Đọc thông tin, hãy so sánh sự khác biệt giữa GDP và GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.
Dựa vào hình 24.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Phân biệt một số tiêu chí: GDP, GNI, và GDP, GNI bình quân đầu người.
- Nhận xét sự phân hóa GNI bình quân đầu người trên thế giới, năm 2020.
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chỉ số GNI thường được sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.
- GDP và GNI bình quân đầu người được xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.
- GNI bình quân đầu người khác nhau giữa các nước và khu vực.
+ GNI bình quân đầu người cao nhất ở: Bắc Mĩ, đa số châu Âu, Ô-xtrây-li-a, LB Nga,…
+ GNI bình quân đầu người thấp ở một số nước Trung và Nam Phi, Tây Á, Đông Nam Á,…
Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy:
- So sánh sự khác nhau giữa GDP và GNI.
- Cho biết trong trường hợp nào GDP lớn hơn GNI và trong trường hợp nào GDP nhỏ hơn GNI.
* Sự khác nhau giữa GDP và GNI
Đặc điểm | GDP | GNI |
Khái niệm | Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). | Là tổng giá trị (theo giá cả thị trường) của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng do tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm. |
Đối tượng đóng góp | Các thành phần kinh tế đóng góp vào GDP gồm cả thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài hoạt động tại quốc gia đó. | Công dân của một quốc gia có thể tạo ra các giá trị ở cả trong và ngoài lãnh thổ quốc gia đó. |
Đo lường | GDP được tạo ra bởi các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ quốc gia ở một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). | Chỉ số GNI đo lường tổng giá trị mà công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong thời gian (thường là 1 năm). |
Ý nghĩa | Chỉ số GDP được dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng và sức mạnh kinh tế của một quốc gia. | GNI dùng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia một cách đầy đủ và đúng thực lực.
|
* Các trường hợp xảy ra
- GDP lớn hơn GNI: Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam rất lớn, tạo ra giá trị lớn hơn người Việt Nam tạo ra.
- GDP nhỏ hơn GNI: Đầu tư của nước ngoài nhỏ, người Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều và tạo ra giá trị lớn.
Em hãy lập bảng so sánh các tiêu chí GDP, GNI, GDP và GNI bình quân đầu người.
* So sánh GDP và GNI:
GDP (tổng sản phẩm trong nước) | GNI (tổng thu nhập quốc gia) | |
Ý nghĩa | Tổng của tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ, được sản xuất cuối cùng được sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ một nước, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). | Tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). |
Biện pháp | Tổng sản lượng sản xuất | Tổng thu nhập nhận được |
Đại diện | Sức mạnh của nền kinh tế nước này | Sức mạnh kinh tế của công dân nước này |
Tập trung vào | Sản xuất trong nước | Thu nhập do công dân tạo ra |
* So sánh GDP và GNI bình quân đầu người:
GDP bình quân đầu người | GNI bình quân đầu người | |
Cách tính | GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm. | GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm. |
+ GDP bình quân đầu người:
Cách tính: GDP chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.
+ GNI bình quân đầu người:
Cách tính: GNI chia cho tổng số dân cùa nước đó ở cùng thời điểm.
Phân biệt sự khác nhau giữa hai chỉ số đo lường trình độ phát triển kinh tế là: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu thập quốc dân (GNI)
Dựa vào hình 1.1, hãy xác định chỉ tiêu GNI/người cơ cấu GDP và HDI của ít nhất 2 nước phát triển và đang phát triển?
Tham khảo!
♦ Nước phát triển
- Đức:
+ Chỉ tiêu GNI/người: 47520USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 63,3%; công nghiệp và xây dựng 26,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,7%
+ Chỉ số HDI: 0,944
- Hoa Kỳ
+ Chỉ tiêu GNI/người: 64140USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 80,1%; công nghiệp và xây dựng 18,4%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,9%
+ Chỉ số HDI: 0,920
♦ Nước đang phát triển
- Bra-xin:
+ Chỉ tiêu GNI/người: 7800USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 62,8%; công nghiệp và xây dựng 17,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5,9%
+ Chỉ số HDI: 0,758
- Việt Nam:
+ Chỉ tiêu GNI/người: 3390USD
+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 41,8%; công nghiệp và xây dựng 36,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 12,7%
+ Chỉ số HDI: 0,710
Tại sao các nước đang phát triển chỉ số GDP thường lớn hơn GNI và các nước phát triển thì ngược lại? Lấy ví dụ về giá trị GDP và GNI của một nước cho mỗi trường hợp để chứng minh cho nhận định trên.
Dựa vào bảng 1.1, hãy nhận xét sự chênh lệch về GDP bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
GDP bình quân đầu người có sự chênh lệch lớn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển thường có GDP/người cao, gấp nhiều lần trung bình của thế giới; các nước đang phát triển có GDP/người thấp, thấp hơn rất nhiều lần trung bình của thế giới.
Dựa vào bảng 7.2, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc và Lào?
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô–oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.
- Nhận xét: Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.
+ Cô–oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317 USD).
+ Thu nhập bình quân đầu người của Cô–oét gấp 2,15 lần thu nhập bình quân đầu người của Lào. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 28 lần mức thu nhập bình quân đầu người của Lào.
Dựa vào bảng7.2 sgk em hãy vẽ biểu đồ hình cột so sánh mức thu nhập bình quân đầu người ( GDP/ người) của các nước Cô-oét,Hàn Quốc và Lào .
-Vẽ biểu đồ :
Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.
-Nhận xét : Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.
Cô-oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040USD), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD) và sau đó là Lào (317USD).
Nhận xét:
Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước với nhau.
- Cô-oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, theo sau là Hàn Quốc và cuối cùng là Lào.
Đọc thông tin, quan sát hình 1 và dựa vào bảng 1.1, hãy:
- Phân biệt các nước phát triển (Ca-na-đa, Cộng hòa Liên bang Đức) và các nước đang phát triển (Bra-xin, In-đô-nê-xi-a) về các chỉ tiêu GNI/người, cơ cấu kinh tế và HDI.
Về GNI/người:
Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể, các nước phát triển là Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD.Các nước đang phát triển là Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD và In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD.– Về cơ cấu kinh tế:
+ Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể:
Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%.Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%.+ Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp – xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể:
Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển.Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%.– Về HDI:
Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944.Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Bra-xin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.♦Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.
Xác định một số nước phát triển và đang phát triển:
– Nước phát triển: Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga….
- Nước đang phát triển: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a…