Mn nhận xét hộ bài làm
Nhận xét về bài thơ Rằm Tháng Giêng,có ý kiến cho rằng"bài thơ là một sự hài hòa tuyệt đẹp".Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên(Làm hộ mình 2 bước là tìm hiểu đề và tìm ý nhé)
Làm hộ mik bài luyện nói về quan sát,tưởng tượng,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (tập 2,lớp 6,trang35 và 36)
Câu 1.
a. Kiều phương là người có tài năng về hội họa, rất hồn nhiên và nhân hậu.
- Hình ảnh :
+ Ngoại hình : nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu.
+ Lời nói : rất hồn nhiên, không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác.
+ Hành động : luôn hoạt bát, vui vẻ ; chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc.
b. Anh của Kiều Phương là người hẹp hòi, ghen tị. Hình ảnh người anh trong bức tranh của Kiều Phương khác với người anh trong hiện thực. Tuy nhiên, bức tranh đã làm cho người anh hối hận và nhận ra mình phải phấn đấu hơn nữa.
Câu 2. Miêu tả người anh, chị hoặc em của mình.
- Ngoại hình ?
- Lời nói ?
- Hành động ?
- > Nhận xét ?
Câu 3. Miêu tả đêm trăng nơi em ở.
A. Mở bài : Giới thiệu không gian, thời gian ngắm trăng.
B. Thân bài :
Miêu tả đêm trăng :
- Bầu trời đêm ?
- Vầng trăng ?
- Cây cối ?
- Nhà cửa ? Đường ?
Trình tự miêu tả : trời vừa tối, tối hẳn, đêm khi về khuya.
c. Kết bài : Cảm nghĩ về đêm trăng.
Câu 4. Tả bình minh trên biển.
- Mặt trời đội biển nhô màu mới.
- Bầu trời như một tấm gương xanh được lau không chút bụi.
- Mặt biển êm ả, sóng gợn lăn tăn, vỗ vào bờ cát êm rì rào thật êm ả.
- Bãi cát phẳng phiu, những con còng gió với những chiếc càng lớn sặc sỡ nhưng chạy rất nhanh.
- Những con thuyền căng phồng cánh buồm nâu như những con bướm khổng lồ đang băng băng về phía mặt trời.
Câu 5. Từ truyện Thạch Sanh các em có thể tượng ra người dũng sĩ :
- Ngoại hình : to lớn, vạm vỡ, da màu đồng thau, chắc gọn, đặc quánh như chất sừng chất mun, ngực nở vồng lên như cánh cung lớn, những bắp thịt nổi lên cuồn cuộn, săn chắc.
- Hành động : hướng về điều nghĩa rất tận tâm nhiệt tình ; tiêu diệt cái Ác một cách quyết liệt.
Dùng những thứ vũ khí khó ai sử dụng nổi. (Cây cung hàng chục người giương, cây gậy nặng hàng tạ…)
- Lời nói : thẳng thắn trung thực…
Câu 1 (trang 35 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Nhân vật Kiều Phương:
+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh
+ Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh
+ Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc
b, Anh trai của Kiều Phương
+ Người anh của Kiều Phương là người ích kỉ, hẹp hòi, vô tâm. Người anh trong bức tranh với người anh thực của Kiều Phương khác. Người anh trong bức tranh của Kiều Phương là người mơ mộng, trong sáng và suy tư.
Câu 2 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Dàn ý kể về người anh/ chị mình:
- Mở bài: Giới thiệu qua về anh chị: tuổi, nghề nghiệp
- Thân bài: Kể và tả chi tiết:
Hình dáng: đặc điểm về khuôn mặt, dáng người, mái tóc, đôi mắt… (chọn ra đặc điểm nổi bật nhất đặc tả)
Tính tình: nêu những đức tính tốt của anh/ chị đó ( hiền hòa, cởi mở, hài hước, sâu sắc…)
Trong cách ứng xử với mọi thành viên trong gia đình
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với anh/ chị đó.
Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a,
- Mở bài: Không gian, địa điểm của đêm trăng
- Thân bài: Miêu tả chi tiết đêm trăng
+ Hình ảnh bầu trời: cao, nhiều sao
+ Vầng trăng: tròn, sáng tỏ mọi vật
+ Cây cối một màu đen, khi có trăng những phiến lá sáng lấp lánh
+ Nhà cửa sáng rực ánh điện, ánh sáng hắt qua các ô cửa kính muôn màu
b, Có thể sử dụng các hình ảnh so sánh:
+ Bầu trời được điểm tô bởi những ngôi sao nhỏ xíu như những viên kim cương lấp lánh đính trên một bộ váy đen tuyệt đẹp.
+ Vầng trăng tròn như chiếc đĩa bạc khổng lồ, lấp lánh.
Kết bài: Nêu cảm xúc của em về đêm trăng (cảm giác trong lành, thanh bình).
Câu 4 (trang 36 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Tả cảnh biển (chọn biển Nha Trang)
Mở bài: Dịp nghỉ lễ, nghỉ hè em theo gia đình tới biển Nha Trang nghỉ mát
Thân bài: Khung cảnh biển Nha Trang
+ Cảnh biển vào buổi sáng: mặt nước trong xanh, sóng nhẹ vỗ vào bờ, mặt trời nhô lên từ biển
+ Mọi người nô đùa, tắm biển đông vui, ồn ào
+ Cảnh biển khi mặt trời lên cao: bầu trời cao vời vợi, nước biển xanh ngọc bích, sóng dào dạt vào bờ.
+ Trên bờ biển vắng người, chỉ có những bãi cát dài lấp lánh dưới nắng, chỉ có những cánh hải âu trên không
Kết bài
Nêu cảm xúc của em khi được đi du lịch biển.
Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh người dũng sĩ trong trí tưởng tượng của em:
+ Người dũng sĩ sinh ra trong có ai đó gặp nạn
+ Hình dáng: cao to, vạm vỡ, gương mặt trẻ trung
+ Hành động: hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người yếu thế, tiêu diệt kẻ xấu
+ Dũng sĩ: có sức khỏe phi thường, có thể đánh bại mọi kẻ xấu
+ Phẩm chất nổi bật của dũng sĩ: dũng cảm, kiên cường, hào phóng, hào sảng.
A và B chơi thân vs nha B bị ốm và nhỏ A chép bài hộ A từ chối vì bạn em có nhận xét gì về hành động của A nếu là em em sẽ làm gi
A là một người thiếu trách nhiệm .Nếu là A em sẽ giúp đỡ bạn và giảng lại cho bạn
Bạn A làm vậy là không được, bạn bè với nhau phải giúp đỡ nhau khi bạn gặp khó khăn. Chúc bạn học tốt nha :)
Bài 1. Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt được miêu tả thật ấn tượng. Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu phân tích khổ 1 trong bài thơ để làm rõ nhận xét trên.
HELP MÌNH VỚI MN. CẢM ƠN!!
Bạn tóm tắt lại nhé (Tham khảo):
Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”
Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.
Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu”,“Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.
Chúc bạn học tốt
Trong chuyện người con gái Nam Xương hình ảnh cái bóng có vai trò đặc biệt quan trọng. Em hãy viết 1 bài văn làm rõ nhận xét trên
Mn ơi em cần gấp. Mn giúp em vs
1. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.
2. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm của bài làm.
- Bài làm có đủ mở bài, thân bài, kết bài không?
- Các đặc điểm của con vật có được lựa chọn và miêu tả theo trình tự hợp lí không?
- Bài làm mắc mấy lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả?
3. Đọc bài làm của các bạn được thầy cô khen, nêu những điều em muốn học tập.
4. Viết lại 1 – 2 đoạn trong bài làm của em cho hay hơn.
Câu 1:
Em hãy lắng nghe thầy cô giáo nhận xet về bài văn của mình. Ghi chép và sửa chữa.
Câu 2:
- Bài làm có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Các đặc điểm của con vật có được lựa chọn và miêu tả theo trình tự hợp lí.
- Bài làm không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Câu 3:
- Cách mở bài gián tiếp của các bạn giúp bài văn hay hơn, dài hơn
- Các bạn đã sử dụng các từ ngữ miêu tả sinh động, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa hợp lí.
Câu 4:
Khi viết lại đoạn văn lưu ý sử dụng các từ ngữ miêu tả sinh động, sử dụng thêm các hình ảnh so sánh, nhân hóa.
1. Nghe thầy có nhận xét chung.
2. Chỉnh sửa bài viết.
- Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô, chú ý những chỗ mắc lỗi.
- Tự chữa bài theo nhận xét của thầy cô.
3. Học tập bài văn tốt.
- Đọc bài của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen.
- Thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt mà em cần học tập.
4. Viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn.
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét và ghi lại những nhận xét cần chỉnh sửa.
2. Em tiến hành chỉnh sửa bài viết dựa vào nhận xét của thầy cô.
3. Em đọc bài của bạn và thảo luận để tìm ra cái hay, cái tốt mà em cần học tập. Ghi chép lại.
4. Em tiến hành viết lại một đoạn trong bài của em theo cách hay hơn dựa vào nhận xét của thầy cô và những điều em học tập được sau khi đọc bài của bạn.
1. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung.
2. Đọc lại bài làm của em và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài.
3. Đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập.
4. Sửa lỗi trong bài (nếu có) hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.
Tham khảo
1. Em lắng nghe thầy cô nhận xét chung.
2. Em đọc lại bài làm và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài từ đó rút kinh nghiệm cho bài sau.
3.
Em đọc bài làm của các bạn trong nhóm hoặc bài được thầy cô khen, ghi lại những điều em muốn học tập như:
- Bài có đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự.
- Kể đầy đủ các sự việc chính.
- Dùng từ, viết câu đúng.
- Không sai lỗi chính tả.
4. Em tiến hành sửa lỗi hoặc viết lại một đoạn cho hay hơn.
MN ơi làm ơn giải hộ em bài này cái(nhớ chú ý đề bài bnh câu nhé mn).
MN làm hộ em bài 1 nhé.