Quan sát hình 3, 4 và thông tin trong mục 1, em hãy nêu sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng.
Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 4, hãy:
- Trình bày đặc điểm vỏ Trái Đất.
- Nêu sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.
- Đặc điểm vỏ Trái Đất:
+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;
+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).
+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.
+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.
- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:
Tiêu chí | Vỏ lục địa | Vỏ đại dương |
Độ dày | 70 km | 5 km |
Đá cấu tạo chủ yếu | Granit | Badan |
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất.
- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.
- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:
+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.
+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.
Đọc thông tin trong mục 1 và hình 6.1, hãy:
- Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển.
- Thạch quyển là phần trên cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của man-ti.
- Giới hạn thạch quyển: độ dày khoảng 100 km.
- Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và thạch quyển:
Tiêu chí | Vỏ Trái Đất | Thạch quyển |
Độ dày | 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). | 100 km. |
Thành phần | Gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương. | Gồm vỏ Trái Đất và phần cứng mỏng phía trên của manti. |
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 3, 4, em hãy:
• Chỉ sông Hồng và sông Thái Bình.
• Nêu đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo
Đặc điểm sông ngòi của vùng Đồng bằng Bắc Bộ
- có nhiều sông ngòi.
- Sông Hồng và sông Thái Bình là hai sông lớn, bồi đắp nên đồng bằng Bắc Bộ. Khi chảy qua đồng bằng, sông chia thành nhiều nhánh rồi đổ ra biển. Các sông trong vùng có nhiều phù sa, nước lên xuống theo mùa.
+ Vào mùa cạn, nước sông xuống rất thấp.
+ Vào mùa lũ, nước sông dâng cao nên thường gây ngập lụt ở những vùng trũng của đồng bằng.
Đọc thông tin và quan sát các hình 1, 2, em hãy nêu đặc điểm địa hình vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển.
- Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi thấp, ô trũng và hệ thống đê.
+ Phía trong đê gồm các khu đất cao và ô trũng, không được bồi đắp phù sa hằng năm.
+ Phía ngoài đê, đất được bồi đắp phù sa hằng năm.
- Hiện nay, đồng bằng vẫn đang tiếp tục được mở rộng ra biển.
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy nêu đặc điểm địa hình của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo:
Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng và thấp dần về phía biển. Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi thấp, ô trũng và hệ thống đê. Phía trong đê gồm các khu đất cao và ô trũng, không được bồi đắp phù sa hằng năm. Phía ngoài đê, đất được bồi đắp phù sa hằng năm. Hiện nay, đồng bằng vẫn đang tiếp tục được mở rộng ra biển.
Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, em hãy:
- Nêu một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trình bày những sự kiện lịch sử tiêu biểu có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Tham khảo!
Một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh: Gia Định, Sài Gòn - Gia Định, Sài Gòn - Chợ Lớn.
Những sự kiện lịch sử tiêu biểu có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh:
- Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định năm 1698: Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào phía nam, lập nên phủ Gia Định. Sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết: “lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn là huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn.”
- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911: Ngày 5 - 6- 1911, từ Bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người muốn sang phương Tây đến nước Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”
- Chiến thắng 30/4/1975: Vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 - 1975, các đơn vị của Quân đoàn II, bằng xe tăng và pháo binh, tiến thằng vào Dinh Độc Lập, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống chính quyên Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thẳng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Quan sát hình 4 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Ảnh hưởng:
- Thuận lợi: Địa hình của vùng này thuận lợi phát triển thủy điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
- Khó khăn: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở, gây bất lợi cho cư trú và việc đi lại, sản xuất của người dân.
Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đồ 19.2, em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn và nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.
Tham khảo
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Tham khảo:
* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:
- Về hành chính:
+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.
+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)
+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Về luật pháp:
+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.
+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.
- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)
+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).
- Về đối ngoại:
+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;
+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.
* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:
- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:
+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);
+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).
+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).
- Thời vua Minh Mạng:
+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.
Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy nêu nét điển hình của khí hậu ở vùng Tây Nguyên.
Ở đây có khí hậu hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô
Mùa mưa thì mưa kéo dài hàng ngày, thậm chí hàng tuần. Còn mùa khô thì ngược lại, trời cực kỳ nắng gắt