Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

(*) Bảng thông tin về điều kiện hình thành, phát triển của đô thị thời cổ - trung đại

 

Đô thị cổ đại

  

Đô thị thời trung đại

Điều kiện

hình thành

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.

- Sự phục hồi của các đô thị cổ đại

- Sản xuất phát triển, một số thợ thủ công tìm cách trốn khỏi lãnh địa đến những nơi đông dân cư để buôn bán

Sự

phát triển

- Dân cư tập trung đông đúc

- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

- Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

- Dân cư đông đúc (chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân).

- Hình thành các phường hội, thương hội.

- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

- Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

(*) Bảng thông tin về mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại.

Tác động từ sự phát triển của thành thị

đối với các nền văn minh cổ đại

Tác động từ sự phát triển của

các nền văn minh cổ đại đến thành thị

- Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

- Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

- Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

- Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

 

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
11 tháng 10 2023 lúc 18:48

Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. 
- Về sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. 
- Về văn học: đa dạng, nhiều thể loại. 
- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....
- về toán học: Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...
- Về kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn. 
Ý nghĩa của những thành tựu đó"
- Về chữ viết: có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,....
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho Nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
- Về văn học: Thờ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Văn học thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
- Về kiến trúc điêu khắc: nhiều công trình có giá trị còn tồn tại đến ngày nay.
- Về kĩ thuật: la bàn có tác động lớn đến lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 13:25

Tham khảo

- Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.

+ Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.

- Luật pháp: năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.

- Quân đội

+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...

+ Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.

- Chính sách đối ngoại

+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.

+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.

+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 13:31

Tham khảo

♦ Nét chính về văn hóa thời Nguyễn

- Tôn giáo, tư tưởng:

+ Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo.

+ Từ thời vua Minh Mạng, nhà nước thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với Thiên Chúa giáo.

+ Ở các địa phương, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển, nhiều đền thờ, đình làng được xây dựng, trùng tu.

- Giáo dục, khoa cử: dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục, khoa cử Nho học được củng cố.

+ Năm 1807, nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hương đầu tiên, năm 1822 tổ chức kì thi Hội đầu tiên.

+ Quốc Tử Giám được xây dựng ở Huế để đào tạo nhân tài.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, tiêu biểu với các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...

+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều loại hình phong phú như: tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện tiếu lâm,....

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu dân gian phát triển phong phú với nhiều loại hình, như hát chèo, tuồng, quan họ, trống quân, hát xoan, hát lượn,...

+ Nghệ thuật vẽ tranh cũng phát triển với nhiều loại như tranh sơn mài, tranh dân gian,... nổi tiếng là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội).

+ Nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các công trình đặc sắc như: kinh thành Huế, Cột cờ Hà Nội, Khuê Văn Các (Hà Nội),....

+ Nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ, với các loại hình phong phú như hát, múa, nhạc,... tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế.

Khoa học - kĩ thuật: có những bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực.

+ Sử học có những công trình tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn),...

+ Địa lí có những tác phẩm nổi bật như: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),...

+ Chế tạo máy cưa xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng thuyền cỡ lớn,...

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
11 tháng 10 2023 lúc 18:41

Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn.
- Về văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Về tôn giáo: là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo hồi.
- Về kiến trúc và điêu khắc: phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.
- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh đó: Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 10 2023 lúc 22:13

Thành tựu tiêu biểu về giáo dục của Đại Việt

- Về hệ thống giáo dục:

+ Năm 1070, nhà Lý cho dựng Văn Miếu, tạc tượng Chu Công, Khổng Tử. Năm 1075, triều đình mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn nhân tài, Năm 1076, vua Lý cho mở Quốc Tử Giám để dạy học cho hoàng tử, công chúa.

+ Từ thời Trần, triều đình lập Quốc học viện cho con em quan lại học tập. Các lớp học tư nhân ở các làng xã cũng được mở ra.

+ Từ thời Lê sơ, hệ thống trường học mở rộng trên cả nước; nhà nước tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, tiêu biểu như việc ban Chiểu khuyến học thời Tây Sơn.

- Về phương thức thi cử, tuyển chọn quan lại:

+ Nhà nước chính quy hoá việc thi cử để tuyển chọn người tài

+ Thể lệ thi cử được quy định chặt chẽ, các kì thi được tổ chức chính quy, hệ thống (thi Hương, thi Hội, thi Đình)

Bình luận (0)
Minh Lệ
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:42

Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:

- Đô thị hóa diễn ra sớm:

+ Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, phát triển trong thời kì trung đại.

+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.

+ Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri,…

- Mức độ đô thị hóa cao:

+ Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng số dân, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.

+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao: Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Lúc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển.

- Đô thị hóa đang mở rộng:

+ Điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn.

+ Dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.

=> Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết

Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:

- Tỷ lệ dân đô thị cao và tăng nhanh. Năm 2019, khoảng 80% dân số của khu vực sống ở các đô thị.

- Nhiều đô thị đông dân. Năm 2019, ba đô thị đông dân nhất của khu vực là Xao Pao-lô (22 triệu người), Mê-hi-cô Xi-ti (21,7 triệu người), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,1 triệu người)

 

- Do đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa nên mặc dù có tỉ lệ dân thành thị cao nhưng mức sống của người dân còn thấp. Có khoảng 40% dân số đô thị đang sống ở các vùng ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột tồi tàn với điều kiện sống khó khăn,…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:08

Tham khảo!

♦ Nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ hình thành và phát triển ở lưu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Một số thành tựu tiêu biểu là: sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc, trống đồng Đông Sơn,...

Nhà nước:

+ Cách ngày nay khoảng 2700 năm, nhà nước đầu tiên đã ra đời, đó là Nhà nước Văn Lang, với kinh đô Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau đó, vào khoảng 2300 năm cách ngày nay, Thục Phán An Dương Vương đã thống nhất cư dân Âu Lạc và Lạc Việt lập ra quốc gia Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội ngày nay).

+ Đứng đầu Nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, đứng đầu Nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương. Giúp việc cho Vua là lạc hầu, lạc tướng.

Trống đồng Đông Sơn: trống đồng Đông Sơn vừa là nhạc cụ được sử dụng trong các lễ hội, vừa làm hiệu lệnh sử dụng trong chiến đấu.

Bình luận (0)

Công ty cổ phần BINGGROUP © 2014 - 2024
Liên hệ: Hà Đức Thọ - Hotline: 0986 557 525 - Email: a@olm.vn hoặc hdtho@hoc24.vn