Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Trần Thành Đạt
So sánh các cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:a1. Đan-kô đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất tự do và bật lên tiếng cười tự hào.a2. Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh đưa mắt nhìn thảo nguyên bao la trước mặt, sung sướng nhìn khoảng đất trời tự do và bật lên tiếng cười tự hào.(Mác-xim Go-rơ-ki, Trái tim Đan-kô)b1. Đến cửa sổ, cô dừng lại một giây rồi từ từ thổi hơi mát vào giường b...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 1 lúc 15:23

- a1 và a2: Trong câu a2, mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (Chàng Đan-kô can trường và kiêu hãnh). So với câu a1, có tác dụng bổ sung đặc điểm cho Đan-kô.

- b1 và b2: Trong câu b2, mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (Đến cửa sổ nhỏ nhà Đào). So với câu b1, có tác dụng làm rõ cụ thể địa điểm.

- c1 và c2: Trong câu c2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (giữa tiếng gầm gào đắc thắng của rừng rú), mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ (trong bóng tối run rẩy) và mở rộng chủ ngữ bằng cụm từ (những con người mệt mỏi và dữ tợn ấy). So với câu c1, có tác dụng làm rõ các hình ảnh sự việc có trong câu.

- d1 và d2: Trong câu d2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (một thung lũng rất đẹp với những đồng cỏ xanh rờn hai bên). So với câu câu d1, có tác dụng miêu tả rõ nét về cảnh vật).

- đ1 và đ2: Trong câu đ2, mở rộng vị ngữ bằng cụm từ (chú ong lạc đường mà cô đã bỏ quên ở ngoài cửa, khi cô vào trong nhà). So với câu đ1, có tác dụng bổ sung thông tin về chú ong).

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 3 2023 lúc 11:22
a. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Trong gian phòng 

- Trạng từ trong câu thứ hai: Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng

 

=>  Câu thứ hai đầy đủ hơn về trạng thái của căn phòng để treo những bức tranh của thí sinh do trạng ngữ là một cụm từ

b. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Thế mà qua một đêm

- Trạng từ trong câu thứ hai: Thế mà qua một đêm mưa rào

=> Câu thứ hai đầy đủ hơn về đặc điểm của buổi đêm hôm trước để cái lạnh đến với con người do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

c. 

- Trạng từ trong câu thứ nhất: Trên nóc một lô cốt

- Trạng từ trong câu thứ hai: Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ

 

=> Câu thứ hai đầy đủ hơn về vị trí của cô lốt nơi một người phụ nữ đang phơi thóc do trạng ngữ cung cấp đầy đủ thông tin hơn

Nhận xét: Việc mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ đã cung cấp đến người đọc những thông tin cụ thể hơn, chi tiết hơn về các sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

Phúc Nguyễn
Xem chi tiết
trịnh Huy
Xem chi tiết
Long Tran
3 tháng 1 2022 lúc 14:54

Câu 1. So sánh hai câu dưới đây và rút ra tác dụng của việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu.

a. Vuốt cứ cứng dần và nhọn hoắt.

b. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

Trả lời: Câu a chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung. Còn câu b “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn. Như vậy việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu giúp chúng ta nắm bắt được thông tin chi tiết, rõ ràng hơn.

datcoder
Xem chi tiết
datcoder
27 tháng 12 2023 lúc 11:52

a. Khách/ giật mình

     C              V

b. Lá cây/ xào xạc.

     C               V

c. Trời /rét.

     C         V

Mở rộng thành phần câu:

a. Vị khách đó/ giật mình.

         C                   V

b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc

             C                                       V

c. Trời/ rét căm căm.

   C            V

So sánh, ta nhận thấy những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.

Thảo Phương
Xem chi tiết

Xác định chủ ngữ và vị ngữ:

a. Khách/ giật mình

b. Lá cây/ xào xạc.

c. Trời /rét.

Mở rộng thành phần câu:

a. Vị khách đó/ giật mình.

b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc

c. Trời/ rét buốt.

Những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.

Nguyễn Tuấn Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
Xem chi tiết
Pham Quoc Hung
31 tháng 12 2022 lúc 11:23

a,

Câu văn thứ nhất không truyền tải nội dung đầy đủ, chân thực, biểu cảm và sinh động bằng câu văn thứ hai. Cụm danh từ "Em bé đáng thương, bụng đói rét"

Tác dụng của việc dùng cụm danh từ trong câu: bổ sung nội dung, ý nghĩa cho câu văn.

b, 

Câu văn thứ nhất không truyền tải nội dung đầy đủ, chân thực, biểu cảm và sinh động bằng câu văn thứ hai. Cụm danh từ "Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất"

Tác dụng của việc dùng cụm danh từ trong câu: bổ sung nội dung, ý nghĩa cho câu văn.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
17 tháng 12 2023 lúc 13:13

a. 

- Em bé vẫn lang thang trên đường 

→ chủ ngữ là danh từ “em bé” 

- Em bé đáng thương, bụng đói rét vẫn lang thang trên đường. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “em bé đáng thương, bụng đói rét” 

b. 

- Em gái đang dò dẫm trong đêm tối 

→ chủ ngữ là danh từ “em gái” 

- Một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối. 

→ chủ ngữ là cụm danh từ “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất”. 

→  Chủ ngữ là cụm danh từ giúp câu cung cấp nhiều thông tin hơn chủ ngữ là danh từ. trong 2 câu có chủ ngữ là một cụm danh từ, chủ ngữ không chỉ cung cấp thông tin về chủ thể của hành động (em bé) mà còn cho thấy ý nghĩa về số lượng (một) và đặc điểm rất tội nghiệp, nhỏ bé, đáng thương của em (đáng thương, bụng đói rét; nhỏ, đầu trần, chân đi đất). Từ đó, câu văn còn cho thấy thái độ thương cảm, xót xa của người kể chuyện với cảnh ngộ đáng thương, khốn khổ của cô bé bán diêm.