Những câu hỏi liên quan
MaosD Lê
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 4 2023 lúc 14:40

Phép thế: một giáo viên => bà

Giáo sư William L. Stidger

 

Bình luận (0)
Đỗ Nam Trâm
Xem chi tiết
nthv_.
20 tháng 8 2021 lúc 20:18

Bn tham khảo tại đây:

https://doctailieu.com/de-thi-minh-hoa-vao-10-mon-van-tinh-khanh-hoa-2019

Bình luận (0)
2012 SANG
Xem chi tiết
Meliodas
Xem chi tiết
Tuan Vlog
6 tháng 10 2021 lúc 21:26

trình bày lời dụ của quang trung qua tác phẩm hoàng lê nhất thống chí

Bình luận (0)
minh nguyet
6 tháng 10 2021 lúc 22:28

1. Tự sự

2. Văn bản nói về bức thư mà giáo sư William gửi cho giáo viên cũ của mình, bức thư là niềm an ủi với bà khi đây là bức thư cảm ơn đầu tiên bà nhận được sau hơn 30 năm.

Bình luận (0)
Minh Thư Đặng
Xem chi tiết
Bảo trân
Xem chi tiết
Phan Văn Toàn
30 tháng 10 2023 lúc 18:10
Từ "cảm nhận" trong văn bản có thể ám chỉ đến sự hiểu biết, trải nghiệm hoặc ảnh hưởng mà một bức thư mang lại cho người đọc. Sức mạnh của một bức thư có thể nằm ở khả năng tạo ra cảm nhận sâu sắc, tác động mạnh mẽ và thay đổi cuộc sống của người nhận. Một bức thư có thể chứa đựng những lời chia sẻ chân thành, những suy nghĩ sâu sắc, những câu chuyện cảm động hoặc những lời khuyên quan trọng. Nó có thể tạo ra sự kết nối tình cảm giữa người viết và người đọc, mang lại sự động viên, sự khích lệ hoặc thậm chí là sự thay đổi quan điểm và hành động của người nhận. Sức mạnh của một bức thư cũng có thể nằm ở khả năng tạo ra sự thấu hiểu, sự đồng cảm và sự gắn kết giữa người viết và người đọc. Nó có thể làm cho người đọc cảm thấy được quan tâm, được nghe và được thấu hiểu. Một bức thư có thể thay đổi tâm trạng, tạo ra sự cảm kết và tạo nên sự tương tác sâu sắc giữa người viết và người đọc. Vì vậy, sức mạnh của một bức thư không chỉ nằm ở nội dung mà còn ở khả năng tạo ra cảm nhận sâu sắc, tác động mạnh mẽ và thay đổi cuộc sống của người nhận.... 
Bình luận (0)
Hạ Nhi Băng
Xem chi tiết
Le Tran Bach Kha
31 tháng 3 2019 lúc 12:01

Sức mạnh của một bức thư cảm ơn

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy:"William yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, khi biết rằng ta đã dạy học hơn 30 năm và trong khoảng thờ gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận"

Câu 1: Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa các nhân vật trong văn bản?

Giáo sư William L.Stidger là học sinh của bà giáo 30 năm về trước

Câu 2: Bà giáo đã nhận được bức thư cảm ơn đầu tiên vào hoàn cảnh nào?

Khi giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và rồi ông quyết định viết một bức thư cảm ơn bà giáo vì sự động viên lớn lao mà bà đã dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước.

Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ có trong câu văn: "Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận"

- ''Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn...": Phép tu từ được sử dụng : nhân hóa : Chỉ một bức thư thôi nhưng đã xua tan và sưởi ấm trái tim già nua, cô đơn của bà giáo, niềm vui mà trước nay bà chưa lần nào được cảm nhận. Một bức thư kì diệu hơn bao giờ hết, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, khiến một bức thư trở thành một món quà cảm ơn to lớn hơn bao giờ hết.

Câu 4: Thông điệp của văn bản là gì?

Đôi khi, chỉ những điều tưởng chừng là nhỏ nhặt nhất, đơn giản nhất, nhưng cũng có thể khiến người khác cảm thấy hạnh phúc, vui sướng tột cùng. Biết nhận và biết cho đi là đức tính cao cả và tốt đẹp của con người.

Bình luận (0)
Thảo Phương
17 tháng 4 2019 lúc 13:13

1)Văn bản trên gồm các nhân vật: Giáo sư William L. Stidger và bà giáo. Mối quan hệ của họ: William L. Stidger là học sinh cũ của bà giáo

2)Bà giáo nhận được bức thư giữa lúc bà đang sống đơ độc trong một că p ò ỏ, lủi thủi nấu ă một ì dườ ư c ỉ còn lay lắt ư c iếc lá cuối cùng trên cây, đặc biệtsau 50 năm làm nghề dạy học, đó là bức thư c ơ đầu tiên mà bà nhận được.

3)

– Các phép tu từ: nhân hóa (bức t ư ấy đã sưởi

ấm) và hoán dụ (trái tim già nua, cô đơ ).






- Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn của bà giáo và tô đậm ý nghĩa, sức mạnh tuyệt vờicủa những lời cảm ơn từ người học sinh cũ.

Nó đã thực sự sưởi ấm trái tim già nua, đem lại niềm hạnh phúc

4)Thông điệp của văn bản: Biết nói lời cảm ơn là điều cần thiết trong cuộc sống

Bình luận (0)
Thiên thần phép thuật
Xem chi tiết
Nguyen
16 tháng 5 2019 lúc 18:52

d/Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường, ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy, các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.
Thời xưa, cụ Chu Văn An đã từng mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò của cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sư Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi ở bậc dưới, ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!
Thời nay, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi dua giành nhiều hoa điểm tốt; đến thăm, chúc sức khỏe các thầy, các cô,...
Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan, biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có các thầy, các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôm nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước? Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.
Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chẳng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đáng trách thay!
Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cần các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi; giành được nhiều điểm chín, mựời chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra, vào ngày 20-11, 8-3, Tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô. Thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn.
Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Thật vậy! Cứ giả sử xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của mình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

Bình luận (0)
Khanh Tay Mon
16 tháng 5 2019 lúc 14:41

a,Mot buoi sang lanh leo va hiu hat buon

bc, Biết nói lời cảm ơn điều cần thiết trong cuộc sống

d, "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây",... là những câu tục ngữ quen thuộc thể hiện một truyền thống đạo lí được truyền từ đời này qua đời khác của con người Việt Nam. Đó chính là nét đẹp của lòng biết ơn - một trong những phẩm chất vô cùng cao quý và ngời sáng những giá trị của lối sống thủy chung, ân nghĩa.

Như chúng ta đã biết, lòng biết ơn là sự ghi nhớ, tri ân và là nét đẹp của lối sống coi trọng ân nghĩa đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Lòng biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động, việc làm cao đẹp vô cùng phong phú và đa dạng. Đó có thể là lòng thành kính đối với những người đã khuất qua những phong tục thờ cúng tổ tiên. Là sự tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng qua ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 hay sự biết ơn đối với những người đã hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc như Ngày thương binh liệt sĩ 22/7 hằng năm,... Đó có thể là sự tri ân công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo thông qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11,... Tất cả những biểu hiện trên đã thể hiện ý nghĩa sâu sắc của lòng biết ơn đối với cuộc sống của con người.

Lòng biết ơn là một trong những truyền thống đạo lí của dân tộc ta, thể hiện rõ giá trị tinh thần hết sức tốt đẹp và sâu sắc. Nhờ sự khắc ghi và tưởng nhớ công ơn, những con người thế hệ sau sẽ luôn khắc ghi, tưởng nhớ đến công ơn của thế hệ cha anh đi trước, đồng thời biết trân trọng, nâng niu những gì đang có trong hiện tại. Bởi tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ đều không phải tự nhiên xuất hiện, mà đều trải qua quá trình lao động, sản xuất của người khác. Quá trình đó có thể thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và thậm chí chứa đựng những hi sinh, mất mát vô cùng to lớn và vĩ đại. Những hạt cơm, hạt gạo hết sức bé nhỏ mà hằng ngày chúng ta thưởng thức đã trải qua một quá trình chăm sóc, vun trồng tỉ mỉ "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống", là sự "dãi nắng dầm mưa", "hai sương một nắng" tần tảo, vất vả của người nông dân. Đặc biệt, bầu trời tự do, hòa bình và nền độc lập mà hôm nay đất nước ta có được là nhờ vào sự hi sinh xương máu của thế hệ cha anh đi trước.Với tinh thần yêu nước mãnh liệt và lí tưởng sống cao đẹp, những người lính đã xông pha mặt trận, can trường, dũng cảm đối mặt với "mưa bom bão đạn", hi sinh tuổi xuân, tuổi đời "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" để đánh đuổi ngoại xâm và bảo vệ lãnh thổ, bờ cõi của dân tộc. Nhận thức được công ơn lớn lao đó, toàn thể đất nước Việt Nam vẫn luôn biết ơn, khắc ghi, tưởng nhớ đến những anh hùng liệt sĩ đã khuất và giúp đỡ, hỗ trợ những người thân, gia đình của những người thương binh. Lòng biết ơn còn là chuẩn mực để nhắc nhở con người về giá trị của gia đình, quê hương và cội nguồn.

Tuy nhiên, bên cạnh những người luôn cố gắng gìn giữ, phát huy lòng biết ơn, vẫn còn tồn tại những con người có lối sống đi ngược lại với những giá trị tốt đẹp của dân tộc, thể hiện qua việc lãng quên quá khứ, sống bội bạc, vong ơn phụ nghĩa. Đâu đó trong xã hội này, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những người con bất hiếu buông lời xúc phạm và ngược đãi bố mẹ. Thậm chí có những người sẵn sàng phản bội những người từng giúp đỡ mình để thỏa mãn lòng ích kỉ hay sự đố kị, ghen ghét,... Đó là những hành động, thái độ sống đáng bị lên án, phê phán bởi họ đã lãng quên đi cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng.

Để gìn giữ và phát huy lòng biết ơn, chúng ta cần ghi nhớ, tôn vinh, trân trọng những điều được tạo nên từ cội nguồn, quá khứ như những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp. Đồng thời, tích cực tham gia vào các phong trào đền ơn đáp nghĩa bằng những hành động cụ thể và thiết thực; có thái độ lên án, phê phán mạnh mẽ đối với lối sống vô ơn, bội bạc.

http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-xa-hoi-ve-long-biet-on-45712n.aspx
Như vậy, lòng biết ơn là một trong những biểu hiện tốt đẹp của lối sống thủy chung và là lẽ sống cao đẹp cần được phát huy, vun đắp hơn nữa trong cuộc sống hiện nay. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, gia đình, thầy cô,... bằng những hành động cụ thể như ngoan ngoãn, lễ phép và nỗ lực hơn nữa trong học tập và lao động.

Bình luận (0)
Ngọc Hiếu
18 tháng 5 2019 lúc 13:03

khocroiCái đề này thầy giáo mình ms cho thực hành mấy tuần trc nè!!! Khó kinh khủng( ta đây rất dốt văn!! Hjhj)

Bình luận (0)
nana mishima
Xem chi tiết