Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Cẩm Đào
Xem chi tiết
Long Sơn
22 tháng 3 2022 lúc 10:58

- Nước ta có đưởng bờ biển dài, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch biển như mở bãi tắm,...

- Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thuận lợi cho việc đánh bắt thủy - hải sản.

- Trên Biển Đông có rất nhiều tài nguyên khoáng sản như: dầu mỏ, khí tự nhiên,... để khai thác.

Nguyễn Huỳnh Long
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 0:23

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
15 tháng 2 2019 lúc 14:06

Gợi ý làm bài

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

*Địa hình

-Nước ta có nhiều dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng, bờ biển và hải đảo) tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hấp dẫn khách du lịch. Có dạng địa hình cácxtơ độc đáo với nhiều hang động đẹp có thể khai thác du lịch. Nhiều thắng cảnh nổi tiếng như vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới, được công nhận năm 1994), động Phong Nha (trong quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng, công nhận năm 2003),...

-Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc xuống Nam có khoảng 125 bãi biển lớn nhỏ có thể khai thác để xây dựng các khu du lịch và nghỉ dường. Điển hình là các bãi biển: Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Mỹ Khê (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Vân Phong, Dốc Lết, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ, Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

-Nước ta có nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Nổi bật là các đảo Phú Quốc, Cát Bà, Côn Đảo,...

*Tài nguyên khí hậu

-Khí hậu nước ta tương đối thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Sự phân hoá theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu.

-Miền Nam khí hậu nóng cả năm nên có khả năng phát triển du lịch quanh năm.

*Tài nguyên nước: có hàng loạt thế mạnh để phát triển du lịch.

-Hệ thông sông, hồ, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn. Một số hồ tự nhiên (Ba Bể,...) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng, Thác Bà,...) đã trở thành các điểm tham quan du lịch.

-Nước ta có nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên: Kim Bôi (Hòa Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang), Quang Hanh (Quảng Ninh), Suối Bang (Quảng Bình), Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) có sức hút cao đối với du khách.

*Tài nguyên sinh vật: Vườn quốc gia ở nước ta cũng có giá trị lớn về du lịch và nghiên cứu. Các vườn quốc gia ở nước ta là: Bái Tử Long (Quảng Ninh), Ba Vì (Hà Nội), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Hoàng Liên (Lào Cai), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bến Én (Thanh Hoá), Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Chư Mom Ray (Kon Turn), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk), Chư Yang Sin (Đắk Lắk), Bù Gia Mập (Bình Phước), Núi Chúa (Ninh Thuận), Cát Tiên (Đồng Nai), Lò Gò - Xa Mát (Tây Ninh), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng (Kiên Giang), U Minh Hạ (Cà Mau), Mũi Cà Mau (Cà Mau), Phú Quốc (Kiên Giang), Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),...

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

*Di tích văn hoá - lịch sử:

-Là loại tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị hàng đầu. Hiện cả nước có khoảng 4 vạn di tích các loại, trong đó hơn 2.600 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Tiêu biểu nhất là các di tích đã được công nhận là di sản văn hoá thế giới như quần thể kiến trúc Cô đô Huê (Thừa Thiên - Huế), Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).

*Các lễ hội truyền thống:

Lễ hội diễn ra hầu như trên khắp đất nước và luôn gắn liền với các di tích văn hoá - lịch sử. Phần lớn các lễ hội diễn ra vào những tháng đầu năm âm lịch sau tết Nguyên Đán với thời gian dài ngắn khác nhau. Các lễ hội nổi liếng: Đền Hùng (Phú Thọ), Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), hội Đâm Trâu (Gia Lai), lễ hội Ka Tê (Ninh Thuận), Núi Bà (Tây Ninh), Ooc Om Bóc (Sóc Trăng), Bà Chúa Xứ (An Giang).

*Làng nghề truyền thống: Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Bát Tràng, Vạn Phúc (Hà Nội), Bầu Trúc (Ninh Thuận),...

*Các tài nguyên khác: văn hoá nghệ thuật dân gian, ẩm thực,...

Anh Dương Na
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 17:25

- Đa dạng địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, nằm giữa các quốc gia lớn như Trung Quốc, Lào, Campuchia, và biển Đông. Điều này tạo ra môi trường đa dạng về địa hình, khí hậu và môi trường sống, thúc đẩy sự đa dạng sinh học.

- Đa dạng cảnh quan: Việt Nam có nhiều loại cảnh quan, từ các dãy núi cao, thung lũng, rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đến bãi biển và đồng cỏ. Mỗi loại cảnh quan tạo điều kiện sống và phát triển độc đáo cho các loài.

- Thực vật và động vật: Việt Nam có hơn 12,000 loài thực vật và 16,000 loài động vật được biết đến, và số liệu này vẫn đang tăng lên do sự nghiên cứu liên tục. Có nhiều loài động và thực vật có giá trị bảo tồn quốc tế, như linh dương sao, gấu trúc, và rừng nguyên sinh ẩm nhiệt đới.

- Sự đa dạng về thực phẩm: Thực phẩm và nguyên liệu từ thiên nhiên rất phong phú ở Việt Nam. Các loại rau, cây trái, và thảo dược đa dạng cung cấp nguồn lợi nhuận cho nông dân và nguồn dinh dưỡng cho dân số.

- Đa dạng về động vật biển: Với hơn 3,000 km bờ biển, Việt Nam cũng có sự đa dạng về động vật biển, bao gồm cá, mực, sò điệp, và nhiều loài khác. Đây là một phần quan trọng của nền kinh tế và cung cấp thực phẩm cho dân số.

-> Sự đa dạng sinh học của Việt Nam không chỉ là nguồn tài nguyên quý báu mà còn đóng góp vào sự đa dạng toàn cầu và mang lại giá trị về môi trường, khoa học, và kinh tế. Điều này làm cho Việt Nam trở thành một trong những điểm nóng của sinh thái học và bảo tồn thiên nhiên trên thế giới.

ABCT35
Xem chi tiết
Hquynh
6 tháng 5 2021 lúc 21:17

TK:

- Tài nguyên khoáng sản :
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu khí (dẫn chứng)
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan, là nguồn nguyên liệu quý cho
công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam
Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại ít sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý cho sản xuất thuỷ
tinh, pha lê.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần
loài. Cho năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ.
+ Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài
mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.
+ Ven các đảo nhất là 2 quần đảo lớn ( Hoàng Sa và Trường Sa) còn có nguồn
tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

Kieu Diem
6 tháng 5 2021 lúc 21:17

- Tài nguyên khoáng sản :
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị nhất là dầu khí (dẫn chứng)
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn ti tan, là nguồn nguyên liệu quý cho
công nghiệp.
+ Vùng ven biển nước ta thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam
Trung Bộ, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng lại ít sông nhỏ đổ ra biển.
+ Ven biển Nha Trang còn có cát thủy tinh là nguyên liệu quý cho sản xuất thuỷ
tinh, pha lê.
- Tài nguyên hải sản:
+ Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần
loài. Cho năng suất sinh học cao, nhất là ven bờ.
+ Trong biển Đông có trên 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, khoảng vài chục loài
mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy.
+ Ven các đảo nhất là 2 quần đảo lớn ( Hoàng Sa và Trường Sa) còn có nguồn
tài nguyên quý giá là các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác.

Ngọc
6 tháng 5 2021 lúc 21:18

– Tài nguyên khoáng sản
+ Nguồn muối vô tận.
+ Nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp (ôxit titan, cát trắng).
+ Nhiều mỏ dầu, khí (ở thềm lục địa).

– Nguồn lợi sinh vật biển
+ Sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài.
+ Nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm; đặc sản (đồi mồi, vích, hải sâm…).
+ Nhiều tổ yến (đặc biệt ở các đảo đá ven bờ Nam Trung Bộ).

Duy Minh
Xem chi tiết
HT.Phong (9A5)
26 tháng 4 2023 lúc 13:38

Sinh vật việt nam rất phong phú và đa dạng 

+ Về thành phần loài

+ Gen di truyền

+ Hệ sinh thái

(Ngoài ra còn dựa vào công dụng và các sản phẩm sinh học)

Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
26 tháng 7 2018 lúc 17:27

Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là rất đa dạng và phong phú. Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái và đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

Đáp án cần chọn là: C

K.Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
26 tháng 10 2023 lúc 21:12

1. Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng:

- Khoáng sản đá: Việt Nam có nhiều mỏ đá quý như đá granite, đá marmo, và đá bazan, phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Đà Nẵng, Bình Định, Ninh Bình.

- Khoáng sản kim loại: Việt Nam có nhiều mỏ kim loại quý như thiếc (ở Lào Cai, Yên Bái), quặng sắt (ở Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh), quặng mangan (ở Đắk Nông, Lâm Đồng), và kết hợp với nhiều kim loại khác như đồng, chì, kẽm, và thủy ngân.

- Khoáng sản chất gây nổ: Các khoáng sản như amiang (amianto) và than đá được sử dụng trong ngành công nghiệp chất gây nổ, phân bố ở các tỉnh như Lào Cai và Hà Giang.

- Khoáng sản quý: Việt Nam cũng có nhiều mỏ khoáng sản quý như đá quý (ở Quảng Bình), ngọc trai (ở Quảng Ninh và Khánh Hòa), và thạch anh (ở Lâm Đồng).

- Khoáng sản khác: Nước ta cũng có nhiều mỏ khoáng sản khác như muối, đá vôi, và các khoáng sản công nghiệp khác.

2. Sự phân bố của các mỏ khoáng sản chính ở nước ta:

- Mỏ quặng sắt: Phân bố rộng rãi ở nhiều tỉnh và địa phương, như Lào Cai, Thanh Hóa, Quảng Ninh, và Hà Tĩnh.

- Mỏ thiếc: Tập trung ở các tỉnh núi phía Bắc như Lào Cai và Yên Bái.

- Mỏ quặng mangan: Có tại các tỉnh như Đắk Nông và Lâm Đồng.

- Mỏ đá: Đá granite nhiều ở Đà Nẵng, Bình Định và Ninh Bình. Đá marmo và đá bazan phân bố tại Lào Cai, Quảng Ninh và Hòa Bình.

- Mỏ than đá: Có nhiều mỏ than đá ở Quảng Ninh, Quảng Bình và Cao Bằng.

- Khoáng sản quý: Đá quý tìm thấy tại Quảng Bình, ngọc trai tại Quảng Ninh và Khánh Hòa, thạch anh tại Lâm Đồng.

-Khoáng sản chất gây nổ: Amiang và than đá phân bố tại Lào Cai và Hà Giang.

- Khoáng sản khác: Muối được sản xuất từ các mỏ ở các vùng biển và hồ nước ở Việt Nam. Đá vôi tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Trung Trung Bộ.