viết đoạn văn khoảng 5 câu kể về cô bé bán diêm trong truyện cùng tên của An-dec-xen. Gạch chân từ láy trong đoạn em vừa viết.
Viết 1 đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn "Cô bé bán diêm" của nhà văn An-đéc-xen xen theo lối diễn dịch và gạch chân dưới câu chủ đề
Viết một đoạn văn khoảng 12 câu (có đánh số câu) theo phép lập luận tổng phân hợp nêu suy nghĩ và cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn An - đéc - xen. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thán từ. (gạch chân và chú thích)
Viết đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu cảm nghĩ của em về cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của nhà văn an đéc xen trong đó có sử dụng câu bị động
tham khảo:
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn
Cho xin 1 tick nhoaaa
Thật tội nghiệp cho cô bé bán diêm. Em bị đối xử thật tàn nhẫn bởi người đời. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ. Từ nhân vật cô bé bán diêm, ta cảm thấy biết ơn và xót thương hơn cho những phận người kém may mắn trong xã hội. Chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện nhân cách và trí tuệ để sau này có thể cứu giúp được những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống này.
Chữ in đậm: Câu bị động
Tham khải :
Qua văn bản cô bé bán diêm của tác giả An- đéc-xen đã diễn tả rõ nét trong văn băn cùng tên Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đặc biệt :bà và mẹ đều qua đời , em sống chui rúc trong một xó tối tăm ,trên gác xếp ,mái nhà ,Bố khó tính em luôn nghe nhưng lời mắng nhiếc chửi rủa , em phải đi bán diêm để kiếm sống .Truyện được đặt trong bối cảnh rất đặc biệt .Em bé bán diêm trong đêm giao thừa ,giữa thời tiết Đan Mạch khắc nhiệt dưới 0C rết dữ dội ,tuyết rơi nhiều ,giữa hai ngôi nhà ,...mọng che đỡ lạnh, nhưng chẳng ăn thua gì .Cô bé bán diêm thật nhỏ bé giữa tuyết trời giá rết ở Đan Mạch ,sự cô đơn , lạnh lẽo và sự thiếu thốn tình yêu thương của gia đình khiến không gian lại cành lạnh hơn .Ở lứa tuổi của em đang quân quần bên gia đình vào những ngày lễ và trái lại em phải đi bán diêm một mình vô cùng đáng thương .Em bán suốt một ngày mà ko bán được bao diêm nào em sợ về nhà sẽ bị bố đánh .Qua đó ta có thể thấy hoàng cảnh đáng thương ,thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần .
"mình đánh nhanh nếu sai chính tả mong mọi người thông cảm =)"
1. Viết một đoạn văn ngắn 8-10 câu nêu cảm nghĩ của em về cái chết của nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen ? 2. Qua đoạn trích Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri , có thể nói nhân vật cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại không ?
tham khảo:
Cô bé chết vì đói và lạnh. Đây là một cái chết không đáng có, một cái chết hết sức đáng thương của một em bé bất hạnh. Em bé chết nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi như đang mĩm cười là hình ảnh thật đẹp. Dường như em không chết mà đi vào cõi bất tử, nơi có tình yêu thương bao la của bà. Hình ảnh em bé chết rét ngoài đường phố, trong đêm giao thừa đã gợi lên bao xót xa trong lòng người đọc. Chúng ta phải thương xót, đồng cảm, có trách nhiệm với cuộc sống đáng thương của cô bé.2Chúng ta cso thể nói cụ Bơ-men là một nghệ sĩ vĩ đại là bởi vì
+Cụ Bơ-men đã hi sinh cả mạng sống của mik để cứu lấy một cô hạo sĩ
+Cụ đã dỗ hết sức lực còn lại để hoàn thành bức vẽ trong đêm mưa bão
+Chính kiệt tác của cụ Bơ-men đã giúp cho Giôn-xi ko còn thấy bi quan nữa
+Ông đã vẽ một bức tranh mà ngay cả người họa sĩ cũng ko nhận ra
+Ông có nột tấm lòng thương người,giúp người khác hết sức có thể
Viết một đoạn văn từ 15-20 dòng kể lại câu chuyện: Nếu là người được chứng kiến cái chết của cô bé bán diêm được trích trong truyện ngắn cùng tên của An-đéc-xen thì em sẽ kể lại câu chuyện đó như thế nào? (Trong khi kể, chú ý có sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm).
TK:
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
Refer:
Tôi là một trong những chiếc que diêm được cô chủ nhỏ mua về từ một tiệm tạp hóa trong thành phố. Tôi co ro trong chiếc hộp nhỏ vì hôm nay là Giáng sinh cơ mà . Tôi nghe tiếng rao bán diêm của cô chủ vang vọng mãi trên các đường phố lạnh cóng ..đầy tuyết lạnh rơi phủ. Cô bán chúng tôi đi để mang về những đồng tiền ít ỏi trang trải phần nào cuộc sống khó khăn của gia đình và bản thân. Cô chủ bán rất rẻ ,chỉ một xu cho một que diêm thế mà không ai mua chúng tôi cả .Càng về đêm ,trời càng lạnh, cô chủ chắc cũng như chúng tôi, đang co ro trong bộ áo mỏng ,rẻ tiền. Tôi nghe văng vẳng tiếng nhạc Giáng sinh, tiếng mọi người vui vẻ chúc nhau năm mới khi cô bé đi qua những con phố. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy cô dừng chân rất lâu ở một nơi chốn nào đó. Có thể đó là một cửa hàng với những cây thông trang trí thật đẹp. Có thể đó tiếng cười vui vẻ của một gia đình nào đó trogn thật ấm cúng và đầy đủ với gà tây,rượu và bánh trái ...Cô chủ có vẻ như đói lắm rồi, cô nép vào những tòa nhà để nép mình trước những cơn gió lạnh. Cô bật cháy chúng tôi, từng que diêm một. Khi đến lượt tôi thì cô bé đã ngã xuống nền tuyết giá lạnh. Trước khi vụt tắt tôi vẫn thấy trên môi cô bé hé nở một nụ cười .Nụ cười của hạnh phúc. chắc hẳn cô chủ đang mơ ..một giấc mơ đẹp trong đêm đông. ĐÊM Giáng sinh- noel an lành ...
Cuộc sống không có ước mơ thật nhạt nhẽo, mỗi que diêm là một ước mơ của một tâm hồn bé bổng và trong sáng, mỗi ánh lửa bùng cháy là chút tình thương đâu đó còn sót lại của lòng nhân. Câu chuyện kết thúc thật buồn nhưng đâu đó ta vẫn thấy một kết thúc có hậu, chắc hẳn cô bé đã nghĩ rằng mình đã về với mẹ của mình, được nép vào lòng mẹ như cô hằng mơ ước.
“Hãy biết ước mơ dù đôi khi ước mơ cũng chỉ là mơ ước, nhưng hãy cứ tiếp tục ước mơ …” đó là thông điệp đằng sau câu truyện, cô bé chết nhưng không phải một cái chết vô nghĩa, cô vẫn còn đâu đó trong suy nghĩ của những người lớn chúng ta rằng sống phải có hoài bảo, trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt đến như thế nào thì cũng không được bỏ cuộc hay trong những giấc mơ trẻ thơ thương xót cho một tâm hồn bé bổng không có nhiều điều kiện như mình – đó là lòng nhân ái
Viết đoạn văn (từ 10 - 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen.
Em tham khảo:
Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Từ nhỏ cô đã mồ côi mẹ và bà, phải sống trong sự ghẻ lạnh của cha. Cha chưa bao giờ yêu thương, quan tâm, chăm sóc cô cả. Hai cha con cô phải sống trên căn gác xép tồi tàn. cửa sổ hỏng hết phải nhét giẻ vào nhưng vẫn không bớt đi cái lạnh. Mặc dù chỉ là một cô bé nhỏ nhắn nhưng cô lại không được đi học mà phải đi bán diêm kiếm tiền phụ cha. Đêm 30 tết cô không dám trở về nhà vì không bán được bao diêm nào nên sợ cha đánh mắng. Vì quá rét buốt nên cô đã đốt những que diêm lên để sưởi ấm. Qua những lần đốt diêm ta thấy những ảo ảnh hiện ra. Phải chăng đó chính là những gì à cô bé đang khát khao muốn có được. Lần đốt diêm thứ 4 cô bé đã gặp lại người bà kính yêu. Vì muốn đi theo bà lên thiên đàng nên cô bé đã quẹt que diêm lần thứ 5. Vâng, đúng như ước muốn của cô, bà cũng xuất hiện và mang cô bé đi theo bà. Sáng sớm hôm sau người ta thấy cô bé chết cóng trên đường bên cạnh những que diêm. Chao ôi! Thế là cô gái ấy đã từ giã cõi trần gian đau khổ mà đến với một thế giới tốt đẹp hơn. Có lẽ đó chính là một cái kết có hậu dành cho cô bé tội nghiệp.
Hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng nửa trang giấy thi ) trình bày cảm nhận của em về cái chết của cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen
Em hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu theo lối T-P-H để làm rõ ý nghĩa ngọn lửa diêm trong văn bản: "Cô bé bán diêm" "An-đéc-xen. Trong đoạn văn có sử dung câu ghép (gạch chân hoặc in đậm chú thích rõ)
mong cac bn ko sao chep tren mang
5. Viết một đoạn văn theo cách T-P-H (từ 8 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về cái chết của cô bé bán diêm trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu đặc biệt và một từ láy tượng hình. Gạch chân và chú thích.