lời tạm biệt cuối thư, kí tên)

- Cho một người bạn (đối tượng giao tiếp)

+ Để bạn hiểu về đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, góp phần xây dựng tình bạn, tình hữu nghị giữa tuổi trẻ hai nước nói riêng và người dân hai nước nói riêng

- Đề cập tới đất nước mình (nội dung giao tiếp)

Viết về lịch sử, địa lý, lịch sử, danh lam thắng cảnh, truyền thống tốt đẹp…của Việt Nam

2. Lập dàn ý

Mở bài

+ Thời gian viết thư

+ Người nhận thư

+ Lý do viết thư

Thân bài

- Kể về truyền thống lịch xây nước và giữ nước

- Kể về truyền thống văn hóa tinh thần

 

- Kể về danh lam thắng cảnh nổi tiếng

- Kể về tình hình phát triển hiện tại

Kết bài

- Lời chào tạm biệt

- Lời hứa hẹn

 

 
Bình luận (0)