Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết

- Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:

+ Quá trình đô thị hóa bắt đầu với những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại.

+ Nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.

+ Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị (2020).

+ Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.

- Một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu: Ma-đrit, Bac-xê-lô-na, Pa-ri, Luân-đôn, Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-bua.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:41

Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu:

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: Châu Âu có cơ cấu dân số già.

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm. Năm 2019, tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi chiếm 16,1% (giảm 4,4% so với năm 1990).

+  Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng. Năm 2019, tỉ lệ dân số trên 65 tuổi chiếm 18,6% (tăng 6,0% so với năm 1990).

- Cơ cấu dân số theo giới tính: Tỉ số giới nữ nhiều hơn nam giới. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 93,4 nam.

- Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn (cao): Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ nhập học các cấp trên 83% trong tổng số dân, số năm đến trường cao.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Vấn đề đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ:

- Tỷ lệ dân đô thị cao và tăng nhanh. Năm 2019, khoảng 80% dân số của khu vực sống ở các đô thị.

- Nhiều đô thị đông dân. Năm 2019, ba đô thị đông dân nhất của khu vực là Xao Pao-lô (22 triệu người), Mê-hi-cô Xi-ti (21,7 triệu người), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,1 triệu người)

 

- Do đô thị hóa không gắn liền với công nghiệp hóa nên mặc dù có tỉ lệ dân thành thị cao nhưng mức sống của người dân còn thấp. Có khoảng 40% dân số đô thị đang sống ở các vùng ngoại ô, trong các khu nhà ổ chuột tồi tàn với điều kiện sống khó khăn,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
18 tháng 9 2023 lúc 22:23

- Các biển, đại dương và châu lục mà châu Âu tiếp giáp:

+ Biển: Biển Ba-ren, biển Na Uy, biển Bắc, biển Ban-tích, biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Ca-xpi,...

+ Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.

+ Châu lục: Châu Á.

- Đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu:

+ Hình dạng: Lãnh thổ tựa như 1 bán đảo lớn của lục địa Á - Âu kéo dài về phía tây nam; đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh tạo thành nhiều bán đảo, biển và vịnh biển ăn sâu vào đất liền, làm cho lãnh thổ châu lục có hình dạng lồi lõm phức tạp.

+ Kích thước: diện tích trên 10 triệu km², chiếm 6,8% diện tích đất liền của Trái Đất.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 21:22

- Vị trí địa lí:

+ Bộ phận phía tây của lục địa Á - Âu, ngăn cách với châu Á bởi dãy U-ran.

+ Lãnh thổ nằm giữa các vĩ tuyến 36°B đến 71°B.

- Hình dạng: Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh, tạo thành nhiều bán đảo, biển, vũng vịnh ăn sâu vào trong đất liền.

- Kích thước nhỏ (Diện tích trên 10 triệu km2, chỉ lớn hơn châu Đại Dương).

- Các biển và đại dương bao quanh châu Âu:

+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Na-uy, biển Ba-ren và biển Ca-ra.

+ Đại dương: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
16 tháng 8 2023 lúc 21:26

Tham khảo:

♦ Đồng bằng sông Hồng:

- Diện tích: 15 000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Độ cao: khoảng 2 - 4m

+ Trong đồng bằng có nhiều đồi núi sót, chia cắt đồng bằng thành nhiêu ô trũng; còn hệ thống đê biển ngăn nước mặn xâm nhập vào đồng bằng.

♦ Đồng bằng sông Cửu Long:

Diện tích: 40 000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: Được bồi đắp phù sa từ hệ thống sông Mê Công.

+ Độ cao: Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng.

+ Trong đồng bằng còn có nhiều ô trũng lớn, ngập nước hằng năm và ảnh hưởng thường xuyên của thủy triều.

♦ Các đồng bằng ven biển miền Trung:

- Diện tích: 15000 km2

- Đặc điểm:

+ Nguồn gốc: được sự bồi đắp phù sa của biển.

+ Đồng bằng hẹp nhỏ, hẹp ngang, dốc và bị chia cắt bởi các dãy núi hướng tây đông.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nhật Văn
13 tháng 8 2023 lúc 20:19

Tham khảo: 

- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.

Mai Trung Hải Phong
13 tháng 8 2023 lúc 20:18

tham khảo

- Địa hình bờ biển của nước ta rất đa dạng. Các hiện tượng bồi tụ, mài mòn và xói lở xảy ra khác nhau ở từng đoạn bờ biển, tạo thành các bãi triều, vũng, vịnh, đầm, phá,...

- Thềm lục địa nước ta nông và mở rộng, đặc biệt ở Bắc Bộ và Nam Bộ, tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích lãnh thổ đất liền và làm thay đổi địa hình bờ biển.

Minh Lệ
Xem chi tiết
uk loc
15 tháng 1 2023 lúc 17:53

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu:

- Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị kinh tế, chính trị độc lập và cơ bản của Tây Âu thời kì này. Đứng đầu mỗi lãnh địa phong kiến là một lãnh chúa – “ông vua” cai quản lãnh địa của mình.

- Cấu trúc lãnh địa:

+ Là một khu đất rộng lớn gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

+ Bao quanh lãnh địa là hào nước và tường thành chắc chắn. Bên ngoài tường thành là nhà ở của nông nô, nhà kho,…

+ Bên trong lãnh địa có lâu đài của lãnh chúa ở vị trí trung tâm, nhà thờ,..

- Lãnh chúa lập ra quân đội, luật pháp, tòa án, chế độ thuế khóa, tiền tệ và đo lường riêng. Thậm chí nhà vua còn không có quyền can thiệp vào lãnh địa bởi quyền “miễn trừ”.

- Kinh tế lãnh địa:

+ Mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

+ Nông nô sản xuất mọi thứ đáp ứng nhu cầu trong lãnh địa từ lương thực, đồ dùng,...

+ Chỉ những thứ không sản xuất được mới mua từ bên ngoài: muối, sắt, hàng xa xỉ phẩm phương Đông,…

- Lãnh chúa sống xa hoa trên sự bóc lột sức lao động nông nô. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp rất nhiều loại thuế khác nhau: thuế cưới xin, ma chay,…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 9 2023 lúc 10:44

Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng ở châu Âu:

- Vai trò của rừng ở châu Âu: Vai trò quan trọng đối với môi trường, sự phát triển kinh tế, có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

- Hiện trạng rừng:

+ Toàn châu lục có khoảng 39,7% tổng diện tích đất có rừng bao phủ.

+ Biến đổi khí hậu và nhu cầu gỗ tăng cao ở nhiều quốc gia => suy giảm diện tích rừng tự nhiên.

- Biện pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững:

+ Tất cả các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện luật bảo vệ rừng.

+ Năm 2015, Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra “Chiến lược rừng” nhằm phục hồi các hệ sinh thái rừng. EU đã chi 82 tỉ Ơ-rô để trồng mới và phục hồi các hệ sinh thái rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát và ngăn ngừa cháy rừng.

+ Áp dụng nhiều biện pháp trong khai thác gỗ như: quy định những vùng được phép khai thác, dán nhãn sinh thái lên các cây gỗ được khai thác nhằm đáp ứng nguyên tắc “đúng cây, đúng nơi, đúng mục đích”.