Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 7 2017 lúc 2:15

Tình huống truyện độc đáo:

- Mở đầu với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm

+ Nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định

+ Tình huống ngỡ như nhầm lẫn, vô lí nhưng thực chất lại có lí: người Tây không phân biệt được người da vàng

+ Tình huống nhầm lẫn vừa lột tả khách quan vừa hài hước, sâu cay khiến nhân vật tôi hiểu nhiều điều qua câu chuyện thầm tinh quái của họ.

+ Vua Khải Định xuất hiện trong truyện như sự tình cờ, ngẫu nhiên nhưng truyện dựng được chân dung hình ảnh y cụ thể, châm biếm

Bình luận (0)
SukhoiSu-35
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
30 tháng 8 2023 lúc 19:48

Phương pháp giải:

- Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận.

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm đã lựa chọn: Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.

- Triển khai luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng và logic.

- Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu, lời văn cần có sự liên kết và mạch lạc.

Lời giải chi tiết:

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Quang Sáng.

- Giới thiệu khái quát truyện ngắn Chiếc lược ngà.

2. Thân bài

- Tóm tắt sơ lược nội dung tác phẩm:

+ Ông Sáu nóng lòng muốn nhận con sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ông Sáu là ba chỉ vì vết thẹo trên má mãi tới khi mọi người chuẩn bị trở lại chiến trường miền Đông thì bé Thu mới chịu nhận ba.

+ Ở chiến trường vì thương nhớ con ông Sáu đã làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh.

- Đặc điểm tình huống truyện Chiếc lược ngà:

+ Giàu kịch tính: gây bất ngờ, tò mò cho người đọc.

+ Giàu chất thơ: có cảm xúc, sức lay động lòng người.

- Kịch tính trong tình huống truyện:

+ Tình huống gặp gỡ của ông Sáu và bé Thu: Ông Sáu cố gắng để bé Thu chấp nhận mình làm ba và sự cố gắng được đền đáp, trước khi ông Sáu đi thật bất ngờ bé Thu đã thét lên “Ba…a…a…ba!” nhận ông Sáu là ba.

+ Trở lại chiến khu miền Đông, tất cả tình yêu thương ông Sáu dồn vào làm cho con chiếc lược ngà nhưng chưa kịp trao cho con thì ông hy sinh. Trước khi hy sinh ông Sáu trao lại cây lược ngà cho bác Ba - người đồng đội thân thiết cũng là người chứng kiến câu chuyện của cha con ông Sáu.

- Tình huống truyện cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu giàu chất thơ thể hiện cảm xúc mãnh liệt, xúc động của tình cha con.

- Tình huống ông Sáu làm cây lược ngà và trao lại trước khi hy sinh là điểm nhấn cho giai điệu về tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh, toát lên tình cảm, cảm xúc mãnh liệt tinh tế, tạo chất thơ cho thiên truyện này.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chiếc lược ngà.

Bài văn mẫu

     Nguyễn Quang Sáng là nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Các sáng tác của ông tập trung chủ yếu về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc chiến cũng như sau hòa bình. Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông được sáng tác năm 1966. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

     Tác phẩm xây dựng tình huống truyện éo le: Ông Sáu sau tám năm xa nhà đi kháng chiến, ông được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà, thăm con. Trước nỗi xúc động và tình cảm yêu mến của ông, bé Thu – đứa con gái ông yêu quý, mong nhớ suốt tám năm trời đã không nhận ra ông là ba. Ngày ông phải trả phép về đơn vị cũng chính là ngày con bé nhận ông là ba. Ở đơn vị, ông Sáu dồn tất cả tình yêu, nỗi nhớ, nỗi ân hận vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho con thì ông đã hi sinh trong một trận càn lớn của Mỹ. Từ tình huống truyện, tác phẩm đề cao, ngợi ca tình ca tình cha con sâu nặng, đồng thời tố cáo tội ác chiến tranh.

     Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là bé Thu và ông Sáu, thông qua tình huống truyện éo le, mỗi nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất của mình. Trước hết về bé Thu, em là con của ông Sáu nhưng từ nhỏ đã phải xa cha do ba vào chiến trường. Sau tám năm xa cách, Thu được gặp lại ba, những tưởng đó sẽ là cuộc đoàn viên đầy hạnh phúc, nhưng trái ngược với ông Sáu mừng rỡ lao về phía em thì Thu dửng dưng, thậm chí hốt hoảng gọi “Má! Má!”. Những ngày sau đó, dù ông Sáu hết lòng chăm sóc nhưng bé Thu vẫn lạnh nhạt, thậm chí xa lánh, ngang ngạnh cự tuyệt ông Sáu. Dù ông đã làm hết cách nhưng bé Thu vẫn không gọi ông là ba. Những lúc gặp khó khăn, nguy cấp Thu chỉ gọi trống không, không nhận được sự trợ giúp của ông Sáu, nó cũng loay hoay tự làm một mình.

     Trong bữa cơm, ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, Thu gạt ra, bị ông Sáu đánh, cô bé lập tức bỏ về nhà bà ngoại. Nguyễn Quang Sáng đã miêu tả thật chính xác thái độ, hành động khác thường của bé Thu. Bởi trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt em không hiểu những éo le mà chiến tranh gây ra, nên chỉ vì một vết thẹo trên mặt ông Sáu em kiên quyết không nhận ba. Điều đó cũng cho thấy Thu là đứa trẻ bướng bỉnh, cá tính nhưng đằng sau sự từ chối đến cứng đầu đó là tình yêu thương thắm thiết Thu dành cho ba mình.

     Bé Thu cứng đầu chối từ sự ân cần của cha bao nhiêu thì giây phút nhận ra cha lại mãnh liệt, xúc động bấy nhiêu. Sau khi nghe bà ngoại giải thích, bé Thu đã trở về nhà trong sáng ngày ông Sáu lên đường về đơn vị. Con bé đã thay đổi hoàn toàn thái độ trong sự ngỡ ngàng của ông Sáu và mọi người, tiếng gọi ba của Thu là tiếng gọi kìm nén suốt tám năm, tám năm yêu thương, đợi chờ ngày ba về. Không chỉ gọi, con bé con lao tới, nhảy lên người ba và hôn khắp cùng, hôn mặt, hôn má, và hôn cả vết thẹo dài trên mặt ba, vết thẹo đã khiến con bé bướng bỉnh không nhận ba. Thu ôm chặt anh, quàng cả chân vào người anh Sáu, bởi nó sợ buông lơi anh Sáu sẽ đi mất, cái ôm cái hôn ấy còn như muốn bày tỏ tất cả tình cảm Thu dành cho ba. Trong khoảnh khắc đó, ai cũng như lặng người đi vì xúc động. Với lối miêu tả chân thực, giàu cảm xúc tác giả đã cho thấy tình yêu thương sâu nặng Thu dành cho ba, dù có những lúc gan góc, bướng bỉnh nhưng em rất giàu tình cảm và dễ xúc động.

     Về phía ông Sáu, trong ba ngày về nghỉ phép, ông dành trọn yêu thương cho đứa con gái bé bỏng. Thuyền chưa cập bến ông đã vội vàng nhảy lên bờ, chạy về phía con, đôi bàn tay sẵn sàng dang ra chờ đợi đứa con sà vào lòng. Nhưng trái ngược với điều ông tưởng tượng, bé Thu cự tuyệt, lảng tránh, điều đó làm ông hết sức đau lòng, hai tay ông buông thõng như bị gãy. Khuôn mặt ấy thật đáng thương biết bao, ông không biết làm thế nào để có thể xóa nhòa khoảng cách thời gian và không gian ấy. Để bù đắp cho con, ba ngày nghỉ phép ông không đi đâu, chỉ quanh quẩn bên con, yêu thương, ân cần bên con mong Thu sẽ thay đổi. Trước sự cứng đầu của Thu, ông chỉ khẽ lắc đầu, chứ không hề trách mắng con. Chỉ đến khi ông gắp thức ăn cho nó bị Thu bỏ ra, bao nhiêu buồn đau dồn nén bấy lâu ông đã đánh Thu, điều ấy đã làm ông ân hận mãi về sau. Khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà cũng đau lòng nhất của ông chính là được nghe tiếng gọi ba thiêng liêng, nhưng đó cũng là lúc ông phải chia tay con trở về đơn vị.

     Một người lính từng trải, gan góc trên chiến trường lại khóc bởi tiếng gọi đầy thân thương. Những giọt nước mắt không thể kiềm chế, cứ thế trào ra. Trong những ngày ở chiến trường ông ân hận vì đánh con, không quên lời hứa, ông dồn tâm huyết vào làm chiếc lược ngà. Ông chi chút, tỉ mẩn mài từng chiếc răng lược cho nhẵn bóng. Thậm chí, cái chết cũng không cướp đi được tình yêu thương con của ông Sáu. Vết thương nặng trong một trận càn khiến ông kiệt sức, không trăn trối được điều gì nhưng ông vẫn dồn hết tàn lực móc cây lược trao cho đồng đội và gửi gắm đồng đội mình qua ánh mắt đầy yêu thương. Cây lược ấy đã được người đồng đội trao lại cho bé Thu. Tình cha con đã không chết, nâng đỡ cô bé trưởng thành, vượt lên mọi đau thương mất mát. Ông Sáu là biểu tượng cho tình yêu thương, sự ân cần và che chở của người cha dành cho con mình. Qua đó ta thấy được sự bất tử của tình cảm cha con trong hoàn cảnh chiến tranh.

     Tác phẩm đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo, bất ngờ qua đó thể hiện chủ đề của tác phẩm cũng như cách sử dụng nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc, phù hợp với lứa tuổi của Nguyễn Quang Sáng. Cùng với đó, truyện ngắn có lối kể chuyện chân thực, tự nhiên, giàu cảm xúc kết hợp với hình ảnh giản dị, mà giàu giá trị, ý nghĩa biểu tượng, kết tinh trong hình tượng chiếc lược ngà với ngôn ngữ đậm giản dị và đậm chất Nam Bộ. Chiếc lược ngà đã tái hiện thành công bức tranh về tình cha con sâu nặng của bé Thu và ông Sáu. Từ đó, tác giả cũng thể hiện hoàn hảo sự tàn bạo của chiến tranh; những bi kịch cùng tình cảm gia đình đẹp đẽ trong thời chiến và đồng thời tác phẩm cũng ca ngợi tình cảm phụ tử thiêng liêng trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:27

Dàn ý tham khảo: 

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật

2. Thân bài

- Khái quát chủ đề của truyện

+ “Dưới bóng hoàng lan” gửi gắm tình yêu gia đình, quê hương và mối tình đầu trong sáng của nhân vật Thanh. 

- Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật

+ Nhân vật Thanh: yêu thương bà, yêu gia đình, trân trọng cô gái hàng xóm

+ Nhân vật bà: yêu thương cháu, nhân hậu, giàu đức hi sinh

+ Nhân vật Nga: hiền lành, thuỷ chung

- Phân tích vai trò cuả nhân vật trong việc thể hiện chủ đề

+ Mối quan hệ giữa các nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề

- Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra bài học cuộc sống

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận

Bình luận (0)
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:28

* Bài viết tham khảo: 

     Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm được đánh giá “truyện không có truyện” của Thạch Lam, không thể không kể đến truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”. 

     Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. 

     Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn. 

      Hơn hết, vì mồ côi cha mẹ từ bé, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Thanh nằm yên cảm nhận bà ở bên mình quạt nhẹ trên mái tóc, cảm giác như được trở về những ngày thơ ấu. Chàng không dám động đậy, có lẽ để tận hưởng thêm những giây phút hạnh phúc ấy. Được bà yêu thương vỗ về, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Với Thanh, bà là tất cả. Chàng cố gắng học tập, làm việc cũng chỉ mong được báo đáp những tình cảm bag dành cho mình.

      Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, không chỉ có bà, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị. Đó là những tình cảm trong sáng đầu đời dành cho Nga – cô gái hàng xóm. Thấy Nga, Thanh vui vẻ gọi. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ. Đối với chàng, Nga như một người thân mật. Thanh rủ Nga đi nhặt hoàng lan rơi, hai người có không gian riêng tư để hoài niệm những kí ức tươi đẹp. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. Trước sự bày tỏ của Nga, Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan hái cho Nga như thay cho lời muốn nói. Đoá hoa ấy phải chăng như một lời ước hẹn thầm kín giữa hai người? Thế nhưng, cuộc đoàn tự không được bao lâu, Thanh sớm phải quay lại thành phố. Khi rời đi, chàng còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn đầy lưu luyến. Chàng không trực tiếp chào Nga, có lẽ vì sợ sự lưu luyến khiến chàng không làm chủ được lòng mình. Chàng bước đi nửa buồn mà nửa vui. Buồn vì phải xa bà, xa quê và xa người con gái ấy. Nhưng cũng vui vì một chút tình cảm đã được nhen nhóm trong lòng. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Nơi ấy có bà, có Nga và có cây hoàng lan của hai người. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là tình yêu và niềm tin mà Thanh dành cho Nga. 

     Bên cạnh nhân vật chính là Thanh, hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Một con người tần tảo, hi sinh, vị tha, hết lòng vì gia đình. Bà không chỉ là bà mà còn là cha, là mẹ, là trụ cột gia đình đối với Thanh. Trong mắt bà, Thanh vẫn luôn bé bỏng như ngày nào. Một mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc nhưng đã nuôi Thanh khôn lớn trưởng thành. Bà săn sóc Thanh từng chút một, thấy chàng ngủ, bà nhẹ buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Thanh có lẽ chính là động lực sống của bà. 

     Còn Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo. Trong bữa cơm cùng bà và Thanh, cô gái ấy chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để sới cơm cho Thanh. Người con gái ấy hồi hộp, căng thẳng như lần đầu về nhà chồng. Thỉnh thoàng, nàng nhìn Thanh mang theo bao yêu thương, trìu mến. Khi cùng Thanh đi nhặt hoa lan, Nga thẹn thùng nhưng cũng mạnh mẽ mà bày tỏ tình cảm của mình: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Mỗi lời bày tỏ nỗi nhớ nhưng cũng như một lời tỏ tình đối với Thanh. Nga nâng niu đoá hoa mà Thanh hái cho mình, khoe bà: “Anh con hái đấy ạ” đầy vui sướng, hạnh phúc. Đoá hoa ấy như chan chứa sự kết trái cho mối tình của Nga và Thanh. Để rồi, mỗi mùa hoa hoàng lan, cô lại giắt hoa trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Cũng là để nhớ về người mình yêu thương. 

     Như vậy, qua những nhân vật Thanh, bà và Nga, chúng ta thấy rằng cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam không quá nổi bật, nhưng lại mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước.  Bóng hoàng lan là Kkông gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau, là không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia và cũng là nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ. 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 2 2018 lúc 2:42

●   Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

●   Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
26 tháng 11 2023 lúc 2:39

Bài nói mẫu tham khảo:

     Xin chào các bạn, các bạn có biết văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

Bình luận (0)
Trương Hữu Khánh
Xem chi tiết
Hoaa
17 tháng 2 2021 lúc 21:47

Sau khi tìm hiểu về cuộc đời và tác phẩm Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du, em nhận thấy được: 

-ở cuộc đời: Cuôc đời của ông chìm nổi, bấp bênh. Ông phải chứng kiến nhiều cảnh đời bất hạnh của người nd nên ông hướng ngòi bút của mình tới gtri nhân đạo trong truyện Kiều

-Tác phẩm của ông: Thể hiện tấm lòng thg cảm trc số phận bất hạnh của con người, đề cao nhan sắc, phẩm chất, khát vọng chân chính và tài năng của họ 

Bình luận (1)
sơn nolaugh
Xem chi tiết
Phan Đình Nhật Nam
22 tháng 4 2021 lúc 20:56

c1 

Trong những tác phẩm của Phạm Duy Tốn, một trong số ít nhà văn có được thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại Việt Nam, "Sống chết mặc bay" trở thành tác phẩm thành công nhất, đồng thời nó cũng là tác phẩm được ra đời đầu tiên của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. "Sống chết mặc bay" là một nhan đề khá thú vị hay, qua đó thể hiện được phong cách cũng như lối sống mới mẻ cùa tác giả. Qua những lời văn hay ho và cụ thể, sinh động lại vô cùng khéo léo khi tác giả kết hợp giữa hai công dụng của hai phép tương phản và tăng cấp trong sử dụng nghệ thuật tự sự, qau đó giúp học sinh có thể thấy được tiếng nói phê phán cũng như lên án sâu sắc hiện thực: lên án gay gắt sự tham ô của tên quan phủ "lòng lang dạ thú". Đồng thời cho học sinh cảm nhận được rằng một tinh thần nhân đạo và ấn tượng của tác phẩm thông qua niềm cảm thương sâu sắc trước tình cảnh "nghìn sầu muôn thảm" của nhân dân ta thời xưa do thiên tai, cũng như thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền độc ác.

c2

Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ. Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột.
Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người.

  

Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày, xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,... bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng. Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị " chúa" của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm.

 

Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng đã chìm trong biển nước

Bình luận (0)
lưu ánh quang
22 tháng 4 2021 lúc 21:24

C1 )

-Nhan đề "Sống chết mặc bay" được tác giả Phạm Duy Tốn lấy trong câu ca dao "sống chết mặc bay " "tiền thầy bỏ túi"

-Nghĩa của câu "sống chết mặc bay" bay là sống hây chết thì kệ chúng mày , nhan đề này đã nói lên luôn sự vô trách nhiệm của bọn quan lại thối nát đương thời , đứng đàu là tên quan Phụ Mẫu

Bình luận (0)
lưu ánh quang
22 tháng 4 2021 lúc 21:26

Câu chuyện kể lại một đêm mưa bão tàn khốc tại làng X. Ở đó, người dân bé nhỏ phải oằn mình đối mặt với thiên tai, và dần phải mất đi tất cả. Đến cuối cùng, ngay cả sinh mạng cũng khó giữ nổi. Đối lập với cảnh đó, là những viên quan phụ mẫu đang sung sướng hút thuốc phiện, đánh bài ở một nơi sạch sẽ, khô ráo. Từ đó, gợi lên sự thương xót cho số phận bé nhỏ của người dân và sự căm phẫn với những kẻ cầm quyền xấu xa trong độc giả.

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Tấn
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Tấn
21 tháng 10 2023 lúc 18:02

ai giúp mik với

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Tấn
Xem chi tiết