Lấy ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt.
Lấy thêm ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt.
Một số ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt:
- Dựa vào tính cảm ứng với ánh sáng, sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm để tạo điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài giúp cây thanh long ra hoa, kết quả trái vụ.
- Trồng cây cảnh ở nơi ánh sáng từ một phía để tạo dáng cho cây trồng.
- Đào hố bón phân cho cây ăn quả để giúp hệ rễ của cây ăn quả ăn sâu xuống đất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Làm giàn cho mướp để giúp cây mướp tạo nhiều quả hơn.
- Trồng cây có mùi mạnh như húng quế, sả, bạc hà,… quanh ruộng lúa để xua đuổi sâu bướm hại lúa.
Hãy liệt kê một số ví dụ ứng dụng cảm ứng trong trồng trọt. Giải thích cơ sở của việc ứng dụng đó.
- Một số ví dụ ứng dụng cảm ứng trong trồng trọt:
+ Ứng dụng tính hướng sáng để tạo hình cây bon sai,…
+ Ứng dụng tính hướng nước để trồng rau thủy canh, cây gần bờ ao, mương nước,…
+ Ứng dụng hướng tiếp xúc để làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, dưa, mướp,…
- Cơ sở của các ứng dụng trên là tính hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc, hướng hóa,… của cây.
Cho vài ví dụ về tập tính của sâu bọ được ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt?
Tham khảo:
VD: Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào sâu bệnh hại, ấu trùng nở ra sẽ dùng sâu làm thức ăn
Ứng dụng để tiêu diệt sâu hại nhờ thiên địch
tk
VD: Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào sâu bệnh hại, ấu trùng nở ra sẽ dùng sâu làm thức ăn
Ứng dụng để tiêu diệt sâu hại nhờ thiên địch
Lấy ví dụ về hiện tượng biến dạng của lò xo và ứng dụng trong thực tế
Đây là vật lý mà,mà thôi trl luôn
VD:
+Chúng ta ấn bút bi thì lò xo trong bút bi bị ngòi bút làm biến dang.
+Khi chúng ta treo một vật lên lực kế để làm thí nghiệm thì lò xo trong lực kế sẽ bị kéo dãn ra.
+................
Khi ta ấn lò xo của bút bi lò xo của bút bị biến dạng .
Khi ta kéo một lò xo lò xo bị biến dạng.
Nêu một số ví dụ khác về việc vận dụng hiện tượng hướng động, ứng động trong thực tiễn sản xuất.
Tham khảo!
Vận dụng hiện tượng hướng động trong sản xuất:
- Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới nước xung quanhh gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó hấp thụ được đầy đủ nước và chất khoáng.
- Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng cách: hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi hạt nảy mầm, gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng khi cây đã lớn.
- Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển bằng cách làm giàn, mở rộng giàn để kích thích thân cây vươn dài.
Vận dụng hiện tượng ứng động trong sản xuất:
- Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường bảo quản (bảo quản trong kho lạnh, phơi khô hạt giống), hạn chế tiếp xúc ánh sáng hoặc sử dụng các chất ức chế nảy mầm.
- Kích thích hạt gióng, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung cấp thêm nước, tăng nhiệt độ môi trường, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, ...
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa của các loài cây trồng bằng cách bố trí vùng trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, ...
Kể thêm một số ví dụ về ứng dụng cảm ứng:
a. Trong trồng trọt
b. Trong chăn nuôi
\(a,\)
- Cảm ứng luôn hướng về ánh sáng của hoa hướng dương. (hướng sáng)
- Cảm ứng của cây dưa leo bám nên giàn. (hướng tiếp xúc)
\(b,\)
- Nhận thấy cái lạnh về trâu thường ở yên trong chuồng.
- Mỗi lần vỗ tay là chim bồ câu về ăn.
Vận dụng các kiến thức cảm ứng và giải thích 1 số hiện tượng trong thực tiễn (trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết.
Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi:
- Nghe tiếng kẻng trâu bò trở về chuồng.
- Dùng đèn để thu hút một số loài hải sản (mực) trong đánh bắt.
- Vỗ tay gọi gà về ăn.
- Huấn luyện chim cốc để đánh bắt cá ở trên sông.
- Ứng dụng tập tính bảo vệ lãnh thổ của chó để huấn luyện chó trông nhà.
ứng dụng hình thức sinh san sinh dưỡng nào trong trồng trọt ? nêu ví dụ
Những hình thức sinh sản tự nhiên là :
_ Thân bò : rau má, bèo cái, lục bình, ...
_ Thân rễ : gừng, cỏ chỉ, cỏ gấu, cỏ tranh, cỏ mật, ...
_ Rễ củ : khoai lang, ...
_ Thân củ : khoai tây, ...
_ Lá : lá thuốc bỏng, lá sống đời, lá cây hoa đá, ...
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một bộ phận của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).