Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:27

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...

-  Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....

+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hương Ly
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
7 tháng 10 2016 lúc 23:34

Bình luận (0)
Nguyễn Diệu
9 tháng 10 2017 lúc 14:39

Bài 5 : Ấn Độ thời phong kiến

Bình luận (0)
huỳnh thị tú uyên
11 tháng 10 2017 lúc 10:57

Bình luận (0)
Xem chi tiết
Nya arigatou~
19 tháng 10 2016 lúc 20:39

chờ chút

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 10 2016 lúc 20:40

Mk làm bài này oy nên mk sẽ giúp bn vui

Thành tựu văn hóa tiêu biểu nhất Ấn Độ :

- Chữ viết : Chữ Phạn 

- Văn học : Bộ kinh Vê - đa viết bằng chữ Phạn 

- Tôn giáo : +) Đạo Hin - đu 

                   +) Đạo Bà La Môn 

- Kiến trúc điêu khắc : +) Cột sắt không gỉ 

                                    +) Chữ khắc trên cột đá 

                                    +) Đền Ra - ni Ki Vav

                                    +) Lăng Ta - giơ Ma - han

Chúc bn hok tốt hjhj haha

 

Bình luận (2)
Nya arigatou~
19 tháng 10 2016 lúc 20:40

Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá ?

Trả lời:

Người Ấn Độ đã đạt được những thành tựu về văn hoá :


 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Dat Do
16 tháng 8 2023 lúc 13:03

tham khảo

Công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất là Taj Mahal. Đây là một trong bảy kỳ quan của thế giới, là khu lăng mộ kết tinh những nét đặc sắc của nghệ thuật Hồi giáo gần 400 năm trước, được xây dựng vào thế kỷ 17.Taj Mahal được xây dựng hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng. Cảnh quan tuyệt đẹp đặc biệt là lúc bình minh và hoàng hôn. Taj Mahal dường như phát sáng rực rỡ nhất dưới ánh trăng. Vào một buổi sáng sương mù. Taj Mahal được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mughal, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, và Hồi giáo. Một trong những nét độc đáo của Taj Mahal chính là lối kiến trúc đối xứng trên nền móng hình vuông với 4 cửa vòm, ban công, cửa sổ, tháp... Taj Mahal được được liệt vào danh sách các địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác nên được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới".

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 13:25

Tham khảo

- Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.

+ Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.

- Luật pháp: năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.

- Quân đội

+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...

+ Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.

- Chính sách đối ngoại

+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.

+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.

+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.

Bình luận (0)
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
2 tháng 10 2018 lúc 19:04

Bài 5 : Ấn Độ thời phong kiến

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
13 tháng 10 2016 lúc 11:49

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Ngọc Duyên
8 tháng 10 2017 lúc 20:25

Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ là:

+ Kinh Vê-đa

+ Những cột sắt không gỉ

+ Chữ khắc trên cột đá

+ Đền Ra-ni Ki Vav

+ Lăng Ta-giơ Ma-han

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
12 tháng 10 2023 lúc 19:49

- Những tôn giáo phổ biến ở Đông Nam Á là: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Những tôn giáo này có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của cư dân Đông Nam Á, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có sự khác biệt giữa các quốc gia. Ví dụ: Phật giáo tiểu thừa là quốc giáo ở Thái Lan; Hồi giáo là quốc giáo ở In-đô-nê-xi-a…

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:39

Tham khảo!​

* Yêu cầu số 1: Giới thiệu hát Then, múa Xòe

- Hát Then:

+ Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái,… thường được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng.

+ Thông qua các làn điệu khác nhau của Then, người dân mong muốn những điều may mắn và cuộc sống tốt lành.

+ Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào các năm 2019.

- Múa xòe:

+ Xoè là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, được biểu diễn trong các dịp lễ, tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường....

+ Những điệu xoè chứa đựng ước mơ, khát vọng và là niềm tự hào của người Thái.

+ Năm 2021, nghệ thuật Xòe Thái đã được được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Yêu cầu số 2: Nhận xét:

Các loại hình nghệ thuật như hát Then, múa Xòe,… đã thể hiện đời sống tinh thần phong phú và những mơ ước, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của cư dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đồng thời, các loại hình nghệ thuật này cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Người Già
13 tháng 8 2023 lúc 13:31

Tham khảo

♦ Nét chính về văn hóa thời Nguyễn

- Tôn giáo, tư tưởng:

+ Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo.

+ Từ thời vua Minh Mạng, nhà nước thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với Thiên Chúa giáo.

+ Ở các địa phương, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển, nhiều đền thờ, đình làng được xây dựng, trùng tu.

- Giáo dục, khoa cử: dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục, khoa cử Nho học được củng cố.

+ Năm 1807, nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hương đầu tiên, năm 1822 tổ chức kì thi Hội đầu tiên.

+ Quốc Tử Giám được xây dựng ở Huế để đào tạo nhân tài.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, tiêu biểu với các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...

+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều loại hình phong phú như: tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện tiếu lâm,....

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu dân gian phát triển phong phú với nhiều loại hình, như hát chèo, tuồng, quan họ, trống quân, hát xoan, hát lượn,...

+ Nghệ thuật vẽ tranh cũng phát triển với nhiều loại như tranh sơn mài, tranh dân gian,... nổi tiếng là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội).

+ Nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các công trình đặc sắc như: kinh thành Huế, Cột cờ Hà Nội, Khuê Văn Các (Hà Nội),....

+ Nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ, với các loại hình phong phú như hát, múa, nhạc,... tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế.

Khoa học - kĩ thuật: có những bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực.

+ Sử học có những công trình tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn),...

+ Địa lí có những tác phẩm nổi bật như: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),...

+ Chế tạo máy cưa xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng thuyền cỡ lớn,...

Bình luận (0)