Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 22:47

(Em chỉ cần chọn 1 trong 3 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).

Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi:

* Môi trường Xích đạo

- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

* Hai môi trường nhiệt đới

-  Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.

- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 

- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.

- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).

* Hai môi trường cận nhiệt 

- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi. 

- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô. 

- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường như sau:

- Môi trường xích đạo:

+ Sử dụng đất trồng cây công nghiệp quy mô lớn (cọ dầu, ca cao, cao su, cây lương thực như ngô, lúa nước).

+ Khai thác khoáng sản (dầu mỏ, bô - xít,...).

- Môi trường nhiệt đới:

+ Nhiều quốc gia tận dụng ưu thế về hệ động, thực vật đặc trưng để thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và thu hút khách du lịch.

+ Khai thác một số mỏ khoáng sản có giá trị như vàng, đồng,...

 

+ Khu vực Đông Nam châu Phi với lượng ẩm tương đối lớn, đang được khai thác trồng cây công nghiệp, cây ăn quả xuất khẩu.

+ Vùng ven sa mạc, trồng rừng ngăn hiện tượng sa mạc hóa.

+ Khu vực xavan Nam Xa-ha-ra, trồng các loại cây như bông, lạc,... và chăn nuôi dê, cừu,...

- Môi trường hoang mạc:

Một số quốc gia ứng dụng công nghệ để thích nghi với điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên nhằm khai thác lãnh thổ hiệu quả như:

+ Khai thác, chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên trong hoang mạc Xa-ha-ra;

+ Dùng công nghệ tưới và nhà kính để thành lập các trang trại ở ốc đảo;

+ Xây dựng các nhà máy điện mặt trời;

+ Tổ chức các giải thể thao như đua xe trên hoang mạc;

+ Tổ chức các hoạt động du lịch khám phá,...

- Môi trường cận nhiệt:

+ Trồng các loại cây cận nhiệt: lúa mì, nho, ô liu,... và chăn nuôi cừu.

+ Phát triển mạnh các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.

 

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí ở phía bắc và vàng, kim cương ở phía nam.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ:

- Đới lạnh:

+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.

+ Cảnh quan chủ yếu là đồng rêu, phía nam có rừng thưa.

+ Động vật ít phong phú: gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc và các loài chim di trú,...

- Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.

+ Phân hóa theo chiều bắc - nam: phía bắc (rừng lá kim) - trung tâm (đồng cỏ) - phía nam (rừng lá rộng).

+ Phân hóa theo chiều tây - đông: Tây Nam Hoa Kỳ (vùn ven biển) có rừng lá cứng, cây bụi - nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Động vật: chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ,...

- Đới nóng:

+ Chiếm diện tích lớn phía nam Hoa Kỳ.

+ Rừng nhiệt đới ẩm phát triển.

+ Phía tây nam khí hậu khô hạn nên chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.

+ Quần đảo Ha-oai có nhiều loài đặc hữu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm các đới thiên nhiên ở châu Á (3 đới thiên nhiên):

– Đới lạnh:

+ Có khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+  Phân bố ở 1 dải hẹp phía bắc.

+ Nghèo thành phần loài: thực vật chủ yếu là rêu, địa y, không có thân gỗ và các động vật chịu lạnh hoặc di cư.

– Đới ôn hòa:

+ Diện tích rất rộng, có sự phân hóa bắc – nam, đông – tây.

+ Vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc: khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô về mùa đông. Rừng lá kim phát triển mạnh trên đất pốt dôn. Hệ động vật tương đối phong thú.

+ Phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản: khí hậu cận nhiệt gió mùa. Có nhiều loài cây gỗ và động vật quý.

+ Các khu vực nằm sâu trong lục địa: khí hậu khô hạn khắc nghiệt, hình hành các thảo nguyên, hoang mạc, bán hoang mạc.

– Đới nóng:

+ Chủ yếu có khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thảm thực vật điển hình là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á, Nam Á.

+ Rừng nhiệt đới có thành phần loài đa dạng, gỗ tốt và động vật quý hiếm.

– Vấn đề cần lưu ý trong sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á

+ Phần lớn rừng, thảo nguyên ở châu Á đã bị con người khai phá chuyển thành đất nông nghiệp, công nghiệp, khu dân cư, khu công nghiệp.

+ Rừng tự nhiên còn lại rất ít, nhiều loài thực, động vật bị suy giảm nghiêm trọng.

=> Việc bảo vệ, khôi phục lại rừng là vấn đề rất quan trọng ở các quốc gia châu Á.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Đặc điểm tôn giáo ở châu Á:

- Nơi ra đời của 4 tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa nhân loại: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo.

- Tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, kiến trúc, du lịch và lễ hội của các quốc gia châu Á.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Khái niệm: Là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.

* Đặc điểm

- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,... của các lãnh thổ.

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, được phân loại dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt.

* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.

- Yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp,...

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn.

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước.

- Tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác để xuất khẩu, tích luỹ vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh,...

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 13:06

Tham khảo!

a) Địa hình và đất đai

- Địa hình

+ Đại bộ phận lãnh thổ Cộng hòa Nam Phi nằm trên cao nguyên rộng lớn, có cấu tạo nhiều bậc, độ cao trung bình khoảng 2000 m. Các cao nguyên nằm ở trung tâm và phía bắc lãnh thổ, là điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc. Dãy núi Đrê-ken-bec chạy song song với đường bờ biển, bao bọc lấy các cao nguyên phía đông và nam lãnh thổ với nhiều đỉnh núi cao trên 3000 m, có địa hình hiểm trở nhưng là địa điểm thu hút khách du lịch.

+ Đồng bằng nhỏ, hẹp phân bố ở khu vực ven biển ở phía đông và nam, thuận lợi cho cư trú và phát triển nông nghiệp.

+ Tuy nhiên, sự chia cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.

- Đất đai:

+ Đất đai ở Cộng hòa Nam Phi khá đa dạng nhưng chủ yếu là đất nâu đỏ, ít màu mỡ, nhưng có thể phát triển đồng cỏ chăn nuôi.

- Đất đỏ feralit màu mỡ chiếm khoảng 12% diện tích, tập trung ở tỉnh Kwa-du-lu Nây-tô và Đông Kếp, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả.

b) Khí hậu

- Cộng hòa Nam Phi nằm chủ yếu trong đới khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, đồng thời có sự phân hóa theo lãnh thổ.

+ Vùng ven biển phía đông có khí hậu nóng, ẩm và mưa tương đối nhiều do ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ biển vào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Càng đi sâu vào nội địa về phía tây, do bức chắn địa hình và dòng biển lạnh nên khí hậu trở nên khô hạn, vì vậy, cần nhiều công trình thuỷ lợi để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

+ Phía nam lãnh thổ có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải, thích hợp cho phát triển các loại cây trồng cận nhiệt.

=> Khí hậu phân hóa đa dạng, tạo điều kiện đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp.

c) Sông, hồ

- Sông:

+ Cộng hòa Nam Phi có nhiều sông nhưng chủ yếu là sông ngắn và dốc. Phần lớn các sông bắt nguồn từ các cao nguyên nội địa và dãy núi Đrê-ken-bec rồi chảy ra biển. Nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ mưa. Hai sông lớn nhất Cộng hòa Nam Phi là sông O-ran-giơ và sông Lim-pô-pô.

+ Nhìn chung, sông ngòi ở Cộng hòa Nam Phi ít có giá trị giao thông, chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu và thuỷ điện.

- Hồ: Cộng hòa Nam Phi có ít hồ, chủ yếu là hồ thuỷ lợi. Một số hồ thủy lợi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất như: hồ Blô-em-hôp, Von,...

d) Sinh vật

Rừng ở Nam Phi chiếm khoảng 7,6% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là rừng thưa và xavan, rừng lá cứng. Mặc dù tài nguyên rừng ít đa dạng nhưng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

- Một số khu rừng nguyên sinh đã được bảo tồn nhằm duy trì sự đa dạng sinh học và là địa điểm quan trọng thu hút khách du lịch như vườn quốc gia Ca-ru, Ma-bun-bu-ê,...

e) Khoáng sản

- Cộng hòa Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản. Quốc gia này chiếm khoảng 88% trữ lượng bạch kim, 80% trữ lượng man-gan, 72% trữ lượng crôm, 13% trữ lượng vàng, 10% trữ lượng kim cương,... của thế giới.

- Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.

=> Tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú, tạo điều kiện cho Cộng hoà nam Phi phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp khai khoáng và là nguyên liệu quan trọng cho xuất khẩu.

g) Biển

- Cộng hòa Nam Phi có vùng biển rộng lớn thuộc Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

- Vùng biển Nam Phi có nhiều bãi cá, tôm thuận lợi cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

- Đường bờ biển dài, có một số vịnh nước sâu ở Kếp-tao, Po Ê-li-da-bét, Đuốc-ban,... phù hợp để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển.

- Ngoài ra, Nam Phi cũng có nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
19 tháng 1 2023 lúc 19:34

Thực trạng khai thác và bảo vệ môi trường ở châu Âu:
- Thực trạng khai thác: trước đây, tình trạng khai thác nguồn nước quá mức, các hóa chất từ sản xuất nông nghiệp, nước thải từ sản xuất công nghiệp, sinh hoạt,… khiến môi trường nước châu Âu bị ô nhiễm.

=> Còn khoảng 44% nguồn nước sông, hồ và 75% nguồn nước ngầm đạt chất lượng tốt.

- Bảo vệ môi trường nước:

+ Ban hành các quy định về nước, nước thải đô thị, nước uống để kiểm soát chất lượng, cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ xử lí nước thải.

+ Giảm sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nước,…

=> Giảm lượng nước sử dụng cho các ngành kinh tế, giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước với chất lượng tốt cho sinh hoạt, sản xuất. 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

* Đặc điểm

- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.

- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.

- Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

* Vai trò của môi trường

- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.

Bình luận (0)