Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Anh Vũ Lớp 6.1 Trương Mi...
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
28 tháng 10 2023 lúc 21:56

Nguyên nhân suy giảm rừng Amazon:

- Khai thác gỗ: Việc khai thác gỗ lớn mạnh để đáp ứng nhu cầu về gỗ và sản phẩm gỗ gây mất rừng.

- Canh tác và chăn nuôi: Đất rừng thường bị chuyển đổi thành đất nông nghiệp và đất chăn nuôi để phục vụ cho việc canh tác cây trồng và chăn thả gia súc.

- Đánh bắt thủy sản: Đánh bắt thủy sản cũng gây ra sự thay đổi vùng đất rừng ven biển.

- Lấn chiếm đất đai: Sự mở rộng đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng cũng làm mất rừng.

- Cháy rừng: Cháy rừng do người hoặc thiên tai cũng là một vấn đề lớn gây mất rừng.

Biện pháp bảo vệ rừng Amazon:

- Quản lý bền vững: Thực hiện quản lý rừng bền vững để đảm bảo khai thác gỗ và sử dụng đất rừng được thực hiện theo cách bảo vệ môi trường.

- Bảo tồn đặc khu: Xác định và bảo tồn các đặc khu rừng quan trọng về môi trường và đa dạng sinh học.

- Hỗ trợ kinh tế thay thế: Xây dựng các nguồn thu nhập thay thế cho cộng đồng dựa vào sử dụng bền vững của rừng.

- Quản lý cháy rừng: Cải thiện quản lý cháy rừng để ngăn ngừa cháy rừng không kiểm soát.

Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng Amazon ở Brazil giai đoạn 1970-2019:

- Trong giai đoạn 1970-1990, diện tích rừng Amazon giảm mạnh do khai thác gỗ, canh tác, và đánh bắt thủy sản không bền vững.

- Từ những năm 1990 đến cuối thập kỷ 2000, Brazil đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ rừng và kiểm soát việc khai thác, dẫn đến mức giảm chậm hơn.
- Tuy nhiên, sau đó, sự giảm diện tích rừng tăng trở lại do sự gia tăng của canh tác cây trồng và đánh bắt thủy sản.
- Cuối cùng, năm 2019, có sự gia tăng lớn trong việc chặt phá rừng, gây mất rừng nghiêm trọng.

-> Nhìn chung, diện tích rừng Amazon ở Brazil đã giảm đáng kể trong giai đoạn này, và sự thay đổi này đòi hỏi sự quản lý và bảo vệ môi trường bền vững để ngăn chặn suy giảm tiếp tục của rừng Amazon quý báu.

Ngọc Vũ Bảo
Xem chi tiết
animepham
5 tháng 5 2023 lúc 7:58

Nguyên nhân : 

+ Chặt phá cây rừng , đất rừng , lấy gỗ

+ lấy đất canh tác 

+ cháy rừng do biến đổi khí hậu từ những hoạt động sống của con người 

+ khai thác khoáng sản 

+ làm đường giao thông 

Biện pháp : 

+ các nước kí hiệp ước bảo vệ môi trường rừng 

+ hạn chế khai thác gỗ 

+ tăng cường các luật bảo vệ môi trường 

+ trồng lại các vùng bị mất hết cây rừng 

+ khuyến khích phát triển nông nghiệp đi đôi với tôn trọng rừng 

+ mở rộng các khu bảo tồn 

+ hỗ trợ tài chính 

+ đẩy mạnh vai trò công cộng bản địa 

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Vị trí của rừng nhiệt đới A-ma-dôn trên bản đồ:

- Đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn:

+ S: 5,5 triệu km2 (rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới).

+ Rừng trải rộng trên nhiều quốc gia, chủ yếu ở Bra-xin (60% diện tích).

+ Mức độ đa dạng sinh học rất cao:

Rừng gồm 5 – 6 tầng cây với các cây vượt tán có thể cao trên 50 m, bên dưới là các cây gỗ lớn, cây bụi thấp cùng hệ thống dây leo chằng chịt.

Thành phần loài động, thực vật hết sức phong phú, đa dạng với hàng triệu loài côn trùng; hàng nghìn loài chim, thú, bò sát và hàng chục nghìn loài thực vật.

- Rừng A-ma-dôn được xem là “lá phổi xanh” của Trái Đất, cung cấp oxy cho sự sống, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, nguồn dự trữ sinh học quý giá của toàn cầu.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
29 tháng 3 2019 lúc 5:10

Nhận xét

Từ năm 1943 đến năm 2011, diện tích rừng nước ta giảm (dẫn chứng).

Hướng thay đổi khác nhau giữa các giai đoạn:

+ Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.

+ Từ năm 1983 đến năm 2011, diện tích rừng Việt Nam ngày càng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mưới rừng.

Hậu quả của việc suy giảm tài nguyên rừng

Làm cho hệ sinh thái rừng bị phá hoại, thiên tai ngày càng khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán,…).

Làm suy giảm các nguồn lợi kinh tế (tài nguyên sinh vật, đất đai, các cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch,…).

Biện pháp bảo vệ rừng: khai thác, sử dụng đất hợp lí đi đôi với bảo vệ và phát triển vốn rừng,…

toan nguyễn
Xem chi tiết
animepham
2 tháng 5 2023 lúc 22:07

Nguyên nhân : 

+ Chặt phá cây rừng , đất rừng , lấy gỗ

+ lấy đất canh tác 

+ cháy rừng do biến đổi khí hậu từ những hoạt động sống của con người 

+ khai thác khoáng sản 

+ làm đường giao thông 

Biện pháp : 

+ các nước kí hiệp ước bảo vệ môi trường rừng 

+ hạn chế khai thác gỗ 

+ tăng cường các luật bảo vệ môi trường 

+ trồng lại các vùng bị mất hết cây rừng 

+ khuyến khích phát triển nông nghiệp đi đôi với tôn trọng rừng 

+ mở rộng các khu bảo tồn 

+ hỗ trợ tài chính 

+ đẩy mạnh vai trò công cộng bản địa 

 

em là học sinh em sẽ : 

+ trồng rừng , phủ xanh đồi trọc

+ đề ra các chính sách biện pháp bảo vệ rừng 

+ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường rừng

 + đưa ra những biện pháp trừng phạt những kẻ phá rừng , hủy hoại tài nguyên rừng 

+ Cuối cùng chúng ta cần tuyền truyền nâng cao nhận thức của mọi người và đồng thời đưa ra các biện pháp để cải thiện trong việc bảo vệ rừng Amazon 

                      @animephamzinhhy913-hoc24.vn 

 

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Đặc điểm rừng A-ma-dôn:

+ Rừng nhiệt đới rộng nhất thế giới (diện tích hơn 5 triệu km2), tập trung chủ yếu ở Bra-xin và Cô-lôm-bi-a.

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm nên sinh vật rất phong phú: rừng phát triển nhiều tầng; động vật đa dạng về thành phần loài.

+ Rừng được xem là "lá phổi xanh" của Trái Đất, là nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái toàn cầu.

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Diện tích rừng của Ô-xtrây-li-a trong giai đoạn 1990 – 2020 có sự biến động:

+ Diện tích rừng có xu hướng giảm trong giai đoạn 1990 – 2010. Cụ thể, năm 1990 diện tích rừng đạt 133,8 triệu ha, đến năm 2010 còn 129,5 triệu ha (giảm 4,3 triệu ha so với năm 1990).

 

+ Giai đoạn 2010 – 2020, diện tích rừng có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể, năm 2020, diện tích rừng Ô-xtrây-li-a đạt 134,0 triệu ha (tăng 4,3 triệu ha so với năm 2010).

=> Ô-xtrây-li-a đã chú trọng thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và trồng rừng.

- Ô-xtrây-li-a đã thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ tài nguyên sinh vật:

+ Phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên, công viên, vườn quốc gia,…

+ Đề ra những chiến lược bảo tồn các quần thể sinh vật và cảnh quan bản địa.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 23:50

Tham khảo

a. Nhận xét:

- Từ năm 1943 đến 2021, tổng diện tích rừng của Việt Nam có sự biến động. Cụ thể:

+ Giai đoạn 1943 - 1983, diện tích rừng có xu hướng giảm (từ 14.3 triệu ha, giảm xuống còn 7.2 triệu ha).

+ Giai đoạn 1983 - 2021, diện tích rừng có xu hướng tăng (từ 7.2 triệu ha lên 14.8 triệu ha).

- Nhìn chung, trong cả giai đoạn từ năm 1943 đến 2021, tổng diện tích rừng đã tăng lên 0,5 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên vẫn chưa thể phục hồi như trước (năm 1943, diện tích rừng tự nhiên đạt 14.3 triệu ha, đến 2021, chỉ còn 10.2 triệu ha).

b. Nguyên nhân:

- Giai đoạn 1943 - 1983, diện tích rừng giảm, do: hậu quả của chiến tranh; nạn khai thác rừng bừa bãi; hoạt động du canh, du cư của con người và một phần do cháy rừng.

- Giai đoạn 1983 - 2021, diện tích rừng tăng, do: chính sách bảo vệ, trồng và phát triển rừng của nhà nước; ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng được nâng cao.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
5 tháng 8 2017 lúc 10:22

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi đo sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.

- Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.

- Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.

- Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diện tích có rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ che phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.

Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.

- Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng tăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày càng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.

Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.

- Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.