Những câu hỏi liên quan
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:16

Đoạn văn tham khảo:

Vở chèo Kim Nham kể về câu chuyện hôn nhân của Kim Nham và Xúy Vân, một người thì chuyên tâm học hành, còn một người thì khao khát được yêu thương . Sự bất đồng tư tưởng đã dẫn đến bi kịch tình yêu giữa hai người. Đoạn trích: “Xúy Vân giả dại” tái hiện cảnh Xúy Vân giả điên mong thoát khỏi Kim Nham, nhưng ẩn chứa trong đó là nỗi niềm tâm sự đầy nước mắt của người phụ nữ thiếu vắng tình yêu. Đặt trong toàn bộ vở chèo, số phận Xuý Vân còn thể hiện những điểm đáng thương khác nữa. Xuý Vân không được lựa chọn hôn nhân, lấy Kim Nham là do cha mẹ sắp đặt, nàng phải chung sống với người mình không yêu. Xuý Vân đến với Trần Phương không giữ trọn tiết làm vợ là một hành động nên phê phán nhưng cũng là một hành động mạnh mẽ, dám vì tình yêu. Chính cái ước mơ chính đáng và tình cảnh bế tắc, cô đơn, lạc lõng giữa gia đình nhà chồng đã đẩy Xuý Vân đến sự lựa chọn tự do nhưng đầy bi kịch. Xúy Vân cô đơn hiu quạnh như người muốn sang sông nhưng không thấy đò. Hình ảnh con đò là hình ảnh ân dụ cho Kim Nham, chàng đã để nỡ chuyến, để nàng phải chờ đợi.Trong ca dao ta cũng bắt gặp hình ảnh con đò:

                                                            “Trăm năm đành lỗi hẹn hò

                                                         Cây đa bến cũ con đò khác đưa”

Tiếng hét của Xúy Vân xé tan không gian tĩnh lặng như một lời trách mắng Kim Nham. Phần cuối hình ảnh Xúy Vân đầu tóc rối bời, đôi mắt ngây dại khiến chúng ta chạnh lòng. Những thứ nghịch lý ngang trái đó thể hiện cuộc đời Xúy Vân chỉ toàn những bất hạnh khổ đau. Ở đây cũng có nét tương đồng với ca dao hài hước châm biếm. Phê phán nhưng cũng nói nên khát vọng được yêu thương, được hạnh phúc là chính đáng, đó là ước muốn muôn thuở của con người, không lửa nóng tro tàn nào hủy diệt nổi.

Bình luận (0)
Vaanie
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:37

- Nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có. 

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 2:52

Nếu ở thời điểm hiện tại, Thúy Vân có thể giải thoát bi kịch bằng cách: sau khi biết chuyện Trần Phương bội tình, Thúy Vân sẽ đến gặp mặt Kim Nham để nói rõ sự tình, không nhất thiết phải cầu xin níu kéo mà ở đây, đến để xin lỗi và xin được tha thứ. Sau đấy, cô sẽ về nhà cha mẹ mình, nói rõ câu chuyện, xin lỗi cha mẹ. Dù sao, lỗi lầm ở đây không thể nói một mình Thúy Vân được. Bố mẹ cô có lỗi sai khi sắp đặt hôn nhân không dựa trên tình cảm của con cái, Kim Nham vô tâm khi không quan tâm đến cảm xúc của vợ mình.

Bình luận (0)
Mai Trung Hải Phong
28 tháng 8 2023 lúc 19:25

Theo em nếu nhân vật Xúy Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời điểm hiện đại có thể giải thoát bi kịch của bản thân như: Đầu tiên sẽ phải xin lỗi Kim Nham, cùng nhau ngồi nói chuyện để cả hai hiểu nhau, nói lí do tại sao mình lại làm như vậy chứ không nhất thiết phải giả điên để kết thúc cuộc hôn nhân này. Trước khi muốn kết thúc mối quan hệ vợ chồng với Kim Nham để chạy theo tình yêu của Trần Phương thì nàng phải tìm hiểu kĩ con người kia là như thế nào chứ không vì cảm xúc nhất thời mà buông bỏ mái ấm đang có. 

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:15

- Chèo là loại hình sân khấu truyền thống mang đặc điểm diễn kể dân gian, được cấu tạo bằng hai nhân tố cơ bản: tích và trò. Tích là cốt truyện kể bằng văn học, còn trò là nghệ thuật diễn đạt cốt truyện đó trên sân khấu. 

- Trò diễn trong Chèo là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật múa, âm nhạc và kịch bản văn học. Trong đó múa là một hình thức biểu đạt quan trọng của nhân vật, làm sinh động vở diễn và cuốn hút người xem. 

- Âm nhạc là cốt lõi của nghệ thuật sân khấu Chèo. Trong đó về phần hát bao gồm hơn một trăm các làn điệu chia thành các hệ thống khác nhau. Chèo sử dụng rất nhiều nhạc cụ dân gian như đàn nhị, trống. Trong đó trống con dùng để giữ nhịp cho hát, cho múa, và đệm cho câu hát. Âm nhạc trong Chèo ngày càng hấp dẫn và đa sắc màu khi có sự giao thoa giữa âm nhạc dân tộc và hiện đại.

Bình luận (0)
Thúy Phạm nữ thanh
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
21 tháng 11 2023 lúc 21:13

- Trong lớp chèo Xúy Vân giả dại, đoạn lời thoại thể hiện rõ nhất “ngôn ngữ điên” của nhân vật là đoạn cuối hát ngược từ “Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông” đến “cưỡi con gà mà đi đánh giặc”

- Vì dựa vào hình thức: chú thích hát ngược; và nội dung lời nói: những sự vật hiện tượng trong lời nàng được hiện lên một cách ngược đời:

+ Cái trứng gà – tha con quạ - ngồi trên cây

+ Trong đình – cái khuya – cái nhôi

+ Cái nón – cái kèo, cái cột

+ Dưới sông – bán bát

+ Trên biển – đốn gỗ - làm nhà

+ Cưỡi gà – đánh giặc

⇒ Những câu nói ngược, đầy những phi lí, nghịch dị khơi gợi về một thực trạng nội tâm xáo trộn, bất ổn, đầy trớ trêu. Nhân vật dường như rơi vào trạng thái hỗn loạn, điên dại, rối bời, mất phương hướng.

Bình luận (0)
Phương Vi Vũ
Xem chi tiết
Phong Thần
18 tháng 6 2021 lúc 14:24

Tham khảo

Ở nơi chân trời xa xôi, nhà thơ đang sống lại, đang dõi theo nhịp sống của quê hương đã in sâu vào tâm hồn, máu thịt mình. Con thuyền, mái chèo, cánh buồm là hình bóng quê hương, là sức sống của quê hương. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi. Ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ "hăng", "phăng", "vượt" diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Hai câu thơ Tế Hanh dùng biện pháp so sánh, những động từ mạnh đã vẽ lên hình ảnh con thuyền đầy khí thế khi ra khơi, đón biển bằng tất cả sức mạnh, sẵn sàng vượt lên trên thách thức của biển khơi. Hai câu thơ góp phần tạo nên không khí ra khơi cho người dân làng chài, và không nhắc nhiều đến hình ảnh người dân nhưng dường như con thuyền đã thay họ làm công việc đó.

Bình luận (1)
minh nguyet
18 tháng 6 2021 lúc 15:57

Tham khảo nha em:

Tế Hanh dành hai câu thơ để nói về hình ảnh cánh buồm. Vẫn sử dụng lối nói so sánh “ Cánh buồm” như “mảnh hồn làng” thông qua động từ “giương”, cánh buồm trở nên lớn lao, gần gũi với người miền biển, đây cũng là cách so sánh hết sức độc đáo của nhà thơ. “Cánh buồm” là sự vật cụ thể, hữu hình ví với “mảnh hồn làng”, trừu tượng, được cảm nhận bằng tâm tưởng, cánh buồm ra khơi hay người dân chài cũng đang vươn mình bằng tất cả sức mạnh của bản thân để : “rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Bình luận (0)
Lam Phạm
Xem chi tiết
PiKachu
21 tháng 3 2022 lúc 13:06

Tham khảo:
Tế Hanh là cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Trong số những tác phẩm ông để lại cho đời thì nổi bật nhất có lẽ là "Quê hương". Thi phẩm đã vẽ lên một bức tranh sống động, chân thực về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc bình minh. Điều này được thể hiện rõ nét qua những câu thơ "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng....". Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thi sĩ đã đưa người đọc đến khung cảnh mênh mông, rộng lớn, bao la của biển cả. Trong không gian ấy, dân trai tráng bắt đầu đi đánh cá. Cùng đồng hành với họ là những con thuyền "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang". Tại sao tác giả lại so sánh con thuyền với con tuấn mã? Phải chăng đây chính là dụng ý của nhà thơ, là hình ảnh làm nên cái hay, cái đẹp của bài. Hơn thế nữa, với động từ "phăng", "rướn" đã thể hiện những động tác dứt khoát, nhanh nhạy cùng tư thế làm chủ thiên nhiên, đất nước của người dân làng chài. Qua đây, thầm cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã dệt nên một bức họa tuyệt đẹp về khung cảnh ra khơi của người dân miền biển, cho bạn đọc được chiêm ngưỡng và say đắm, ngưỡng mộ vẻ đẹp ấy.

Bình luận (0)