Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Tưởng tượng: Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này?
Em hình dung về một em bé đang ngồi thấp thỏm, mong ngóng, chờ đợi người mẹ vẫn đang làm ngoài đồng chưa về.
- Nhớ lại những kiến thức về thơ đã học để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu bài thơ nói chung, các em cần chú ý:
+ Xác định được đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình, nội dung trữ tình,…(Lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?,…)
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố hình thức: nhan đề, thể thơ, vần, nhịp, hình ảnh, ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật,…trong việc thể hiện nội dung.
+ Hiểu được thông điệp mà bài thơ muốn chuyển đến người đọc và ý nghĩa của thông điệp ấy đối với cuộc sống hiện nay.
- Đọc trước văn bản Sóng; tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Xuân Quỳnh.
- Đọc hiểu bài thơ:
+ Đề tài: tình yêu.
+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.
+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.
+ Thể thơ: thơ năm chữ
+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.
+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.
+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.
- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…
+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
Các bạn đọc cái này, đi hay cực.
Ngày tồi tệ nhất ư?
Hôm này là ngày tệ nhất nhất từ trước đến nay
Và đừng cố thuyết phục tôi rằng
Hẳn có điều gì tốt đẹp trong một ngày
Bởi khi bạn nhìn kỹ hơn sẽ thấy
Thế giới này khá xấu xí
Ngay cả khi
Vài điều tốt đẹp có thể tới chiếu sáng cuộc đời này trong một phút giây
Niềm vui và thỏa mãn cũng không kéo dài lâu
Và không đúng khi nói là
Điều đó phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm nhận
Bởi
Hạnh phúc đích thực có thế giữ được
Chỉ khi những điều xung quanh bạn tốt đẹp
Sự giúp đỡ lẫn nhau đâu có tồn tại mãi
Tôi chắc bạn cũng đồng tình rằng
Thực tại
Tạo ra
Quan điểm
Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi
Và bạn sẽ không bao giờ nghe tôi nói rằng
Hôm nay là một ngày tươi đẹp
Hãy đọc ngược lại từ cuối bài thơ lên đầu nhé.
Nội dung bài thơ nói về “Hạnh phúc” theo quan niệm của tác giả với hình thức biểu hiện khá độc đáo: khi đọc từ trên xuống, bài thơ mang nội dung khá tiêu cực, buồn nản. Nhưng khi đọc ngược từ dưới lên thì bài thơ mang nội dung rất tích cực, nhân văn.
Với tính sáng tạo độc đáo, đầy cảm hứng và thông minh, bài thơ đã được lan truyền rộng rãi và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của rất nhiều độc giả trên khắp thế giới.
Lời Anh:
Worst Day Ever?
Today was the absolute worst day ever
And don’t try to convince me that
There’s something good in every day
Because, when you take a closer look,
This world is a pretty evil place.
Even if
Some goodness does shine through once in a while
Satisfaction and happiness don’t last.
And it’s not true that
It’s all in the mind and heart
Because
True happiness can be obtained
Only if one’s surroundings are good
It’s not true that good exists
I’m sure you can agree that
The reality
Creates
My attitude
It’s all beyond my control
And you’ll never in a million years hear me say that
Today was a good day
Now read from the bottom to top.
Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
- Sau khi đọc xong 3 dòng đầu có thể:
+ hình dung về màu sắc, tiếng hót của con chim chào mào;
+ tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên được gợi ra từ hình ảnh “cây cao chót vót”…
1. Em có thể tưởng tượng, hình dung những hình ảnh gì khi đọc ba dòng thơ đầu?
Tưởng tượng, hình dung của em về những hình ảnh khi đọc ba dòng thơ đầu: Hình ảnh chú chim chào mào với những chiếc lông có đốm trắng, cái mào màu đỏ rực đang say sưa hót líu lo trên cành cao. Tác giả đồng thời đặt định vị trí “Hót trên cây cao chót vót” của “nhân vật” này. Ba câu thơ đã mở ra một khung cảnh thanh bình, có thể đó là ban mai trong suốt hoặc hoàng hôn ráng vàng, thanh tịnh. Nó mang đến cho bạn đọc cảm giác yên bình về một khoảng không thiên nhiên thanh sạch, mướt xanh. Đến câu thơ thứ ba của khổ thơ này là một bản ký xướng âm giọng chim đầy thú vị: “triu… uýt… huýt… tu hìu…”.
Đây không chỉ đơn thuần là tiếng hót huyền diệu của con chào mào, mà là tiếng vọng của thiên nhiên trong khoảng không kỳ vĩ, bí ẩn. Sự vang vọng của câu thơ thứ ba này được phát ra từ hình ảnh “đốm trắng mũ đỏ” và “cây cao chót vót” ở trên.
cho đoạn thơ:
nắng vàng tươi rải nhẹ
bưởi tròn mọng trĩu cành
hồng chín như đèn đỏ
thắp trong lùm cây xanh.
em cảm nhận gì khi đọc xong nội dung đoạn thơ trên?
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để so sanh ''hồng'' chín như ''đèn đỏ''. Hình ảnh " Hồng chín như đèn đỏ/Thắp trong lùm cây xanh'' vẽ nên 1 bức tranh giàu màu sắc, trong đó mõi chùm quả hồng chín đỏ mọng như 1 chùm đèn lung linh tỏa sáng trong lùm cây làm cho khu vườn thêm sinh động, thêm hấp dẫn.
cảm nhận j trong đợn thơ trên mà bn
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi: “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”. Trong đoạn văn, em có thể nêu cảm xúc về nội dung hoặc nghệ thuật, một câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ hoặc cả bài thơ mà em có ấn tượng và yêu thích.
a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.
b. Khi viết các em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?
Đọc đoạn thơ sau và làm theo các yêu cầu bên dưới:
“Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng”
Câu 1: Chép tiếp 5 câu tiếp theo để tạo thành 1 đoạn thơ hoàn chỉnh?
Câu 2: Nêu nội dung của đoạn thơ em vừa chép.
Câu 3: Trong đoạn thơ có những hình ảnh nào làm em chú ý hơn cả? Vì sao?
Câu 4: Các từ “hăng”, “phăng”, vượt” thuộc từ loại gì? Nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ?
Câu 5: Có mấy hình ảnh so sánh trong đoạn thơ? Hãy phân tích tác dụng của các hình ảnh so sánh đó?
Câu 6: Viết 1 đoạn văn diễn dịch từ 7-10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên trong đó có sử dụng 1 kiểu câu đã học, gạch chân và chỉ rõ.
đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
Em yêu màu nâu:
Áo mẹ sờn bạc
Đất đai cần cù
Gỗ rừng bát ngát
a.dấu hai chấm trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
b. đoạn thơ gợi cho em điều gì về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam? Tìm cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ, cho quê hương mình như thế nào
help mik nhanh với!
a. có tác dụng : giải thích lý do vì sao n/v "em " lại yêu màu nâu.
b . Vẻ đẹp đất nước : tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng , luôn là hình ảnh quê hương đáng nhớ của mỗi con người .
Con người Việt Nam : chăm chỉ , cần cù , có tấm lòng giúp đỡ yêu thương mọi người bát ngát,
Tình cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ, cho quê hương mình :
+ Bạn là người rất yêu thương mẹ của mình và quê hương của mình thông qua việc bạn yêu màu " nâu " như thế nào.