Cho biết mức độ hoạt động của kim loại phi kim
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với
A. oxi và kim loại
B. hiđro và oxi
C. kim loại và hiđro
D. cả oxi, kim loại và hiđro
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim căn cứ vào khả năng của phi kim đó phản ứng với cả oxi, kim loại và hiđro.
Đáp án: D
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với
A. hiđro hoặc với kim loại
B. dung dịch kiềm
C. dung dịch axit
D. dung dịch muối
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:
A. Hiđro hoặc với kim loại
B. Dung dịch kiềm
C. Dung dịch axit
D. Dung dịch muối
Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với hiđro hoặc với kim loại
Đáp án: A
Cho các kim loại: Na, Mg, Ag, Cu, Au. Em hãy:
a. Sắp xếp các kim loại trên theo mức độ hoạt động hóa học giảm dần.
b.Cho biết kim loại nào tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường?
c. Cho biết kim loại nào tác dụng được với dung dịch HCl?
d.Cho biết kim loại nào tác dụng được với dung dịch CuSO4?
Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
a) Giảm dần : Na Mg Cu Ag Au
b) Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường : Na
Pt : \(2Na+2H_2O\rightarrow2NaOH+H_2\)
c) Tác dụng với dung dịch HCl : Na , Mg
Pt : \(2Na+2HCl\rightarrow2NaCl+H_2\)
\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)
d) Tác dụng với dung dịch CuSO4 : Mg
Pt : \(Mg+CuSO_4\rightarrow MgSO_4+Cu\)
Chúc bạn học tốt
Francium (Fr) là nguyên tố phóng xạ được phát hiện bởi Peray (Pơ - rây) năm 1939, nguyên tố này thuộc chu kì 7, nhóm IA. Hãy dự đoán tính chất hóa học cơ bản của francium (Đó là kim loại hay phi kim? Mức độ hoạt động hóa học của francium như thế nào?)
Fr thuộc chu kì 7, đứng cuối nhóm IA. Vì vậy đây là một nguyên tố kim loại, mức độ hoạt động hóa học mạnh (có tính khử mạnh nhất).
Dãy nào sau đây thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần:
A. Be, Fe, Ca, Cu
B. Ca, K, Mg, Al
C. Al, Zn, Co, Ca
D. Ni, Mg, Li, Cs
Dãy thể hiện mức độ hoạt động hóa học của kim loại tăng dần là: Ni, Mg, Li, Cs.
Loại A vì Ca có tính kim loại mạnh hơn Cu.
Loại B vì Mg có tính kim loại mạnh hơn Al
Loại C vì Al có tính kim loại mạnh hơn Zn
Đáp án: D
Hãy sắp xếp các phi kim sau theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học giảm dần : Br, Cl, F, I.
Mức độ hoạt động hoá học giảm dần theo thứ tự sau : F > Cl > Br > I.
Trong số các kim loại X, Y, Z, T thì chỉ có:
+ X và Y đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
+ X và T đẩy được Z ra khỏi dung dịch muối tương ứng.
Dãy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học là
A. Y, X, T, Z
B. X, Y, Z, T
C. X, Y, T, Z
D. X, T, Y, Z
Có các kim loại : Al, Na, Cu, Ag. Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học tăng dần.
Sắp xếp theo thứ tự hoạt động hoá học tăng dần : Ag, Cu, Al, Na.
Nhằm xác định vị trí của những kim loại X, Y, Z, T trong dãy hoạt động hoá học, người ta thực hiện phản ứng của kim loại với dung dịch muối của kim loại khác, thu được những kết quả sau :
Thí nghiệm 1 : Kim loại X đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
Thí nghiệm 2 : Kim loại Y đẩy kim loại Z ra khỏi muối.
Thí nghiệm 3 : Kim loại X đẩy kim loại Y ra khỏi muối.
Thí nghiệm 4 : Kim loại Z đẩy kim loại T ra khỏi muối.
Em hãy sắp xếp các kim loại theo chiều mức độ hoạt động hoá học giảm dần.
Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại theo chiều giảm dần :
X > Y > Z > T