Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài?
Tại sao khi rửa rau ta không nên ngâm rau với nước muối trong thời gian quá lâu?
bởi vì nếu ngâm nước muôi lâu trong nồng độ cau rau củ sẽ bị nhiễm mặn vậy sẽ tạo ra thói quen ăn mặn cho người Việt Nam nhưng ăn rau củ quá nặm sẽ tạo ra gánh nặng cho thận dẫn đến cao huyết áp và bện về tim mach,...v...v..
chúc bn học tốt
Khi rửa rau ta không nên ngâm rau với nước muối trong thời gian quá lâu vì:
Ngâm rau với nước muối quá lâu làm cho tế bào rau bị phá hủy
=> Làm mất chất, rau bị nát, mất ngon, hoặc thậm chí là chất bẩn còn thẩm thấu ngược lại.
hãy giải thích một số hiện tượng? 1.khi muối dưa bằng rau cãi,lúc đầu rau quắc lại sau vài ngày lại trương to lên? giải thích 2. ngâm quả mơ chua vào đường,sau một thời gian quả mơ có vị chua ngọt ,nước cũng có vị ngọt chua giải thích 3. ngâm rau sống bằng nước muối pha loãng để sát khuẩn và tiêu diệt trứng giun sán giải thích
Câu 1:Khi muối dưa cải , lúc đầu muối , hàm lượng muối ngoài tế bào cao hơn làm nước từ trong tế bào ra ngoài làm muối quắt lại , khi nồng độ muối trong và ngoài tế bào bằng nhau thì nước không ra ngoài được nữa rau trương to hơn.
Câu 2:Ngâm mơ vào đường sau 1 thời gian có vị ngot vì khi ngâm mơ vào đường , đường là nôi trường ưu trương nước từ trong tế bào quả mơ đi ra ngoài , mơ có vị chua kết hợp với vị ngọt tạo nên vị chua ngọt.
Khi muối dưa, lúc đầu muối, hàm lượng muối ngoài tế bào cao hơn bên trong tb, môi trường ngoài ưu trường, nước từ trong tế bào khuếch tán ra ngoài làm rau quắc lại , khi nồng độ muối trong và ngoài tế bào bằng nhau (mt đẳng trương), (do vk lactic hoạt động tạo quá nhiều axit , độ pH giảm sẽ ức chế vi khuẩn lactic hoạt động, tạo cơ hội chocác loại nấm sợi hoạt động làm tăng độ pH, các vi khuẩn khác sẽ hoạt động , chất hữu cơ sẽ bị oxi hóa thành nước và CO2, làm giảm nồng độ chất tan). Nước đi từ ngoài vào trong tb làm dưa trương to lên
- Khi ngâm mơ vào nước đường, nước đường là môi trường ưu trương, do đó các phân tử đường sẽ đi vào trong tế bào quả mơ theo đúng chiều nồng độ (građien nồng độ), làm quả mơ có thêm vị ngọt. Đồng thời, nước từ tế bào quả mơ mang theo một số axit trong tế bào, di chuyển từ tế bào ra ngoài môi trường, làm nước đường có thêm vị chua
- Trong rau sống khi chua được rửa sạch ngâm bằng nước muối có chứa nhiều vi khuẩn. Khi ta ngâm nước muối tức là nồng độ chất tan môi trường cao hơn trong tế bào ( Mt ưu trương) --> Nước đi từ trong tế bào vi khuẩn ra ngoài MT làm vi khuẩn mất nước, làm chết vi khuẩn
Biện pháp bảo quản nông sản nào đúng trong các biện pháp sau? Giải thích.
A. Giữ rau củ trong ngăn mát tủ lạnh.
B. Ngâm rau củ trong nước
C. Giữ các loại hạt đã phơi khô trong túi hút chân không.
A. Đúng. Nhiệt độ thấp trong ngăn mát của tủ lạnh làm giảm tốc độ hô hấp tế bào trong rau củ, nhờ đó, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản rau củ.
B. Sai. Khi ngâm rau củ trong nước vừa không làm giảm tốc độ hô hấp tế bào trong rau củ, vừa tạo điều kiện thúc đẩy quá trình phân hủy của vi sinh vật dẫn đến rau củ bị thối hỏng nhanh chóng.
C. Đúng. Hàm lượng nước thấp trong hạt sau khi phơi khô kết hợp với việc không có O2 trong môi trường hút chân không sẽ làm giảm tốc độ hô hấp tế bào của hạt về mức tối thiểu, nhờ đó, kéo dài được thời gian bảo quản hạt.
Để bảo quản rau, củ, quả dùng dần vào những tháng trái vụ hoặc khi thời tiết khắc nghiệt, người nông dân thường dùng biện pháp muối chua (lên men lactic). Vì sao khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân huỷ và có thể bảo quản được lâu hơn?
Khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân hủy và có thể bảo quản được lâu hơn vì:
- Khi muối chua, thời gian đầu nhờ tỉ lệ muối 5 – 6 % trong dung dịch muối chua giúp ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cho các vi khuẩn lên men lactic hoạt động tốt.
- Thời gian sau, khi các vi khuẩn lên men lactic hoạt động mạnh, sinh ra nhiều acid lactic, tạo môi trường có độ pH thấp nên ức chế được các vi sinh vật gây hư hỏng khác.
Bài 2 /B: Giấm là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn , ngoài ra giấm còn rất nhiều ứng dụng và công dụng trong đời sống . Một số thức ăn , thường là rau , củ , quả thường được ngâm giấm và bỏ vào lọ kín thì sẽ bảo quản được lâu hơn . Em hãy giải thích vì sao ?
Do trong giấm có axit CH3COOH, có khả năng ức chế vi khuẩn gây thối rữa nên người ta ngâm một số thức ăn (thường là rau, củ, quả) trong giấm và bỏ vào lọ kín để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp thức ăn được bảo quản lâu hơn.
Tại sao khi rửa rau, quả, chúng ta không nên ngâm trong nước muối quá lâu?
Ngâm hoa quả trong nước muối quá lâu sẽ làm nước trong tế bào thẩm thấu ra bên ngoài và đồng đời muối sẽ thẩm thấu vào trong tế bào rau quả làm rau quả dễ bị dập nát và biến đổi mùi vị.
Thao tác nào sai khi bảo quản rau quả tươi bằng phương pháp lạnh A làm sạch B bao gói C rửa sạch để ráo nước D ngâm vào nước muối ,để ráo nước
tại sao khi chúng ta ngâm quả mơ quả quất trong lọ đường , sau 1 thời gian thì quả bị teo lại, ăn có vị ngọt và xuất hiện nhiều nước trong lọ
Việc ức chế sự phân chia của vi khuẩn trên rau củ quả bằng cách ngâm mước muối có mối liên quan mật thiết đến nhân tố nào dưới đây?
A. Nhiệt độ.
B. Độ pH.
C. Áp suất thẩm thấu.
D. Ánh sáng.
Áp suất thẩm thấu làm tế bào của vi khuẩn mất nước.
® Vi khuẩn có thể chết hoặc ít nhất là bị ức chế sinh trưởng.
Đáp án C