Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:48

- Được thể hiện qua lời nói của Ra-ma, dù thương vợ và lòng đau như cắt nhưng vì danh dự, chàng phải buộc tội Xi-ta, tuyên bố từ bỏ nàng vì không còn giữ trọn vẹn danh tiết và phẩm hạnh: “...Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng...trông thấy nàng, ta không chịu nổi... ta không ưng có nàng nữa....”

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:52

* Đặc điểm nổi bật của Đăm Săn:

- Đăm Săn là người đàng hoàng, ngay thẳng, tự tin quyết kiệt.

- Đăm Săn là một dũng sĩ vô cùng dũng cảm, tài năng, có sức mạnh phi thường, lấn át kẻ thù.

 Đăm săn là người dũng cảm và có trái tim nhân ái, biết yêu thương, chàng chiến đấu vì mục đích bảo vệ danh dự cá nhân, hạnh phúc gia đình và quan trọng hơn là danh dự và sự bình yên của cộng đồng, thị tộc.

- Đăm Săn hiện lên như một vị thần mang vẻ đẹp cường tráng, dũng mãnh, hoang sơ của núi rừng. Danh tiếng lẫy lừng, được tung hô, tin yêu, ca ngợi là một “dũng tướng chắc chết mười mươi cũng không lùi bước”.

- Là người có sức khỏe phi thường.

- Là người có khả năng “ ăn không biết no, nói chuyện không biết chán”

* So sánh Đăm Săn và Mtao Mxây

 

Đăm Săn

Mtao Mxay

Thái độ

Quyết liệt, tự tin

Tức giận, lưỡng lự, do dự và sợ hãi

Sức mạnh

“Một lần xốc tới vượt một đồi tranh,

vượt một đồi lồ ô, chàng chạy vút qua phía Đông, vút qua phía Tây.”

ð  Tự tin và có sức mạnh phi thường

- “Múa khiên “kêu lạch cạch như quả mướp”.

“Chạy bước thấp, bước cao chỉ chém trúng cái cọc cột

trâu nhưng khoe được học thần Rồng, là tướng quen

đánh trăm trận, quen xéo nát thiên hạ.”

=> Hèn nhát và yếu ớt

Thái độ của dân làng

Tin tưởng, kính nể, yêu quý, tôn trọng

Không tin tưởng

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:41

- Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ: “Ra-ma buộc tội” đặt nhân vật vào tình thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Ra-ma vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng, xứng đáng với Ra-ma, Xi-ta cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.

- Nhân vật trong thần thoại Hy Lạp là các vị thần, các vị anh hùng có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường. Nội dung của thần thoại Hy Lạp kể về chiến công của các vị thần hay người anh hùng, hoặc kể về nguồn gốc thế giới, ý nghĩa tín ngưỡng hay các lễ nghi tôn giáo … Nhân vật Hê-ra-clét là người anh hùng có trí tuệ thông minh, năng lực phi thường, người có ý chí, nghị lực và có trái tim nhân hậu.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
9 tháng 3 2023 lúc 9:03

   Tôi cảm thấy đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ. Vì tôi nhận thấy hình ảnh của mình qua nhân vật trữ tình; sự phân vân, không quyết của mình mỗi khi phải lựa chọn. Lựa chọn là một vấn đề đầy sự khó khăn.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:00

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

  + Con gái của huyện Tề, đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham - một học trò nghèo

  + Nghe lời xui giả điên để giải thoát khỏi Kim Nham của Trần Phương - một gã nhà giàu nổi tiếng phong tình -> bị Trần Phương bội hứa, Xúy Vân đau khổ, từ chỗ giả điên thành điên thật

  + Xúy Vân đi ăn xin, Kim Nham bắt gặp bèn sai người đem nén bạc và nắm cơm cho nàng, biết được Xúy Vân xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:19

- Nhân vật chính trong văn bản là: Xúy Vân

- Được thể hiện qua các chi tiết ngôn ngữ, hành động, tâm trạng:

+ Con gái của viên huyện Tề.

+ Đảm đang, khéo léo, được gả cho Kim Nham, một học trò nghèo tỉnh Nam Định.

+ Buồn vã chờ đợi chồng dùi mài kinh sử.

+ Bị Trần Phương xui giả điên để thoát khỏi Kim Nham, Xúy Vân nghe theo.

+ Đau khổ khi biết mình bị lừa, từ chỗ giả điên, nàng trở nên điên thật.

+ Xấu hổ, đau đớn, nhảy xuống sông tự vẫn.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:40

Theo em, người Ấn Độ cổ đại quan niệm rằng anh hùng lí tưởng là mẫu người có tự trọng cao, lựa chọn danh dự, một con người đã hi sinh hạnh phúc cá nhân để bảo vệ đạo đức xã hội. Người anh hùng trong chấp niệm to lớn của người Ấn Độ cổ đại còn phải có lí trí mạnh mẽ đến cực đoan trong nhân vật với long trung thành tuyệt đối với bổn phận của mình. Song song với điều đó, mẫu người phụ nữ lí tưởng được thể hiện rõ nét qua tính cách của nhân vật Xi-ta, một con người có sự tự tin vào lí trí, phẩm giá trong sạch, đức hạnh và chung thủy. Quan niệm đó có phần phù hợp về tam quan trong triết lí sống giữa người với người ngày nay, tuy nhiên cũng có phần cổ hủ, áp đặt và gò ép thân phận người phụ nữ.

Bình luận (0)
Lê Phúc
Xem chi tiết
Vương Hương Giang
10 tháng 3 2022 lúc 19:58

D

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:53

- Sắp chết mười mươi cũng không lùi bước

- Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến

- Tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm

- Đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre

- Bắp chân to bằng đôi xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ

- Sức ngang voi đực, hơi thở tựa sấm

- Nằm sấp gãy rầm sàn, nằm ngữa gãy xà dọc

- Ngang tàn ngay từ trong bụng mẹ

=> Biện pháp nói quá, so sánh.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:50

     Phần cuối đoạn trích chú ý nhiều đến việc miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng của người dân cả hai buôn làng. Điều này nêu lên một số đặc điểm lớn của sử thi và tư tưởng của nhân dân như:

+ Sau khi Mtao Mxây – tù trưởng kém cỏi hơn thua trận, tôi tớ ở làng không hề lo sợ mà phấn khởi, vui mừng và ngay lập tức theo Đăm Săn – tù trưởng tài giỏi hơn về buôn làng mới.

⇒ Điều này thể hiện tính chất của cuộc chiến tranh thị tộc trong xã hội Ê-đê: Cuộc chiến không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội mà giúp cho các bộ tộc nhỏ, rời rạc có thể hợp lại để tạo nên tập thể lớn mạnh.

+ Sự ủng hộ của cả hai phía dân làng cũng thể hiện tư tưởng của dân gian về tầm vóc lịch sử của người anh hùng: mong muốn có được người lãnh đạo tài giỏi, ngợi ca công lao của người anh hùng đã có công thống nhất các buôn làng.

     Đoạn trích gồm hai phần: một phần kể về cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng, một phần miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.

     Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh giữa các thị tộc trong thời nguyên thuỷ, thế nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương. Trái lại, phần cuối tác giả dân gian chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đam Săn. Cuộc chiến dừng lại khi Mtao Mxây thất bại. Thế nhưng sự thất bại của Mtao Mxây không làm cho dân làng lo sợ, hoang mang. Họ ngay lập tức theo về phía Đăm Săn, hoà nhập với cuộc đồng mới một cách rất tự nhiên.

     Điều này cho ta thấy sự đồng tình, ủng hộ của tác giả sử thi đối với người anh hùng Đăm Săn. Cuộc chiến mà người anh hùng sử thi Đăm Săn thực hiện không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nó là cuộc chiến vì sự thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người. Do vậy, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả, ca ngợi của toàn bộ thiên sử thi.

 

Bình luận (0)