Quan sát Hình 16.3, nhận xét sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.
Quan sát hình 10.7 và cho biết khi tăng nồng độ cơ chất hay nhiệt độ, độ pH, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào? Nhận xét về giá trị tốc độ phản ứng ở nhiệt độ tối ưu và pH tối ưu.
-Khi tăng nồng độ chất hay nhiệt độ, độ PH, tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như sau:
+Khi tăng nồng độ cơ chất, tốc độ phản ứng sẽ tăng nhưng khi đạt tới mức bão hòa thì tốc độ phản ứng sẽ không tăng làm cho không tăng tốc độ phản ứng
+Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng sẽ tăng và đạt mức cực đại ở mức tối ưu. Sau mức đó thì nhiệt độ đó sẽ giảm dần
+Khi tăng độ PH, tốc độ phản ứng sẽ tăng và đạt cao nhất ở độ pH tối ưu, vượt qua pH tối ưu thì tốc độ phản ứng sẽ giảm.
-Nhận xét: Ở nhiệt độ tối ưu và pH tối ưu tốc độ phản ứng do enzyme xúc tác là cực đại.
Quan sát hình 35.1 và nêu nhận xét về ảnh hưởng của auxin đến sự sinh trưởng của quả dâu tây
- Quan sát hình 35.1 ta thấy, hạt là nguồn cung cấp auxin (AIA) cho quả phát triển.
+ Quả được tạo ra do thụ tinh bình thường có kích thước quả lớn.
+ Quả bị loại bỏ hạt và xử lí AIA ngoại sinh có kích thước tương đương với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.
+ Quả bị loại bỏ hạt và không xử lí AIA có kích thước quả nhỏ hơn rất nhiều so với quả tạo ra do thụ tinh bình thường.
→ Auxin (AIA) kích thích sinh trưởng làm tăng kích thích quả dâu tây.
Quan sát Hình 4.10, hãy phân tích sự ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4.
Tham khảo:
Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4:
- Trong điều kiện thuận lợi, khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp ở thực vật C3 tăng dần và đạt mức cực đại ở nhiệt độ tối ưu (khoảng 25 – 30oC); nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, cường độ quang hợp giảm.
- Các loài thực vật C4 sống ở sa mạc có cường độ quang hợp đạt cực đại ở nhiệt độ cao hơn 40oC.
Quan sát các đồ thị trong Hình 13.6, hãy rút ra nhận xét về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt tính của enzyme.
Mỗi enzyme hoạt động tối ưu ở một số điều kiện cụ thể:
- Nhiệt độ: Mỗi enzyme có một nhiệt độ tối ưu, tại đó enzyme có hoạt tính tối đa làm cho tốc độ phản ứng xảy ra nhanh nhất.
- Độ pH: Mỗi enzyme có hoạt tính tối đa ở một độ pH thích hợp, đa số là pH từ 6 đến 8.
- Nồng độ cơ chất: Với một lượng enzyme xác định, nếu tăng dần lượng cơ chất trong dung dịch thì lúc đầu hoạt tính của enzyme tăng, sau khi đạt trạng thái bão hòa, dù tăng nồng độ cơ chất thì hoạt tính của enzyme cũng không thay đổi.
- Nồng độ enzyme: Với một lượng cơ chất nhất định, khi nồng độ enzyme càng tăng thì hoạt tính enzyme cũng tăng theo.
Quan sát hình 29.3, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của mỗi sinh vật.
- Hình (a): Nhiệt độ có ảnh hưởng đến chu kì sống của ruồi giấm. Ở nhiệt độ 25oC, chu kì sống là 10 ngày, còn ở nhiệt độ 18oC thì chu kì sống kéo dài hơn 17 ngày. Điều đó chứng tỏ, ở 25oC, ruồi giấm sinh trưởng và phát triển nhanh hơn ở 18oC.
- Hình (b): Cá rô phi chỉ sống được ở nhiệt độ trong khoảng 5,6oC - 42oC. Ngoài khoảng này (tức là dưới 5,6oC hoặc trên 42oC), cá sẽ bị chết.
Quan sát hình 34.1, nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh sản ở mỗi sinh vật trong hình.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với các sinh vật ở trong hình:
- Cây hoa cúc: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây hoa cúc. Cụ thể, cây không ra hoa khi nhiệt độ lớn hơn 30oC hoặc ra hoa chậm khi nhiệt độ dưới 12oC.
- Rùa ấp trứng: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của con non. Cụ thể, ở nhiệt độ 28,5oC thì tỉ lệ con đực và cái xấp xỉ nhau; dưới 25oC thì đa số là con đực; trên 30oC thì đa số là con cái.
- Cá chép: Nhiệt độ ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Cụ thể, cá chép chỉ đẻ trứng khi nhiệt độ trên 15oC.
- Rau cải: Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây rau cải. Cụ thể, cây rau cải ra hoa nhiều hơn khi trải qua nhiệt độ thấp của mùa đông.
Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của enzim
A. nồng độ cơ chất B. nồng độ enzim.
C. nhiệt độ. D. thời gian phản ứng.
Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ hô hấp của một loài thực vật, người ta thu được kết quả như sau:
Từ kết quả nghiên cứu trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và cường độ hô hấp của loài thực vật nói trên?
Từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy:
- Từ 5 oC – 40 oC, nhiệt độ tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp, nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình hô hấp của loài thực vật trên là 35 oC – 40 oC.
- Tuy nhiên, nếu nhiệt độ vượt qua mức 40 oC thì cường độ hô hấp giảm dần.
Câu 1: Hiểu được vì sao không khí có đọ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm
Câu 2: Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
Câu 1: Hiểu được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm
Vì không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định nên trong khí có độ ẩm. Độ ẩm đa phần thường đi kèm với nhiệt độ, nếu nhiệt độ không khí càng thấp, trời trở lạnh kèm theo đó là độ ẩm tăng lên, lượng hơi nước trong không khí có khi đạt tới bão hòa.
Câu 2: Hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo các yếu tố:
– Theo vị trí gần hay xa biển: Những miền gần biển: mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn những miền nằm sâu trong đất liền.
– Theo độ cao: Trong tầng đối lưu, càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
– Theo vĩ độ: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao.