Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
8 tháng 12 2023 lúc 0:13

- Cấp độ vi mô là cấp độ dùng để mô phỏng vật chất nhỏ bé.

- Cấp độ vĩ mô là cấp độ dùng để mô phỏn tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất.

Buddy
Xem chi tiết

- Cấp độ vi mô: nghiên cứu các hạt, phản hạt, các điện tích, các vật liệu có kích thước vô cùng nhỏ, muốn quan sát chúng phải có các dụng cụ hỗ trợ, đồng thời nghiên cứu sự tương tác, chuyển động, năng lượng của chúng.

- Cấp độ vĩ mô: nghiên cứu các hiện tượng chuyển động, năng lượng, … của các đối tượng có kích thước mà mắt thường có thể nhìn được, nghiên cứu sự chuyển động của các hành tinh, quy luật vận động của hệ mặt trời, …

Phương pháp nghiên cứu của Vật lí

Phương pháp thực nghiệm

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

* Bài nói tham khảo:

       Nhà thơ người Đức Johann Wolfgang Goethe đã từng đưa ra một triết lí sống:

"Mọi lý thuyết đều màu xám
Và cây đời vĩnh viễn xanh tươi."

       Thực vậy, xã hội ngày càng phát triển, kéo theo biết bao nhiêu là bộn bề phức tạp của cuộc sống đặt ra, đòi hỏi con người cần phải thực sự mạnh mẽ và tỉnh táo để có thể đương đầu, vượt qua trở ngại. Vì thế, để có thể bắt nhịp cùng với xu thế của thời đại, cũng như đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đặt ra, con người hiện đại không những cần ra sức chiếm lĩnh tiếp thu kiến thức mà còn cần phải chăm chỉ học tập rèn luyện kĩ năng sống cho bản thân mình. Cho nên việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như việc tiếp thu kiến thức vậy!

       Trước hết, ta cần làm rõ khái niệm kĩ năng sống là gì? "Kĩ năng sống" là những khả năng tương tác và thích nghi với hoàn cảnh, môi trường sống hay trước một tình huống nào đó được đặt ra trong cuộc sống. Đây là tập hợp tất cả các kĩ năng mà con người tiếp thu được, tích lũy được qua quá trình giáo dục và trải nghiệm trong thực tế khác quan như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng đồng cảm hoặc kĩ năng phục hồi tâm lý mà theo như UNICEF gọi đó là khả năng tâm lý – xã hội. Còn "kiến thức" là những tri thức, là vốn hiểu biết của con người được nghiên cứu, tích lũy trong sách vở, truyền từ đời này sang đời khác. Câu nói: việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như là tích lũy kiến thức khẳng định tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng sống; đồng thời cần cân bằng giữa việc tích lũy kiến thức và kĩ năng sống, học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, rèn luyện kiến thức gắn liền với rèn luyện các kĩ năng.

       Kĩ năng sống có một vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống con người. Một con người có được những kĩ năng sống tốt sẽ thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh sống, có thể ứng phó với mọi sự biến đổi bất thường trong cuộc sống, biến khó thành dễ, chuyển bại thành thắng, biến vất vả chông gai thành điều kiện, cơ hội. Chàng trai Nick Vujicic, một con người sinh ra đã thiếu tứ chi, ban đầu anh luôn mặc cảm về bản thân vì cho rằng mình chẳng giống ai, thậm chí là muốn kết thúc sự sống. Nhưng bằng sự động viên của cha mẹ và đặc biệt là sau khi đọc xong một bài báo viết về hình ảnh của một người cũng có hoàn cảnh như anh nên anh đã nỗ lực, vươn lên khẳng định mình trở thành một nhà diễn thuyết truyền cảm hứng sống và kĩ năng sống cho những con người thiếu may mắn như anh. Hay những cầu thủ U23 Việt Nam, nhờ tinh thần đoàn kết, kết hợp với kĩ năng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, hiểu ý đồng đội trong quá trình thi đấu mà họ đã đem lại chiến thắng, đưa trận đấu vào trận chung kết của khu vực Châu Á 2018. Rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp con người, đặc biệt là thế hệ trẻ có thể phát triển nhân cách, thể chất, tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. Về phương diện thể chất: giúp con người có sức khỏe tốt, cân đối, dẻo dai...; về phương diện tình cảm: bồi đắp cho con người tình yêu thương, sự sẻ chia, sự đoàn kết, gắn bó giữa con người với con người...; về phương diện ngôn ngữ và giao tiếp: giúp con người tự tin, giao tiếp hiệu quả, biết thuyết trình trước đám đông, biết lắng nghe, học hỏi mọi thứ xung quanh. Về phương diện tư duy nhận thức: kích thích sự sáng tạo, có những bước đột phá nhạy bén, đúng thời điểm cần thiết, năng động và dễ dàng ứng phó với mọi trở ngại bất thường. Ví dụ như ở Nhật Bản, một đất nước thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa, sóng thần nên các trẻ em khi mới lớn lên đã được trang bị rất nhiều những kĩ năng sống để có thể chủ động ứng phó trước thiên tai, tự bảo vệ sự sống của mình trước những hiểm họa bất ngờ ập tới. Vì thế, những đứa trẻ đó thực sự rất tự tin trước những biến động của khí hậu, thời tiết thất thường. Bên cạnh đó, rèn luyện kĩ năng sống cũng giúp cho con người sống có bản lĩnh, có ước mơ, có lí tưởng sống tích cực, dám nghĩ dám làm, biết chịu trách nhiệm trước hành vi sai trái của bản thân, sống giàu lòng vị tha, tình thương yêu bác ái...

       Tuy nhiên, cũng cần thấy được mối quan hệ giữa rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức là hai mặt của một vấn đề, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia. Nếu như kiến thức giúp con người có cơ sở lý luận khoa học, đúng đắn và chính xác trong nhìn nhận, đánh giá thì kĩ năng sống giúp cho con người trở nên kĩ xảo hơn, tinh tế, khéo léo hơn trong việc xử lí mọi tình huống bất kì nào đó được đặt ra. Trên thực tế có không ít người chỉ chăm lo tích lũy kiến thức mà quên đi việc trang bị cho mình những kĩ năng sống cần thiết hoặc ngược lại chỉ chú trọng tới kĩ năng sống mà bỏ bê việc trau dồi tri thức. Hậu quả là khó có thể bắt nhịp được với cuộc sống, luôn cảm thấy thiếu tự tin, không có hứng thú với cuộc sống, công việc của chính mình. Và hiện nay, có rất nhiều các bạn sinh viên, học sinh chỉ chú tâm vào bồi đắp kiến thức trên ghế nhà trường mà quên đi việc rèn luyện kĩ năng sống, tới khi va chạm với công việc, với những trải nghiệm thực tế thì cảm thấy ngại ngùng, lo lắng và thiếu niềm tin vào năng lực của bản thân mình. Hay cũng có những người chỉ biết quan tâm tới sự trải nghiệm thực tế với các kĩ năng sống của riêng mình mà quên đi việc tôi luyện kiến thức, dẫn tới sự vênh lệch về phát triển và hoàn thiện nhân cách của chính mình.

       Vì thế, con người cần phải tự quăng mình ra ngoài xã hội. Hãy biết cách biến những lý luận khô khan trên trang sách thành những trải nghiệm thực tế khách quan để thấy được tính thực tiễn của chúng. Mặt khác cũng không nên chỉ chú trọng vào những kĩ năng sống, chỉ phục vụ cho nghề nghiệp chuyên môn của mình mà cần hình thành và rèn luyện các kĩ năng sống phong phú khác cần thiết để có thể đáp ứng được mọi tình huống, mọi vấn đề được đặt ra. Bởi cuộc sống vốn "đa sự, đa đoan" rất phong phú và phức tạp.

       Tóm lại, rèn luyện kĩ năng sống và tích lũy kiến thức có một vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng, cần thiết. Đặc biệt với thời đại xã hội phát triển như bây giờ thì lại càng đòi hỏi con người cần trang bị cho mình kiến thức, kĩ năng sống gắn với những năng lực tương thích lại càng lớn hơn. Có như vậy thì mới bắt kịp được với xu thế thời đại, khẳng định vị thế của bản thân đối với mọi người xung quanh.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
23 tháng 11 2023 lúc 21:00

Bài nói mẫu

     Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định dựa trên ý chí của người khác (bố mẹ, người thân, gia đình) - sự lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Vậy chúng ta có thể làm gì khi đứng trước mối quan hệ giữa việc tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình trong lựa chọn con đường tương lai của chính mình.

      Cuộc sống là những lựa chọn, nó mở ra cho ta rất nhiều lối đi nhưng vấn đề là phải chọn được lối đi phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Lựa chọn con đường đi chính là đưa ra những sự lựa chọn trong cuộc đời mình để có thể đạt được những điều mình mong muốn. Lối đi ấy có thể xa xôi, đầy chông gai thử thách. Người bước trên con đường ấy sẽ phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối cùng. Tuy nhiên, đó lại là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công, thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão.

     Đôi khi chúng ta tự hỏi việc lựa chọn đường đi nên tuân thủ ý chí của người khác hay thuận theo mách bảo của nội tâm chính mình? Trong quá trình lựa chọn đường đi, chúng ta có thể gặp phải nhiều sự băn khoăn, phân vân không biết nên làm gì và khi ấy chúng ta sẽ nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh, sự giúp đỡ từ bố mẹ, gia đình, bạn bè. Lắng nghe ý kiến của người khác như một sự gợi ý để bạn tham khảo, việc tuân theo ý chí của người khác không hẳn là xấu, đôi khi ý kiến của người khác cũng có thể là sự lựa chọn đúng đắn. Những chúng ta cũng không nên hoàn toàn thuận theo ý họ mà bỏ quên suy nghĩ của bản thân, đánh mất ý kiến cá nhân của riêng mình.

     Khi lựa chọn, chúng ta cũng cần phải tự hỏi bản thân, sự suy nghĩ xem mình muốn gì, nên làm gì. Thuận theo mách bảo của bản thân vì chính bạn là người lựa chọn, là người đi trên con đường ấy. Chỉ có bản thân bạn mới hiểu bạn, biết bạn muốn gì và cần gì. Chỉ bạn là người hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Ý kiến của cá nhân không hẳn đã đúng nhưng nó là suy nghĩ, sự lựa chọn từ sâu trong bạn, là điều bạn mong muốn. Tất cả đều phụ thuộc vào chính bản thân bạn.

     Mọi vấn đề đều có hai mặt, mặt trái và mặt phải, mặt tối và mặt xấu. Ý chí của người khác và thuật theo bản thân cũng vậy, hai ý kiến chưa hẳn là tốt nhất, cũng không chắc sẽ là xấu nhất mà chúng bổ sung cho nhau. Để có thể đưa ra một sự lựa chọn thích hợp, bạn nên dựa vào ý chí của người khác cùng với sự mách bảo của bản thân, kết hợp hai ý kiến để có thể đưa ra quyết định tốt nhất.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

1. Các vật sống: 2 chú khỉ, em bé, cây gỗ, cây cỏ.

Vật không sống: tường gạch, hàng rào.

Những đặc điểm giúp các em nhận ra một vật sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản.

2. Vật sống giống với ô tô hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn ô tô dùng oxygen để hoạt động được và đều thải ra khí carbon dioxide.

Nhưng ô tô và xe máy không được xem là một vật sống vì những hoạt động sống cơ bản khác như sinh sản, cảm ứng và vận động hay sinh trưởng đều không thực hiện được (một ô tô không thể tự sinh ra một ô tô con khác, cũng như không thể tự vận động).

Phương Thảo Đinh
Xem chi tiết
lạc lạc
12 tháng 1 2022 lúc 17:10

Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Như vậy, với Hồ Chí Minh, lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết, khái quát kinh nghiệm thực tiễn; song không phải lúc nào và bao giờ cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Bởi, lý luận không thể ra đời một cách tự phát, không phải là mục đích tự thân mà nó đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Một khi lý luận xuất phát từ thực tiễn, được chứng minh trong thực tiễn và khi vận dụng vào thực tiễn, lý luận sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn, phản ánh đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội và của con người. Mặc dù lý luận được tổng kết từ thực tiễn nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc chỉ ra cách thức, phương hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Lý luận là quan trọng, là cần thiết trong chỉ đạo thực tiễn, do vậy lý luận phải luôn gắn với thực tiễn và lý luận gắn với thực tiễn được xem là một trong những nguyên tắc căn bản trong tư duy của Hồ Chí Minh.

Ví dụChẳng hạn, xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN phải “đo đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” MÀ toán học đã ra đời và phát triển.

Vương Hương Giang
12 tháng 1 2022 lúc 19:58

Tham khảo 

Hồ Chí Minh cho rằng: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử”. Như vậy, với Hồ Chí Minh, lý luận được hình thành trên cơ sở tổng kết, khái quát kinh nghiệm thực tiễn; song không phải lúc nào và bao giờ cứ có kinh nghiệm thực tiễn là có được lý luận. Bởi, lý luận không thể ra đời một cách tự phát, không phải là mục đích tự thân mà nó đòi hỏi phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Một khi lý luận xuất phát từ thực tiễn, được chứng minh trong thực tiễn và khi vận dụng vào thực tiễn, lý luận sẽ trở nên phong phú và sâu sắc hơn, phản ánh đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội và của con người. Mặc dù lý luận được tổng kết từ thực tiễn nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc chỉ ra cách thức, phương hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn. Về vấn đề này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Lý luận là quan trọng, là cần thiết trong chỉ đạo thực tiễn, do vậy lý luận phải luôn gắn với thực tiễn và lý luận gắn với thực tiễn được xem là một trong những nguyên tắc căn bản trong tư duy của Hồ Chí Minh.

Ví dụChẳng hạn, xuất phát từ NHU CẦU thực tiễn con người CẦN phải “đo đạc diện tích và đo lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thời gian và sự chế tạo cơ khí” MÀ toán học đã ra đời và phát triển.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
24 tháng 11 2017 lúc 11:18

Bảng 1. So sánh động vật với thực vật

Giải bài tap Sinh học 7 | Để học tốt Sinh 7

 - Động vật giống thực vật ở các đặc điểm là:

   + Đều có cấu tạo tế bào

   + Có sự lớn lên và sinh sản

 - Động vật khác thực vật ở các đặc điểm là:

Động vật Thực vật
Không có thành xenlulozo ở tế bào Thành xenlulozo ở tế bào
Dị dưỡng Tự dưỡng
Có khả năng di chuyển Hầu hết không có khả năng di chuyển
Có hệ thần kinh và giác quan Không có hệ thần kinh và giác quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
21 tháng 12 2023 lúc 10:34

- Các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng thuyết trình và thảo luận ở sách Ngữ văn 10, tập hai:

+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

+ Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề

+ Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học

+ Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

- Những nội dung thuyết trình và thảo luận liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết, những kiến thức thuộc đọc hiểu và viết đều liên quan, có tác dụng phục vụ cho phần nói và nghe: Ví dụ ở bài 5 phần đọc hiểu xoay quanh những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phần Viết: Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện thì phần Nói và nghe là: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
19 tháng 2 2018 lúc 7:42
Đà điểu Chim cánh cụt

- Chân cao: cách nhiệt

- Chân to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón: chạy nhanh

→ Thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và sa mạc khô nóng

- Bộ xương cánh dài khỏe, lông nhỏ, ngắn, dày, không thấm nước

- Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi

→ Thích nghi cao với đời sống bơi lội