Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ "Bà" cùa Nguyễn Thụy Kha
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về bài thơ "Bà" cùa Nguyễn Thụy Kha
Mái tóc của bà được so sánh với hình ảnh đám "mây bông" trên trời gợi hình ảnh người bà tuổi đã cao , mái tóc bạc trắng , mái tóc ấy tạo nên sự hiền dịu , nhân hậu , đáng kính .
Chuyện của bà kể ( cho cháu nghe) được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói :" Kho " truyện này không bao giờ hết cũng giống như giếng nước cạn lại được những cơn mưa ban phát những hạt nước trong veo , mát lành. Bà rất có nhiều truyện dành cho người cháu yêu của mình , những câu truyện đẹp đẽ ấy luôn in đậm trong tâm trí tác giả và chính nhờ vậy đã khiến tác giả viết nên bài thơ này
~~~~> Tình cảm bà cháu , bà yêu cháu , làm tất cả vì cháu , cháu yêu bà , kính trọng bà
Cảm thụ văn học
Nghĩ về người bà yêu quý của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã viết :
"Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy "
E hãy nêu hình ảnh so sánh có trog 2 dòng thơ trên,qua đó giúp em thấy rõ hình ảnh về người bà như thế nào ?
Giúp mình vs mình đag cần cấp í
2 hình ảnh so sánh là:
tóc bà thì giống như mây bông , câu chuyện của cuộc đời bà giống cái giếng cạn xong lại đầy
ta thấy bà là một người rất kiếng cường và iu đời
2 hình ảnh so sánh là:
tóc bà thì giống như mây bông , câu chuyện của cuộc đời bà giống cái giếng cạn xong lại đầy
ta thấy bà là một người rất kiếng cường và iu đời
NẾU SAI THÌ MN CHỮA LẠI HỘ MÌNH NHÉ
qua bài thơ tự thuật của nguyễn khuyến hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 7-10 dòng) trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh.
Bài này mình mới kiểm tra xong, tham khảo:
Hình ảnh người bà đã được Xuân Quỳnh khắc họa qua bài thơ “Tiếng gà trưa”. Trên đường hành quân mệt mỏi, người cháu dừng chân bên một xóm nhỏ để nghỉ ngơi. Tiếng gà trưa vang lên khiến người cháu phải nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà. Kỉ niệm đáng nhớ nhất là khi cháu tò mò xem gà đẻ trứng, rồi bị bà mắng. Lòng cháu ngây thơ tin lời bà, sợ mặt bị lang liền về lấy gương soi. Lời mắng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho đứa cháu. Không chỉ vậy, bà đã luôn ân cần, hy sinh. Bà chăm lo cho đàn gà để cuối năm bán đi lấy tiền sắm sửa quần áo mới cho cháu. Người cháu nhớ đến hình ảnh bà thật giản dị với “cái quần chéo go”, “cái áo cánh trúc bâu”. Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam: chịu thương chịu khó, giàu đức hy sinh. Cuộc đời của bà luôn lo cho con, cho cháu. Tuổi thơ sống bên bà tuy khó khăn, nhưng hạnh phúc. Điều đó khiến cho cháu không thể nào quên được, càng yêu thương bà nhiều hơn. Thơ của Xuân Quỳnh thật giản dị, nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Viết 1 đoạn văn ngắn( khoảng 5 – 6 câu) trình bày cảm nhận của em về người bà trong bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 15 dòng ) trình bày cảm nhận của em về tình bà cháu trong bài thơ tiếng gà trưa
Bài làm:
Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ (người cháu) thêm vững bước trên đường ra trận. Người bà tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo, dành trọn vẹn tình yêu thương, quan tâm, chăm lo cho cháu, bảo ban nhắc nhở cháu. Qua những kỉ niệm về người bà đã biểu hiện tình bà cháu thật là thiêng liêng, sâu nặng và thắm thiết: bà chắt chiu, chăm lo cho cháu. cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà.
Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.
"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ.
Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
viết một đoạn văn khoản 10 dòng trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người cháu dành cho bà được thể hiện trong khổ thơ cuối trong bài " tiếng gà trưa "
Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.
ĐỀ 1:
Câu 1 : Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự chủ
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ :” Mặt trời xuống biển như hòn lửa ….. Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
Đề 2:
Câu 1 : Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về tính tự chủ
Câu 2: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ :” Lận đận đời bà….. thiêng liêng – bếp lửa “
mn giups em với ạ , tối em nộp bài r
* Đoàn thuyền đánh cá được xây dựng trên phông nền của một buổi hoàng hôn tuyệt đẹp.
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Hình ảnh so sánh độc đáo trong câu 1:
+ Điểm nhìn nghệ thuật: điểm nhìn di động, nhìn từ con thuyền đang ra khơi.
+ Thời gian: hoàng hôn
=> Gợi quang cảnh hùng vĩ của bầu trời lúc hoàng hôn
=> Gợi được bước đi của thời gian. Thời gian không chết lặng mà có sự vận động.
- Biện pháp tu từ nhân hóa:
+ Được sáng tạo từ chi tiết thực: những con sóng cài ngang như chiếc then cửa của vũ trụ. Bóng đêm “sập cửa” gợi khoảnh khắc ánh ngày vụt tắt và màn đêm bất ngờ buông xuống bao trùm tất cả.
+ Gợi không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông, kì vĩ mà vẫn gần gũi, ấm áp như ngôi nhà của con người.
* Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
« Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi ».
- “Lại”:
+ Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại.
+ Chỉ sự trái chiều giữa hoạt động của vũ trụ và hoạt động của con người.
-> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước.
- “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”:
+ Kết hợp hai hình ảnh cụ thể với trừu tượng: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sức mạnh đưa con thuyền ra khơi.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài.
-> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui, tình yêu lao động và mang trong đó mang theo khát vọng về những khoang cá đầy ắp, bội thu.
Khổ thơ biểu hiện sự tần tảo và đức hi sinh của bà:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi sôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
- Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, trải qua nhiều mưa nắng. Hình ảnh bà cũng là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam bất khuất, giàu đức hi sinh, giàu tình yêu thương.
- Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại tới bốn lần và mang những ý nghĩa khác nhau. Nó cứ hồi đắp cao dần.
+ Từ “nhóm” trong câu “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm” là động từ chỉ hành động bằng tay, dùng lửa để làm cháy lên bếp lửa. Bếp lửa là hình ảnh có thật, được cảm nhận bằng mắt thường. Bếp lửa được đốt lên, thắp lên để xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông khắc nghiệt, để nấu chín thức ăn và đó là một bếp lửa bình dị của mọi gian bếp làng quê Việt Nam.
+ Từ “nhóm” trong câu: “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/ Nhóm nồi xôi gaoj mới xẻ chung vui/ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” là nhóm được hiểu theo nghĩa ẩn dụ. Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, những kí ức đẹp trong lòng người cháu. Như thế, nhớ về bà, về những kí ức đẹp cũng là nguồn sống cho người cháu từ nhỏ đến lớn.
b. Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng.
- Hình ảnh bếp lửa được người cháu khái quát, nâng lên thành biểu tượng: “Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
- Câu thơ cảm thán với cấu trúc câu đảo ngược đã thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai. Cháu hiểu được linh hồn của dân tộc đã và đang cùng nhau trải qua những gian lao vất vả để tiến lên phía trước.
viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tình bạn của Nguyễn Khuyến sau khi đọc bài thơ ''Bạn đến chơi nhà"
tớ cảm ơn ạ <3
Tham khảo
Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại diện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lại một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả những lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau những câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.