Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:41

Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu:

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già.

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm. Năm 2019, tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm 16,1% (giảm 4,4% so với năm 1990).

+  Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng. Năm 2019, tỉ lệ dân số trên 65 tuổi chiếm 18,6% (tăng 6,0% so với năm 1990).

- Cơ cấu dân số theo giới tính: Tỉ số giới nữ nhiều hơn nam giới. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam.

- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn (cao): Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân, số năm đến trường cao.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:56

- Giai đoạn 1990 – 2019, dân số châu Á có xu hướng tăng liên tục. Trong đó:

- Giai đoạn 1990 – 2000 và 2000 - 2010: dân số đều tăng thêm 0,5 tỉ người trong mỗi giai đoạn.

- Giai đoạn 2010 - 2019: dân số tăng thêm 0,4 tỉ người,  từ 4,2 tỉ người (năm 2000) lên 4,6 tỉ người (năm 2019).

Minh Lệ
Xem chi tiết

- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).

- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:

+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).

+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.

+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:53

- Đặc điểm sông, hồ châu Á:

+ Nhiều hệ thống sông lớn (Hoàng hà, Trường Giang, Mê Công, Ô-bi, Lê-na,…).

+ Các sông phân bố không đồng đều và có chế độ nước phức tạp.

+ Nhiều hồ lớn (Bai-can, Ban-khat,…). Một số hồ có kích thước rộng lớn nên còn được gọi là “biển” như: biển Ca-xpi, Biển Chết.

- Ý nghĩa của đặc điểm sông, hồ đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, đời sống con người và môi trường tự nhiên.

+ Cần sử dụng hợp lí nước sông, hồ để tránh tình trạng ô nhiễm và cạn kiệt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:53

- Đặc điểm khí hậu châu Á:

+ Có đầy đủ các đới khí hậu, mỗi đới khí hậu lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu.

+ Những khu vực nằm sâu trong nội địa và phía tây nam châu lục có kiểu khí hậu lục địa.

+ Rìa phía nam, đông và đông nam của châu lục có kiểu khí hậu gió mùa

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện phát triển đa dạng cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

+ Chú trọng tính mùa vụ, những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực của khí hậu (bão, hạn hán, lũ lụt,…).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:53

- Đặc điểm địa hình châu Á: phân hóa đa dạng.

+ Núi, cao nguyên và sơn nguyên chiếm ¾ diện tích châu lục, phần lớn tập trung ở khu vực trung tâm. Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là bắc – nam và đông – tây.

+ Các đồng bằng châu thổ rộng lớn phân bố chủ yếu ở phía đông và nam.

+ Địa hình ven biển và hải đảo bị chia cắt mạnh tạo thành các vũng, vịnh….

- Đặc điểm khoáng sản châu Á: 

+ Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú.

+ Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc, crom, man-gan,…

- Ý nghĩa của đặc điểm địa hình và khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên ở châu Á:

+ Tạo điều kiện cho châu Á phát triển nhiều ngành kinh tế.

+ Cần hạn chế các tác động tiêu cực làm biến đổi địa hình, ô nhiễm môi trường,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
8 tháng 8 2023 lúc 17:16

Tham khảo:
* Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á:
Đông Nam Á có dân số đông và tăng nhanh, 668,4 triệu người (năm 2020), chiếm khoảng 8,6% dân số thế giới
Tỉ lệ gia tăng dân số đang có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao
Cơ cấu dân số đang chuyển dịch theo hướng già hóa
Dân cư phân bố không đều, tập trung ở các đồng bằng, hạ lưu sông và vùng ven biển.
Mật độ dân số trung bình 148 người/km2 (năm 2020) và có sự chênh lệch giữa các quốc gia.
Đô thị hóa ở các quốc gia Đông Nam Á đang được đẩy mạnh, tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị chưa có.
Là khu vực có nhiều dân tộc sinh sống.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á: Tạo nên một nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc; tạo cho Đông Nam Á nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng gây nhiều sức ép về giải quyết việc làm, nhà ở,..

Minh Lệ
Xem chi tiết
☞Tᖇì  ᑎGâᗰ ☜
19 tháng 9 2023 lúc 21:56

Đặc điểm cơ cấu dân cư:

- Số dân năm 2019: 747,1 triệu người, đứng thứ tư trên thế giới

- Châu Âu có cơ cấu dân số già

- Châu Âu có tình trạng mất cân bằng giới tính, tỉ lệ nữ nhiều hơn nam

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
8 tháng 8 2023 lúc 18:47

Tham khảo

- Đặc điểm nổi bật về dân cư của khu vực Tây Nam Á:

+ Ít dân, năm 2020 là 402,5 triệu dân, chiếm 5,1% dân số thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6% (2020), hàng năm đón số lượng lao động lớn từ các vùng khác tới.

+ Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng giảm tỉ lệ dân số nhóm tuổi từ 0-14 tuổi, tăng tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên.

+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa các nước và các vùng.

+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia, tỉ lệ dân thành thị khá cao, hầu hết trên 70% và có nhiều đô thị đông dân.

+ Dân cư có sự khác biệt rất lớn trong lối sống giữa nông thôn và thành thị.

+ Dân cư chủ yếu là người Ả-rập, ngoài ra có các dân tộc khác: Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Do Thái và các bộ tộc khác.

Minh Lệ
Xem chi tiết

– Các khu vực địa hình chính ở châu Á:

+ Trung tâm là núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.

+ Phía bắc là đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng.

+ Phía đông thấp dần về phía biển, gồm núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển.

+ Phía nam và tây nam gồm các dãy núi trẻ, sơn nguyên và đồng bằng xen kẽ.

– Ý nghĩa:

+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Ở những khu vực này cũng có thể có hiện tượng sạt lở, xói mòn gây thiệt hại cho con người và tài sản.

+ Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất. Cao nguyên có thể chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp. Đồng bằng trồng cây lương thực, nuôi thuỷ sản.