Cho biết nghề nghiệp dự định trong tương lai của em. Môn Địa lí giúp ích gì cho nghề nghiệp đó?
em hãy lập một kế hoạch nghề nghiệp tương lai ( ví dụ nghề bác sĩ)
1 tự bản thân nói lên nguyện vọng , nghề nghiệp
2. xác định 1 dự định nghề nghiệp để phấn đấu để nó trở thành hành động thúc đẩy
3 có kế hoạch cụ thể để phấn đấu
Xác định các môn học phù hợp với hứng thú nghề nghiệp của em.
- Các môn học phù hợp với hứng thú nghề nghiệp của em.
- Điểm mạnh, điểm hạn chế của em ở từng môn học trong các môn học đó.
em hãy tưởng tượng chân dung của em trong tương lai. nêu ước mơ về nghề nghiệp của bản thân
môn HĐTNHN nha
1. Xác định hứng thú, sở trường của bản thân.
2. Xác định hứng thú, sở trường của bản thân liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
3. Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường có liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
4. Chia sẻ kế hoạch đã xây dựng
tham khảo
- Điểm mạnh, điểm yếu trong những đặc điểm riêng của em là:
+ Điểm mạnh: Bản thân luôn nhiệt tình, năng nổ, ham học hỏi và dễ dàng thích nghi với môi trường mới.
+ Điểm yếu: Chưa khéo léo và tinh tế khi xử lí các tình huống bất ngờ.
- Hứng thú và sở trường của em là: thích đi du lịch và nghề nghiệp tương lai là hướng dẫn viên du lịch.
Hướng dẫn:
1. Sở trường: ... (của riêng các bạn, cần các bạn xác định)
2. Để định hướng nghề nghiệp trong tương lai thì cần xác định rõ để định hương thật chính xác nhé.
3. Xây dựng kế hoạch phát triển sở trường của bản thân liên quan đến nghề lựa chọn trong tương lai.
4. ... (tự chia sẻ)
Thuyết trình về nghề em muốn làm trong tương lai.
Phương pháp giải:
+ Nghề nghiệp đó là gì?
+ Nghề đó yêu cầu những phẩm chất, kỹ năng gì?
Mỗi người có một con đường riêng, một cuộc sống riêng. Không nghề nào giống nghề nào cả, người thì làm việc với máy móc, người làm việc với công trường, súng đạn...Nhưng có những người suốt cuộc đời làm việc với viên phấn trắng.
Viên phấn trắng hướng cuộc đời đi thẳng, mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim. “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Cômenxki cũng từng phát biểu: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào ưu việt bằng nghề dạy học”. Điều đó đã phần nào nói lên vai trò vô cùng quan trọng của nghề dạy học trong xã hội xưa và nay. Và các thầy cô – những người lái đò qua sông gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà xã hội giao phó. Thầy cô thay cha mẹ chúng ta truyền đạt những tri thức, những kinh nghiệm sống để mai sau chúng ta sẽ trở thành người có ích cho xã hội.
Với trọng trách cao cả đó, người thầy đã và đang phấn đấu không ngừng cả hai mặt: Đức và tài, đạo đức cao đẹp, cái tâm trong sáng là cái gốc của mỗi người, nhất là đối với người thầy. Bác hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Khi bàn về phẩm chất của người thầy, Bác luôn căn dặn: “Thật thà yêu nghề mình”, giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín của nhà giáo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần hợp tác. Trước hết là phải thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng đối với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, phải yêu thương những em con gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, những em bị khuyết tật và những em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Tình yêu đó phải tạo thành sức mạnh tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạo đức người thầy, rèn luyện sức khỏe. Không thể có người thầy tốt mà luôn nghĩ đến dạy thêm, đến thương mại hóa… gây bất lợi cho học sinh mà phải dạy đúng dạy đủ nội dung kiến thức, không xuyên tạc nội dung giáo dục trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Người thầy giáo phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư để trở thành một nhà giáo cộng sản chân chính. Có như vậy mới đào tạo được thế hệ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên”.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự giao lưu giữa các dân tộc trở nên dễ dàng hơn, những thói hư, tật xấu của thế giới cũng lan tràn mạnh mẽ. Rồi đồng tiền – một trong những yếu tố làm nhạt chân lý, nó đã làm cho tình thầy trò không được như xưa nữa. Bên cạnh phần lớn những nhà giáo tâm huyết với nghề, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên đã vì lợi ích trước mắt, vì những toan tính cá nhân gây không ít sự lo lắng bất bình trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến uy tín, đạo đức người thầy, đó là chuyện học giả bằng thật, dạy thêm để làm giàu không chính đáng. Trong năm học 2006 – 2007 nổi lên một số vụ việc Giáo viên có những hành vi vi phạm đạo đức gây xôn xao dư luận như: Bắt học sinh tát bạn, bắt học sinh quỳ gối trên bục giảng suốt cả buổi học…
Như vậy đạo đức Nhà giáo phải hội đủ đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp cộng với cái tâm trong sáng của người thầy. Điển hình về phẩm chất đạo đức cao đẹp đó là Nhà giáo Chu Văn An, Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những người đã đào tạo lớp lớp học trò thành danh có tài năng trí lực xây dựng đất nước. Đó là những hình mẫu về đạo đức Nhà giáo lưu truyền cho muôn thế hệ noi theo và được xã hội tôn vinh quý trọng.
Trong bối cảnh chung của cả nước đang tiến hành “cải cách giáo dục”, mỗi thầy cô, ngoài nhiệm vụ không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức để góp phần vào công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, đưa Việt Nam vững vàng trên các bước đường hội nhập vào khu vực và quốc tế. Hàng năm, khi đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam, chúng ta vẫn thường nhắc đến những tấm gương của nhiều nhà giáo đã thầm lặng hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người. Chúng em, những sinh viên của thế hệ trẻ hôm nay cũng sẽ cố gắng rèn luyện mình thật tốt để đưa non sông Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. trên đây là chia sẻ của em, mong rằng khi đọc bài này, mỗi thầy cô cũng sẽ có những suy nghĩ riêng về vấn đề “Đạo đức nhà giáo”, để chọn cho mình một cách sống ý nghĩa nhất, để giữ mãi tâm hồn trong sáng tươi thắm như màu mực đỏ thắm tươi đặc trưng của nghề giáo, xứng đáng với danh xưng cao quí “kỹ sư tâm hồn” đã được người đời dành tặng.
1. Hãy đặt câu hỏi và trả lời về công việc, nghề nghiệp của những người lớn trong gia đình.
2. Theo em những công việc đó có giúp ích gì cho gia đình và xã hội?
1.
Bố bạn làm nghề gì?
- Công việc của bố mình làm giáo viên.
Mẹ bạn làm công việc gì?
- Mẹ tớ làm bác sĩ.
Anh bạn làm nghề gì?
- Anh tớ là kĩ sư
Công việc của chị bạn là gì?
- Chị tớ hiện đang làm y tá.
2.
Theo em những công việc đó có giúp ích cho gia đình và xã hội là: Giúp cho nền kinh tế xã hội cũng như kinh tế gia đình phát triển hơn; giảm được các tệ nạn xã hội; giúp chữa bệnh cho nhân dân => Dân giàu nước mạnh.
Chia sẻ hứng thú nghề nghiệp trong tương lai của em.
Hướng dẫn:
VD: em muốn trở thành một giáo viên (bác sĩ, hoạ sĩ, hướng dẫn viên du lịch, lập trình viên,..)
Em muốn trở thành giáo viên
Em thích nghề hướng dẫn viên du lịch
Em muốn trở thành một kiến trúc sư
Tìm hiểu về công việc hoặc nghề nghiệp của người lớn trong gia đình em theo gợi ý dưới đây:
- Tên công việc hoặc nghề nghiệp.
- Lợi ích của công việc hoặc nghề nghiệp.
- Bố mình làm thợ xây. Bố mình đã xây rất nhiều ngôi nhà đẹp cho mọi người.
- Mẹ tớ làm nghề giáo viên. Mẹ tớ dạy học sinh thành những người tài giỏi để xây dựng quê hương, đất nước.
- Bố mình là lao công. Nhờ có bố mình và các cô chú lao công khác mà các con đường luôn sạch đẹp.
Theo em, nghề nghiệp mang lại danh dự cho con người hay con người mang lại danh dự cho nghề nghiệp? (Hãy trả lời trong 3 đến 5 câu).