Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:28

Tham khảo

- Tình hình xã hội thời Nguyễn:

+ Dưới thời Nguyễn, giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị là các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó nông dân chiếm đa số.

+ Trong xã hội, tệ quan tham diễn ra phổ biến.

+ Ở nông thôn, địa chủ và cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nông dân. Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở nhiều nơi, đời sống người dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại triều đình.

+ Trong nửa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước diễn ra khoảng 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856),...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:31

Tham khảo

♦ Nét chính về văn hóa thời Nguyễn

- Tôn giáo, tư tưởng:

+ Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo.

+ Từ thời vua Minh Mạng, nhà nước thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với Thiên Chúa giáo.

+ Ở các địa phương, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển, nhiều đền thờ, đình làng được xây dựng, trùng tu.

- Giáo dục, khoa cử: dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục, khoa cử Nho học được củng cố.

+ Năm 1807, nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hương đầu tiên, năm 1822 tổ chức kì thi Hội đầu tiên.

+ Quốc Tử Giám được xây dựng ở Huế để đào tạo nhân tài.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, tiêu biểu với các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...

+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều loại hình phong phú như: tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện tiếu lâm,....

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu dân gian phát triển phong phú với nhiều loại hình, như hát chèo, tuồng, quan họ, trống quân, hát xoan, hát lượn,...

+ Nghệ thuật vẽ tranh cũng phát triển với nhiều loại như tranh sơn mài, tranh dân gian,... nổi tiếng là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội).

+ Nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các công trình đặc sắc như: kinh thành Huế, Cột cờ Hà Nội, Khuê Văn Các (Hà Nội),....

+ Nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ, với các loại hình phong phú như hát, múa, nhạc,... tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế.

Khoa học - kĩ thuật: có những bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực.

+ Sử học có những công trình tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn),...

+ Địa lí có những tác phẩm nổi bật như: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),...

+ Chế tạo máy cưa xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng thuyền cỡ lớn,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:25

Tham khảo

- Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.

+ Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.

- Luật pháp: năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.

- Quân đội

+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...

+ Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.

- Chính sách đối ngoại

+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.

+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.

+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 10 2023 lúc 21:58

Thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội và nhà nước:

- Tổ chức xã hội: Cư dân chủ yếu sinh sống trong làng, duy trì quan hệ cộng đồng và thân tộc.

- Tổ chức nhà nước theo thể chế quản chủ chuyên chế:

+ vua là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao và tuyệt đối

+ Giúp việc cho vua là quan lại ở trung ương và địa phương, phân cấp thành ba hạng: tôn quan, thuộc quan và ngoại quan. Trong đó: Tôn quan là chức quan cao cấp nhất trong triều đình. Thuộc quan là những chức quan dưới quyền tôn quan. Ngoại quan là những quan trấn trị tại địa phương.

+ Cả nước chia thành nhiều châu, dưới châu là huyện, dưới huyện là làng.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

- Phật giáo: vương quốc Pagan, Đại Việt, các vương quốc nói tiếng Thái, Cambodia

- Hồi giáo: thế kỉ XIII được du nhập vào Đông Nam Á

Chữ viết

Xuất hiện sớm, nhiều nước có chữ viết riêng. 

Văn, sử học

Đám cưới Arjuna Wijaya (Java), Đại Việt sử ký (Đại Việt), sử thi Nagarakretagama (Majapahit)…

Nghệ thuật

- Kiến trúc: kinh đô chùa Pa-gan, Ăng-co, Thăng Long

- Điêu khắc: điêu khắc đá của Campuchia, vẽ bích họa ở chùa Pa-gan

* Nhận xét:

- Tại Đông Nam Á, các tôn giáo  ngoại lai: Phật giáo, Hồi giáo phát triển mạnh mẽ.

- Sự xuất hiện sớm của chữ viết đã tạo cơ sở cho sự phát triển văn học, sử học...

- Nghệ thuật kiến trúc giai đoạn này phát triển rực rỡ với nhiều công trình lớn và được bảo tồn đến tận ngày nay.

Minh Lệ
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
16 tháng 8 2023 lúc 12:58

Tham khảo:

Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hoá và trạng thái văn minh. Đồng thời, đô thị là nơi lưu giữ và truyền bá.

Sự phát triển của các nền văn minh cũng  tác động trở lại đối với các đô thị. Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê-ri-cờ-lét (thế kỉ V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chính của A-lếch-xăng Đại đế (thế kỉ IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.các thành tựu của văn minh cổ đại.

☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
15 tháng 1 2023 lúc 15:24

Mối quan hệ giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại:

- Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hóa và trạng thái văn minh.

- Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy  chuyển  biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê - ri - cờ - lét (TK V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chinh của A - lếch - xăng Đại đế (TK IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.

=> Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.

lilyvuivui
Xem chi tiết
kim
21 tháng 12 2017 lúc 21:46

Câu 2:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

kim
21 tháng 12 2017 lúc 21:46

Câu 3:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

quế anh
Xem chi tiết
๖ۣۜHả๖ۣۜI
2 tháng 12 2021 lúc 19:11

Tham khảo

1.* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước: rất phát triển và được mở rộng nhiều ngành nghề như: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển,...

- Thủ công nghiệp nhân dân: rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng,...

- Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy,… tụ họp lại, thành lập làng nghề, phường nghề.

- Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao như thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,… là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi.

+ Xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi.

- Ngoại thương: việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.

 

 

๖ۣۜHả๖ۣۜI
2 tháng 12 2021 lúc 19:12

Tham khảo

2.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:28

Tham khảo

Nông nghiệp:

+ Các vua Nguyễn thực hiện nhiều chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp, như: khuyến khích người dân khai khẩn đất hoang, tu sửa đê điều, đào kênh mương, đặt chức Doanh điền sứ....

+ Những chính sách tích cực của nhà Nguyễn đã góp phần mở rộng diện tích đất canh tác trên cả nước, nhiều đồn điền được thành lập ở các tỉnh Nam Kì.

+ Tuy nhiên, phần lớn ruộng đất vẫn tập trung trong tay địa chủ, nông dân không có hoặc có ít ruộng cày cấy. Hằng năm lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Tình trạng ruộng đất hoang hóa còn phổ biến.

Thủ công nghiệp:

+ Nhà Nguyễn lập xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng tàu,... ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định và tập trung thợ giỏi ở các địa phương về sản xuất.

+ Nghề thủ công truyền thống trong dân gian được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, do chế độ công tượng hà khắc và thuế khóa nặng nề, sản xuất thủ công nhìn chung kém phát triển.

Thương nghiệp:

+ Nội thương khá phát triển do: đất nước thống nhất; triều đình cũng tích cực sửa sang đường sá; nhiều chợ làng, chợ huyện được mở thêm.

+ Về ngoại thương: nhà Nguyễn tiếp tục duy trì trao đổi, buôn bán với Trung Quốc và các nước trong khu vực; hạn chế trao đổi, buôn bán với các nước phương Tây; hoạt động giao thương với nước ngoài của tư nhân bị kìm hãm.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:06

Tham khảo

♦ Tình hình chính trị

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp phần lớn lãnh thổ Ấn Độ. Đứng đầu bộ máy cai trị là Toàn quyền (được gọi là Phó vương), do Hoàng gia Anh bổ nhiệm.

+ Nhượng bộ tầng lớp trên, biến bộ phận này thành tay sai để làm chỗ dựa vững chắc cho quyền cai trị của Anh;

+ Tìm cách khắc sâu khác biệt tôn giáo, đẳng cấp, chủng tộc để chia cắt Ấn Độ.

- Hậu quả:

+ Quyền lực chính trị nằm trong tay thực dân Anh.

+ Một bộ phận lực lượng phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân.

+ Khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt.

♦ Tình hình kinh tế

- Chính sách cai trị của thực dân Anh:

+ Loại bỏ đặc quyền của Công ty Đông Ấn, trực tiếp mở rộng khai thác, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở Ấn Độ.

+ Tăng các khoản thuế và đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, biến tiểu lục địa này thành thị trường lớn của Anh.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường sắt được xây dựng trên quy mô lớn và giao cho các công ty tư nhân quản lí.

- Hậu quả:

+ Ấn Độ hoàn toàn trở thành thị trường tiêu thụ của Anh.

+ Việc nhập khẩu hàng hoá giá rẻ từ Anh đã làm suy yếu các ngành thủ công truyền thống ở Ấn Độ, đặc biệt là ngành dệt.

+ Các ngành đóng tàu, khai mỏ,... suy yếu do không đủ sức cạnh tranh với công nghiệp Anh.

+ Nông nghiệp Ấn Độ phát triển theo hướng xuất khẩu nhưng phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường chính quốc.

♦ Tình hình xã hội

- Chính sách cai trị của thực dân Anh: thi hành chính sách “ngu dân”, khuyến khích các tập quán lạc hậu, phản động.

- Hậu quả:

+ Làm xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống của Ấn Độ; trong xã hội tồn tại phổ biến nhiều hủ tục, tệ nạn xã hội.

+ Đời sống nhân dân Ấn Độ ngày càng cực khổ. Nạn đói xảy ra liên tiếp khiến hàng chục triệu người chết đói vào cuối thế kỉ XIX.

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn cơ bản. Đây là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh đòi độc lập, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 - 1859) và cao trào đấu tranh 1905 - 1908 dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.