Mô tả một hiện tượng thực tế chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy ác si mét
Mô tả hiện tượng về sự tồn tại của lực đảy Ac si mét
tk:
Xách 1 gàu nước thì khi còn ở trong nước nhẹ hơn khi xách ngoài không khí => có lực đẩy ac si mét tác dụng vào gàu nước khi ở dưới nước
Tham khảo
Khi ta nhấc 1 hòn đá trong nước sẽ nhẹ hơn nhấc hòn đá trong không khí
Tham khảo :
Trên nắp bình nước có lỗ nhỏ để áp suất không khí trong bình thông với áp suất khí quyển, đẩy nước xuống.
Câu 1: a) Nêu 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét lên vật nhúng trong chất lỏng ?
b) Khi vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào ? Khi nào vật nổi lên ?
Câu 2: a) Nêu đặc điểm của bình thông nhau ?
b) Nêu 2 ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển ?
Lực đẩy Ác - si - mét ? Lực đẩy Ác - si - mét tồn tại ở những môi trường nào ?
-Lực đẩy ác-si-mét là lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật
-Lực đẩy ác-si-mét tồn tại trong môi trường lỏng
1. Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy ác - si - mét? Cho biết phương, chiều và độ lớn?
2. Áp suất tại một điểm trong lòng chất lỏng phụ thuộc yếu tố nào? Viết công thức
3. Khi một vật nổi cân bằng trên mặt chất lỏng thì có sự cân bằng lực nào?
1/Khi ta nhấc một hón đá trong nc thì thấy nó nhẹ hơn so với khi ta nhấc hòn đá ở ngoài.
Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên, độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2/Áp suất tại một điểm trong chất lỏng phụ thuộc vào độ dày của lớp chất lỏng phía trên.
P= d.h
p là áp suất tại điểm đó.
d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
h là chiều cao của cột chất lỏng phía trên.
3/Có sự cân bằng giữa lực đẩy Ac-si-mét và trọng lực của vật.
nhớ like nhaaaa
mô tả 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy ác si mét
- Khi bạn nằm đúng cách trên mặt nước, lực đẩy acsimet làm ta nổi lên mà không cần bơi
- Khi ta nhấc 1 hòn đá trong nước sẽ nhẹ hơn nhấc hòn đá trong không khí
mô tả 1 hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng.Mọi người giúp em với,em đang cần gấp.thank kiu
- Đổ nước vào một quả bóng bay, quả bóng bay to ra, áp suất chất lỏng tác dụng lên bóng bay, theo mọi phương. - Khi ta lặn dưới nước, áp suất làm ta cảm thấy tức ngực.
Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì.
A. trọng lượng riêng của chất làm quả cầu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước.
B. lực đẩy Ác – si – mét luôn bằng trọng lượng của quả cầu.
C. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.
D. lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới nhỏ hơn trọng lượng của quả cầu.
Chọn C
Dùng tay ấn một quả cầu rỗng bằng kim loại xuống đáy một bình đựng nước. Khi bỏ tay ra, quả cầu từ từ nổi lên và nổi một phần trên mặt nước. Hiện tượng trên xảy ra vì lúc đầu lực đẩy Ác – si – mét mới đầu lớn hơn trọng lượng quả cầu, sau đó giảm dần tới bằng trọng lượng của quả cầu.
Mô tả hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng? Nêu kết luận về áp suất chất lỏng tại những điểm ở cùng 1 độ cao trong lòng một chất lỏng
mai tui kt 15 p lý nek
Vậy bạn biết làm câu này ko chỉ tui với???
- Đổ nước vào một quả bóng bay, quả bóng bay to ra, áp suất chất lỏng tác dụng lên bóng bay, theo mọi phương.
- Khi ta lặn dưới nước, áp suất làm ta cảm thấy tức ngực.
- Đường ống dùng một thời gian, thấy thích thước đường ống thay đổi, to ra, chất lỏng đã tác dụng lên đường ống làm chúng to ra.
áp suất ở các địa điểm có cùng độ sâu so với mặt chất lỏng đều bằn nhau vì áp suất chất lỏng phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và độ cao từ nơi cần tính áp suất đến mặt chất lỏng
Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét nêu trên là đúng.
Nhúng vật nặng vào bình đựng nước, thể tích nước từ trong bình tràn ra chính là thể tích của vật. Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng một lực F đẩy từ phía dưới lên trên do dó số chỉ của lực kế lúc này là P2.
Ta có: P2 = P1 - F, do vậy P2 < P1.
Khi đổ nước từ bình B vào bình A, lực kế chỉ giá trị P1. Điều này cho thấy lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng độ lớn của trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.