Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết.
nêu 5 ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trog chăn nuôi và giải thích cơ sỏ của những ứng dụng đó
giải nhanh giúp mik dzới
thanks
Quan sát Hình 33.2, 33.3, 33.4, hãy nêu một số ví dụ ứng dụng cảm ứng ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó.
Một số ví dụ ứng dụng tập tính ở động vật trong chăn nuôi và giải thích cơ sở của những ứng dụng đó:
Ví dụ về ứng dụng tập tính trong chăn nuôi | Cơ sở của ứng dụng |
Dùng đèn bẫy côn trùng | Tập tính bị thu hút bởi ánh sáng của một số côn trùng như muỗi, bướm, mối,… |
Dùng tiếng kêu của chuông/kẻng để gọi động vật như gọi cá ngoi lên mặt nước để ăn, gọi trâu/ bò/ gà về chuồng khi trời tối. | Tập tính hình thành thói quen ở động vật với một số tín hiệu nếu được lặp lại nhiều lần. |
Nhìn mật độ gà tập trung ở trung tâm chuồng để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi cho phù hợp. | Tập tính tản ra khi nhiệt độ chuồng nuôi gà quá cao hoặc gà dồn vào trung tâm đàn là khi nhiệt độ quá thấp. Khi đó, người chăn nuôi sẽ điều chỉnh nhiệt độ chuồng gà bằng hệ thống đèn chiếu sáng. |
Cho vài ví dụ về tập tính của sâu bọ được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt?
Tham khảo:
VD: Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào sâu bệnh hại, ấu trùng nở ra sẽ dùng sâu làm thức ăn
Ứng dụng để tiêu diệt sâu hại nhờ thiên địch
tk
VD: Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào sâu bệnh hại, ấu trùng nở ra sẽ dùng sâu làm thức ăn
Ứng dụng để tiêu diệt sâu hại nhờ thiên địch
hãy kể tập tính của một số sâu bọ có ở địa phương em. cho ví dụ về tập tính của sâu bọ được ứng dụng trog chăn nuôi, trồng trọt?
Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.
Hoa hướng dương thì luôn hướng về phía mặt trời nhờ ánh sáng
Khi côn trùng chạm vào lá cây bắt mồi, lá cây sẽ khép lại kẹp chặt con mồi thì cái này là nhờ sự tiếp xúc
Vận dụng các kiến thức cảm ứng và giải thích 1 số hiện tượng trong thực tiễn (trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
Kể thêm một số ví dụ về ứng dụng cảm ứng:
a. Trong trồng trọt
b. Trong chăn nuôi
\(a,\)
- Cảm ứng luôn hướng về ánh sáng của hoa hướng dương. (hướng sáng)
- Cảm ứng của cây dưa leo bám nên giàn. (hướng tiếp xúc)
\(b,\)
- Nhận thấy cái lạnh về trâu thường ở yên trong chuồng.
- Mỗi lần vỗ tay là chim bồ câu về ăn.
Em hãy nêu hai tính chất khác nhau giữa thép và cao su. Nêu hai ví dụ về việc sử dụng thép(hoặc cao su) trong thực tế mà ứng dụng các tính chất đó ?
1: thep dan dien, cao su ko dan dien
2:thep la kim loai con cao su ko phai la kim loai
Mình cũng muốn hỏi câu này đây.Cảm ơn Mitsuhiko Asuna Sera nhé! Chúc bạn học tốt! :))
1.Tìm điểm giống và khác nhau của cảm ứng và tập tính ở động vật và thực vật?
2. Nêu 10 tập tính của động vật và cho ví dụ cụ thể?
1.Tìm điểm giống và khác nhau của cảm ứng và tập tính ở động vật và thực vật?
- Điểm giống nhau và khác nhau của cảm ứng ở động vật và thực vật:
+ Giống nhau: Cơ thể thực vật và động vật đều có khả năng tiếp nhận kích thích từ các tác nhân của môi trường và phản ứng với các kích thích đó
+ Khác nhau: Cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn
Mình nghĩ là không có tập tính của thực vật á ;-;
2. Nêu 10 tập tính của động vật và cho ví dụ cụ thể?
- Tập tính kiếm ăn. VD: Mèo bắt chuột, ...- Tập tính xã hội. VD: Chó sói,sư tử sống theo bầy đàn, ...- Tập tính sinh sản. VD: Đến mùa sinh sản, chim công đực thường sẽ nhảy, ... múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái, ...- Tập tính di cư. VD: Chim di cư tránh rét, ...- Tập tính bảo vệ lãnh thổ. VD: Chó sói thường sẽ đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu, ...Mình chỉ biết nhiêu đó thôi à mong bạn thông cảm ._.