Truyện ngắn "lão hạc" sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Viết một đoạn văn ngắn kể lại cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn “ Lão Hạc” của Nam Cao, có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
giúp vs mn
Tham khảo!
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm năm đồng vào hai lăm đồng thành ba mươi đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
Giới thiệu những nét chính về tác giả trong truyện ngắn Lão Hạc
Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Lão Hạc
Tóm tắt những sự việc chính trong truyện ngắn Lão Hạc
lên mạng soạn nha bạn ơi..!!!
giới thiệu về tác giả:
-tên:nam cao
-năm :1917-1951
-quê:hà nam
-ông là 1 nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện dài,truyện ngắn.
hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn :năm 1943
tóm tắt những sự việc chính trong truyện lão hạc thì mình chưa nắm rõ phần này
Câu 1. Truyện truyền thuyết Cồn Tàu viết về địa phương nào ? Câu 2. Nhân vật chính trong truyện truyền thuyết Cồn Tàu là ai ? Câu 3. Phương thức biểu đạt chính trong truyện truyền thuyết Cồn Tàu là gì ? Câu 4. Truyện truyền thuyết Cồn Tàu sử dụng ngôi kể thứ mấy ? Câu 5. Truyền thuyết Cồn Tàu thuộc thể loại văn học gì ? Câu 6. Nêu ý nghĩa truyện truyền thuyết Cồn Tàu.
1.Truyện ngắn lão Hạc kể theo ngôi nào? Điểm nhìn từ nhân vật nào? Tác dụng của cách chọn ngôi kể ấy.
2. Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn lão Hạc
3. Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật lão Hạc .
4. Viết một đoạn văn theo lối diễn dịch để làm sáng tỏ vấn đề : Truyện ngắn lão Hạc là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng.
Các bạn giúp được câu nào thì giúp mình nhé !
Bạn tham khảo nhé . Câu2
Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.
Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.
Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.
1. Kể theo ngôi thứ nhất, nhìn từ tác giả, tức là ông giáo. Như thế sẽ cho câu chuyện gần gũi hơn, chân thực hơn và người dọc có thể nhập cuộc, chia sẻ cảm giác cùng các nhân vật người đọc có cảm giác như mình đang được nghe ông giáo ngồi ngay bên cạnh kể lại câu chuyện cũng như hiểu rõ được tất cả cảm giác của ông giáo. câu chuyện dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt, ko cần tuân theo trật tự thời gian, ko gian, có thể kết hợp tự sự và trữ tình, phản ánh và bộc lộ cảm xúc...
câu 2 có ng làm rồi nhé, mình có thể làm ngắn hơn nưng lười :)
3. Lúc đầu thì băn khoăn, day dứt trong việc bán cậu Vàng
Sau đó thì buồn bã, nức nở khi bán cậu Vàng đi
Cuối cùng tự tử = bả chó để giữ lại toàn bộ số tiền cho con trai
4. chắc để mình làm đã, chứ giờ chưa có chữ nào tron đầu ca :)
Phương thức biểu đạt chính nào thường được sử dụng trong truyện đồng thoại? *
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Tự sự
: Dòng nào sau đây nêu đúng nhất đặc điểm của nhân vật trong truyện đồng thoại? *
A. Nhân vật thường là con người.
B. Nhân vật thường là loài vật được nhân cách hóa
C. Nhân vật thường là đồ vật được miêu tả chân thực
D. Nhân vật thường là loài vật được so sánh với con người
Ý kiến nào nói đúng nhất về nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của nhà văn trong truyện ngắn Lão Hạc?
A. Đặt nhân vật vào những tình huống trớ trêu để tự bộc lộ mình
B. Để cho các nhân vật khác nhận xét về nhân vật chính
C. Để nhân vật chính đối thoại với các nhân vật khác để bộc lộ mình
D. Kết hợp cả 3 ý kiến trên
Các văn bản “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc” có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào?
Tôi đi học : PTBĐ : Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Trong lòng mẹ : PTBĐ : Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Lão Hạc : PTBĐ : Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Các văn bản: “Tôi đi học”, “Trong lòng mẹ”, “Lão Hạc” cùng có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận
B. Tự sự, miêu tả , biểu cảm
C. Miêu tả, nghị luận, tự sự.
D. Tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Nghĩa là:
- Khi ta hiểu được sự phũ phàng của con người (khi người ta quá mức khổ sở, ít ai nghĩ đến người khác) thì ta cũng hiểu được lời mà ông giáo nói.
- Khi ta biết thương sót, biết giữ chặt tôn nghiêm phẩm chất của bản thân thì ta cũng hiểu được ở con người Lão Hạc điều đó.
Hiểu đời hiểu người: Nghĩa là nếu chỉ nhìn người khác bằng cách nhìn của mình (phiến diện, thiếu sự đồng cảm) thì sẽ chỉ nhìn thấy con người ta thật bần tiện, dốt nát.
Hiểu mình: Nếu có sự xót xa, đồng cảm, thấu hiểu với nỗi khổ của người khác thì ta mới có thể hiểu chính bản thân mình vì đôi khi chính ta sẽ có lúc phải lâm vào hoàn cảnh như họ