Văn bản thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ đề cương ôn tập
c)mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành, báo Giáo dục và Thời đại số 100, 2018 trong văn bản trên tác giả thể hiện tư tưởng ,tình cảm gì đối với gia đình
b)từ văn bản đọc hiểu trên Hãy viết đoạn văn ngắn (5-7 )dòng trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương của cha,mẹ đối với con cái
a)xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2021- 2022
I. VĂN BẢN
1. Nội dung: Ôn tập toàn bộ các văn bản đã học trong chương trình
*Văn bản nhật dụng:
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay của những con búp bê
* Ca dao – dân ca:
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
* Thơ Trung đại:
- Sông núi nước Nam
- Phò giá về kinh
- Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Bánh trôi nước
- Qua Đèo Ngang
- Bạn đến chơi nhà
2. Yêu cầu: Đọc - hiểu các văn bản
- Nắm được các tác giả, tác phẩm của từng văn bản; hiểu đặc trưng của từng thể thơ (thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú Đường luật...)
- Học thuộc các tác phẩm thơ
- Tóm tắt được các văn bản nhật dụng, trữ tình…
- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật…trong các văn bản.
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về văn bản, đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật, nhan đề…
II. TIẾNG VIỆT: Ôn tập toàn bộ chương trình tiếng Việt
1. Nội dung:
- Từ ghép
- Từ láy
- Đại từ
- Từ Hán Việt
- Quan hệ từ
- Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa
- Từ đồng âm
2. Yêu cầu:
- Nắm được kiến thức về các nội dung trên: khái niệm, đặc điểm, tác dụng, phân loại….
- Vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập:
+ Nhận biết (xác định trong ngữ cảnh cụ thể)
+ Thông hiểu (phân tích tác dụng cụ thể…)
+ Vận dụng: Viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt
…
III. TẬP LÀM VĂN:
*Viết đoạn: Vận dụng kiến thức từ các văn bản đã học, viết đoạn văn có sử dụng kiến thức tiếng Việt
*Yêu cầu:
- Nắm được kiến thức về cách xây dựng đoạn văn.
- Biết tạo lập một văn bản theo yêu cầu….
…………H
I. Văn bản:
1.Cổng trường mở ra
- Tác giả: Lý Lan
- PTBĐ chính: Biểu cảm .
- Thể loại: văn bản nhật dụng.
- Xuất xứ: Viết ngày 1/9/2000 trên báo Yêu trẻ - TP.HCM – số 166
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ đầu ….. ngày đầu năm học: tâm trạng người mẹ trước ngày khai trường của con.
+ Phần 2: từ thực sự mẹ….. mẹ vừa bước vào: Sự hồi tưởng của mẹ về ngày khai trường.
+ Phần 3: Mẹ nghe nói…. đến hết: Vai trò của nhà trường trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ.
=> Nội dung: Văn bản ghi lại những kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên, đó là dấu ấn khó phai của tác giả và cũng là của cuộc đời mỗi người.
2.Mẹ tôi
- Tác giả: Ét- môn– đô đơ A– mi- xi
- PTBĐ chính: Biểu cảm
- Thể loại: Văn bản nhật dụng, viết dưới hình thức bức thư.
- Xuất xứ: Trích trong tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả” năm 1886.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1: từ Bố để ý là sáng nay…. vô cùng: Lý do bố viết thư.
+ Phần 2: trước mặt cô giáo…. tình thương yêu đó: Hình ảnh ngưới mẹ qua người cha.
+ Phần 3: Từ nay,….. của con được: Thái độ của người cha
=> Nội dung: Bài học về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội trong bức thư của người bố.
3.Ca dao.
* Những câu hát về tình cảm gia đình:
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu ngọt ngào của hát ru.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: Công cha với núi ngất trời; Nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông.
- Từ láy: mênh mông
- Điệp từ: núi, biển
=> Công lao cha mẹ không gì sánh nổi
=> Con cái phải có nghĩa vụ biết ơn và kính yêu cha mẹ.
=> ND: Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận của con cái đối với cha mẹ.
* Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Hai câu thơ đầu:
+ Câu thơ dài, sử dụng từ ngữ địa phương
+BPNT: điệp từ, đảo ngữ, đối xứng, từ láy.
+ Tác dụng của biện pháp tu từ: Diễn tả sự rộng lớn, trù phú và đầy sưc sống của cánh đồng.
Hai câu sau:
+ BPNT: So sánh “thân em” với “chẽn lúa đòng đòng”
+ Tác dụng BPNT: cho thấy hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới và tràn đầy sức sống.
=> Lời của chàng trai thấy cánh đồng mênh mông bát ngát và cô gái mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống-> chàng trai ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước và cô gái-> bày tỏ tình cảm của mình.
=> Nghệ thuật của bài thơ:
+ Thường gợi nhiều hơn tả
+ Có giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Sử dụng biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ,….
+ Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
+ Thể thơ: lục bát biến thể.
=> Nội dung:
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương đất nước.
* Những câu hát châm biếm:
- Những câu hát châm biếm thể hiện nỗi niềm tâm sự của tần lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp bình dân, nêu lên hiện thực cuộc sống của tầng lớp lao động dưới chế độ cũ.
- Những câu hát châm biếm là những câu hát phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của hạng người và sự việc đáng chê cười.
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
- Hình thức: nói ngược.
- Chế giễu những hạng người nghiện ngập và lười biếng.
-Hạng người này thời nào, nơi nào cũng cần phải phê phán.
- Hai dòng đầu:
+ Bắt vần “ao”, “đào”
+ Chuẩn bị giới thiệu nhân vật “chú”
+ Cô yếm đào( cô gái đẹp) >< chú tôi( có nhiều tật xấu)
- “ Hay tửu hay tăm” nghiện rượu, nát rượu.
- “ Hay nước chè đặc” nghiện chè.
-“ Hay nằm ngủ trưa”
-“ Ngày thì ước những ngày mưa” khỏi phải đi làm
-“ Đêm thì ước những đêm thừa trống canh” được ngủ nhiều
* Những câu hát than thân:
Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- BPTT:
+ Điệp từ “ thương thay”: Lời người lao động thương và đồng cảm với những người khốn khổ và chính mình.
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: bị bóc lột sức lao động
- Con kiến: chăm chỉ, vất vả mà vẫn nghèo.
- Con hạc: cuộc đời mịt mờ, phiêu bạt.
- Con cuốc: nỗi oan trái không ai hiểu.
=> Nỗi khổ trăm bề của người lao động bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều oan trái.
=> Nội dung: Thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ cay đắng, khổ cực, phơi bày các sự việc mâu thuẫn, các thói hư tật xấu.
II. Tiếng Việt
1. Từ láy
- Thế nào là từ láy?
+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa, nhưng khi ghép lại thành 1 từ có nghĩa.
- Tác dụng của từ láy?
+ Từ láy được dùng để nhấn mạnh, miêu tả hình dạng, tâm trạng, tâm lý, tinh thần, tình trạng… của người, sự vật, hiện tượng.
2. Từ ghép
- Các loại từ ghép
+ Có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.
+ Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ)
- Nghĩa của từ ghép
+ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
+ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
3. Quan hệ từ
- Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.; Dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,… giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn
- Sử dụng quan hệ từ?
+ Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ( dùng cũng được, không dùng cũng được)
+ Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp
Mình mới viết được thế này thôi bạn ạ, bạn cho cả cái đề cương lên đây thì bạn đợi tí nhé
Thanks
Câu 1: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì? *
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của giáo viên đối với học sinh.
C. Kể về tâm trạng của chú bé khi đi học.
D. Tái hiện lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.
Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
Thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh, với quê hương. Hoặc: Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác gỉa với con người, với quê hương.
b) qua tiêu đề bài thơ,hãy cho biết cách thể hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì đặc biệt.
c) hai câu thơ đầu đã sử dụng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối,tự đối ).hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép đối trong việc thể hiện những đổi thay của cuộc sống và những điều ko thay đổi trong tâm hồn tác giả.
d)giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt?tác giả có cảm xúc và tâm trạng gì trước sự xuất hiện của các em nhi đồng với tiếng cười câu hỏi hồn nhiên ,ngây thơ của các em
e) bài thơ cho ta hiểu gì về tình cảm của nhà thơ ,cũng là tình cảm của những người sau bao năm đi xa lần đầu tiên trở về quê hương ?
g)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
Câu 1. - Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. - Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê. Câu 2. - Nhận xét: + Phép đối này được thực hiện trong cùng một câu (tiếu đối). + Đối nhưng không cân về chữ, vì đây là thơ thất ngôn. + Nhưng chỉnh đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời. - Tác dụng của phép đối. Thiếu tiểu li gia > < lão đại hồi Rời nhà lúc trẻ < - > già mới về Thiểu tiểu đối với lão; li gia đối với đại hồi. Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về = > thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình, “Cáo chết quay đầu về núi – Chim mỏi bay về rừng cũ”. Hương âm vô cả > < mấn mao tổi Giọng quê không đổi < - > tóc mai đội Sự đối lập giữa cái thay đổi: tóc mai rụng đi do tuổi già và cái không thay đổi: giọng nói của quê hương vẫn còn nguyên sau cả nửa thế kỉ = > hồn quê hương, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân. Câu 3. Hướng dẫn. Phương thức biểu đạt Tự sự Miêu tả Biểu cảm Biểu cảm qua tự sự Biểu cảm qua miêu tả Câu 1 X X X Câu 2 X X Câu 1: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua tự sự. Câu 2: Phương thức biểu đạt là biểu cảm qua miêu tả. Câu 4. Sự khác nhau về giọng điệu biểu đạt ở hai câu trên và hai câu dưới: - Hai câu trên: “Trẻ đi, già trở lại nhà Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu” Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về. - Hai câu dưới: “Trẻ con nhìn lạ không chào Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài: + Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ. + Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà. + Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót. + Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.
Trong đoạn văn đã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì?
- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc?
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?
- So sánh giúp gợi hình, giúp cho sự vật, sự việc trở thành sinh động
- So sánh còn bộc lộ được cảm xúc, tình cảm của người viết
Trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu”, nét đặc trưng của phong cách người Sài Gòn là gì? Thái độ, tình cảm của tác giả đối với con người Sài Gòn được biểu hiện như thế nào?
- Tác giả đã đánh giá: đây là nơi hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn.
- Phong cách nổi bật của con người Sài Gòn được tác giả khái quát là tự nhiên, chân thành, bộc trực, khỏe khoắn, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị. Vừa ý tứ mà lại mang những nét đẹp cổ xưa song vẫn toát lên tinh thần dân chủ.
- Người Sài Gòn còn hào phóng mở rộng, sẵn sàng dang tay đón nhận người khắp mọi nơi về Sài Gòn sinh sống lập nghiệp, dân số Sài Gòn đã leo lên tới 5 triệu.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Tình cảm của tác giả trong văn bản :
+ Sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu).
+ Sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu).
=> Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng và tự hào đối với dân tộc và những gì mà cha ông đã dựng xây cho Tổ quốc.
5. Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào trong văn bản? Hãy chỉ ra một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy.
Tham khảo!
Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như (mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn, Quê hương biết mấy thân yêu), sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân (bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, mặt người vất vả in sâu). Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.
- Tác giả đã thể hiện sự tự hào về đất nước, quê hương qua những khung cảnh thiên nhiên và văn hoá, con người như
(“Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”, “Quê hương biết mấy thân yêu”),
Đồng thời, thể hiện sự đồng cảm với những vất vả, hi sinh của người dân
(“Bao nhiêu đời đã chịu nhiều đau thương, “Mặt người vất vả in sâu”).
Qua đó thể hiện tình cảm yêu mến, quý trọng với dân tộc.