Lấy dẫn chứng về bé Hồng và mẹ.
tìm các dẫn chứng (câu văn ) về suy nghĩ của bé hồng khi gặp lại mẹ
trong văn bản trong làng mẹ cảm ơn mn rất nhiều ạ
1. Nêu suy nghĩ của em về nhân vật bà cô trong đoạn trích trong lòng mẹ.
2. Phân tích niềm vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ. Qua đó em nhận xét gì về vẻ đẹp của tình mẫu tử.
3. Văn Nguyên Hồng dạt dào cảm xúc, thấm đẫm chất trữ tình. Hãy tìm dẫn chứng cụ thể để chứng minh.
1.Bà cô là con người lạnh lùng, vô cảm và độc ác
2.Niềm vui sướng của bé Hồng đã thể hiện qua những hành động:
-Vội vã, luống cuống, lập cập
-Khóc, giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện
=>tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp biết bao
viết bài văn nêu cảm nhận của em về bé Hồng trong đoạn trích: "mẹ tôi lấy vạt áo nâu...êm dịu vô cùng".
Em hãy viết đọan văn khỏang 10 dòng nói lên suy nghĩ cảm nhận củe em về chú bé Hồng và tình cảm của bé hồng dành cho mẹ
chứng minh tình yêu mẹ của bé hồng qua bài trong lòng mẹ của nguyên hồng
Tham khảo :
“Những ngày thơ ấu” là một hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của một tâm hồn trẻ thơ đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.
Điều đó trước hết được thể hiện trong sự phản ứng của Hồng đốì với người cô xấu bụng.
Hồng lớn lên trong hoàn cảnh thiếu tình thương, cha chết, mẹ cùng quẫn quá phải bỏ con đi tha phương cầu thực. Hồng sống nhờ vào bà cô, thực chất là sống trong sự ghẻ lạnh cay nghiệt của họ hàng giàu có. Hồng nhớ mãi câu hỏi đầy ác ý của người cô:
“Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?”
Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương áp ủ đã bao phen làm Hồng phải khóc thầm, Hồng thấy tủi thân và muốn trả lời “có”. Nhưng khi nhận ra những ý nghĩa cay độc trong gọng nói và cái cười “rất kịch” của cô, Hồng biết “chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc Hồng những mối hoài nghi để Hồng khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”, do đó thoạt đầu Hồng phản ứng ngầm “cúi đầu không đáp”: sau đó Hồng mới nở nụ cười chua xót.
Hồng nghĩ: mẹ mình có tội tình gì mà các cô khinh miệt làm vậy? Một người đàn bà phải lấy chồng nghiện hút, chồng chết, để lại sự cùng quẫn của nợ nần nên phải rời bỏ con cái, đi tha phương cầu thực… Đó là một tội ư? Mặc dù đã gần một năm nay mẹ Hồng không có một lá thư, một lời nhắn hỏi hay một món quà gởi về, nhưng Hồng vẫn thương mẹ vô cùng. Mẹ Hồng vốn là người rất tình cảm, rất thương con. Nhất định Hồng không để cho ai xúi bẩy mà làm mất tình cảm yêu mến giữa mẹ con Hồng. Nghĩ vậy, Hồng từ chối lời khuyên của cô:
– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về.
– Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
Hồng im lặng cúi đất xuống đất, “lòng càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay”. Người cô lại vỗ vai Hồng cười mà nói rằng:
– Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mẹ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ?.
Nghe hai tiếng “em bé” mà cô ngân dài ra thật ngọt thật rõ, Hồng cảm thấy những âm thanh ấy xoắn chặt lấy tâm can. Lần này tình yêu thương mẹ của bé Hồng trỗi dậy mãnh liệt hơn. Trước tiên đó là sự xúc động bật ra thành tiếng khóc. Nước mắt Hồng chảy dài “rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và cổ”.
Đây không phải là giọt nước mắt xấu hổ, tủi thân mà là giọt nước mắt của tình thương… sao mẹ tôi lại sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm, trốn tránh…”.
Từ tình cảm ấy, Hồng đã biến thành lòng căm giận những cổ tục, những thành kiến tàn ác đối với người phụ nữ. “Giá những cổ tục đã đày dọa mẹ tôi là vật như hòn đá hay cục thủy tỉnh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.
Chính tình thương đó đã giúp cho bé Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những người, những tập tục cần lên án… Tình thương ấy còn được biểu hiện một cách sinh động trong lần Hồng gặp mẹ sau này.
Tan học ở trường ra Hồng chợt thoáng thấy bóng một người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ, Hồng liền đuổi theo bối rối gọi:
– “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ… ơi!”.
Những tiếng ấy bật ra từ lòng khao khát được gặp mẹ của bé Hồng bấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếng gọi.
Hồng hồi hộp nghĩ: nếu người đàn bà ấy không phải là mẹ thì sự nhầm lẫn không những làm Hồng hổ thẹn với bạn bè mà còn tủi cực, đau khổ biết bao, chẳng khác gì người bộ hành ngã gục giữa sa mạc sau khi bị ảo ảnh dòng suối trong mát đánh lừa!
Nghe tiếng gọi, bà mẹ nhận ra con, bảo xe chạy chậm lại và đưa nón vẫy. Một lúc sau, Hồng đuổi kịp, mồm mũi đều thở dốc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, Hồng òa lên khóc rồi cứ thế nức nở làm mẹ cũng sụt sùi theo.
– “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà”.
Bà mẹ xoa đầu Hồng rồi lấy vạt áo thấm nước mắt cho Hồng. Hồng sung sướng đắm mình trong tình cảm yêu thương của mẹ: “Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác âm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.
Chính vì tình thương mẹ nồng thắm nên Hồng mới có những cảm giác như vậy.
Hồng mải mê ngắm nhìn gương mặt mẹ hiền hiện trước mắt mình, thấy khác hẳn khuôn mặt mà Hồng phải tưởng tượng qua lời kể của cô. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má” “chứ không xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi”. Hồng lại nghĩ: “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”.
Mải ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve, từ lúc lên xe cho tới khi về nhà, Hồng không còn nhớ mẹ đã hỏi cậu những câu gì và Hồng trả lời những gì cho mẹ nữa. Trong những giây phút rạo rực ấy rồi cả những câu nói của cô cũng bị chìm ngay đi, Hồng không nghĩ đến nó nữa.
Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng thật là sâu đậm, nồng thắm.
Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánH của nó.
Tình thương mẹ đã cho bé Hồng một cái nhìn sắc bén đôi với con người và sự việc ngoài đời. Tình thương ấy ngày càng trở nên thắm thiết nồng nàn làm cho chúng ta thêm cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh éo le của Hồng, thêm quý mến Hồng.
Tham khảo nha em:
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ khiến người đọc cảm động sâu sắc. Mặc dù đã ngót một năm chú bé không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng bé hiểu "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực". Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cỏ xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bén mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”. Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm nghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi". Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình.
Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt. Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.
kể về giấc mơ được gặp cậu bá Hồng và nghe cậu bé kể lại cuộc đời của mình cho thấy tình yêu bao la của bé Hồng dành cho mẹ
Tớ ko tự tin về môn Văn lắm nhưng cậu đọc tham khảo nhé ^^!
"Giá như những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ,tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.........." , 11h hơn, mắt tôi nặng trĩu, khép dần, quyển hồi kí Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng trên tay dần gấp lại, tôi gục đầu xuống bàn thiếp đi lúc nào không hay....... trong đêm hôm ấy, tôi đã trải qua 1 giấc mơ kì lạ, ấn tượng và khó quên- Tôi gặp cậu bé Hồng.
Trước mắt tôi là một buổi chiều đầy nắng trong bối cảnh Việt Nam những năm 40, Hà Nội khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính và thơ mộng, rảo bước trên con đường rộng chốn Hà Thành, tôi gặp 1 cậu bé đang thu mình vào 1 góc khuất nhỏ nơi con phố thưa người. Tôi đến gần cậu lân la hỏi thăm:
- Cậu bé sao lại ngồi một mình ở đây thế? Em tên gì? (nghe như kiểu bắt cóc trẻ em ý ^^! )
Cậu bé kia ngẩng mặt nhìn tôi, gương mặt uất ức vẫn hằn những vệt nước mắt lấm lem, cậu đáp lời tôi cộc lốc, vẻ không quan tâm:
- Tên Hồng.
Bấy giờ tôi mới nhận ra cậu bé này có gương mặt na ná tấm ảnh nhà văn Nguyên Hồng ở bìa cuốn hồi kí Những ngày thơ ấu. Khoảng cách của sự xa lạ, ngại ngùng dường như bị xóa đi từ lúc nào. Tôi ngồi xuống cạnh cậu bé, thân thiết, gần gũi như người anh (bạn là nam hay nữ? Thay vào cho phù hợp nhé ) trò chuyện cùng đứa em trai:
- Có tâm sự à? Kể anh nghe đi, dấu trong lòng không dễ chịu gì đâu.
Hồng ngước đôi mắt sáng nhìn tôi vẻ ngạc nhiên khó hiểu, nhưng rồi cậu bé dần cởi mở hơn, cậu kể cho tôi nghe về hoàn cảnh gia đình cậu, về cái không khí lạnh lẽo vắng tình thương mà cậu lớn lên từ nhỏ. Từ cái đám cưới ép buộc không tình yêu của cha mẹ cậu đến những lời cay độc, sự ghẻ lạnh, những rắp tâm tanh bẩn của họ nội, đến tình yêu thương dành cho người mẹ trẻ trung có trái tim khao khát yêu đương song đành chôn tuổi thanh xuân của mình bên người chồng nghiện ngập. Rồi gia đình sa sút, mẹ của Hồng phải bỏ cậu ở lại mà đi tha hương cầu thực..v.v.... Cuộc nói chuyện kéo dài đến lúc mặt trời khuất bóng sau những ngôi nhà hai tầng tráng lệ cô kính, cậu bé đứng dậy:
- Tối rồi, em phải về, cảm ơn anh vì tất cả.
Tôi cười:
-Tạm biệt em. Hy vọng có ngày gặp lại em. Mạnh mẽ lên nhé, chúc may mắn, hạnh phúc. ( S-ÊN-SÊN-SẮC-SẾN )
Tôi vẫy tay chào tạm biệt Hồng đến khi dáng người nhỏ bé của cậu khuất vào bóng tối. Một làn gió nhẹ thoáng qua, tôi lặng người thấy gò má mình buốt lạnh. Giọt lệ trên mi bất giác rơi xuống, thấm vào khóe môi mặn đắng. Phải ít phút sau tôi mới rời những suy nghĩ về cuộc gặp lúc chiều mà rảo từng bước trên đường phố Hà Nội, nhưng những lời tâm sự của Hồng vẫn quẩn quanh, đứt đoạn, bủa vây đầy suy tư: " Mợ em làm gì sai cơ chứ? Tại sao họ cứ đào bới, xỉa xói, hành hạ tinh thần mợ em?...........Phải chi những cổ tục đã đày đọa mợ là hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, em quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi....... Em yêu mợ, em sẽ không đời nào để những rắp tâm tanh bẩn đó xâm phạm đến.....Mợ đi cũng ngót 1 năm rồi, em nhớ mợ, ước gì mợ về thăm em...." .
Từng câu từng chữ em nói như xoáy vào tim của bất kì người nào nghe được. Tình yêu thương ấy thật bao la, thật cao cả, trong sáng và đẹp đẽ biết bao...phải chi những cô tục lạc hậu ấy không tồn tại.....Hà Nội có lẽ đẹp nhất về đêm, một vẻ đẹp xen lẫn giữa vui và buồn, nỗi buồn ẩn chứa biết bao nhung nhớ, tủi cực, mơ ước của những con người bất hạnh chịu sự vùi dập của chế độ xã hội cũ.
Reee....eeng! Tiếng đồng hồ báo thức xé nát hình ảnh nhộn nhịp buồn của phố đêm Hà Nội. Cả người mỏi nhừ, tôi mở đôi mắt 1 cách nặng nề, sao bỗng thấy vị mặn nơi đầu lưỡi, bồi hồi nhớ lại giấc mơ vừa qua thấy thương mẹ của mình, thấy yêu cuộc sống này vô cùng. Hồng-cậu bé trong giấc mơ kì lạ ấy đã cho tôi thấy được giá trị cuộc sống, giá trị của tình yêu thương.
Cuối cùng cũng xong. Oh my time . Buổi tối iu dấu đã bay theo Hà Nội và Nguyên Hồng ! Thank you for your reading ^^! Thật ra thì tớ cảm thấy chưa ưng ý với bài này lắm vì phần dẫn lời nói chuyện trực tiếp giữa "tôi" và "Hồng" tớ vẫn chưa đưa được chi tiết Hồng nói về mẹ vào bài T_T!!!!
*CHÚ THÍCH: Phần in nghiêng và trong ngặc không phải là nội dung có trong bài viết. Cảm ơn vì đã đọc bài này^^!
Nhìn ngán quá nhỉ, mà thôi, ráng đọc nha ANH DINH !!!
Đính chính lại 1 chút, xóa số 1940 trong bài. Nếu bạn muốn thay thế thì thay bằng 1924 hay năm nào gần gần 1924 cũng được nhé. Vì 1940 là năm tác phẩm được in thành sách chứ ko phải năm diễn ra sự việc ạ . Còn hình ảnh Hà Nội 1940 cũng ko thay đổi nhiều so với năm 1924 nên có thể tạm chấp nhận việc nói là đường phố rộng ^^!.
Bài 1: Tìm những dẫn chứng trong văn bản "Trong lòng mẹ" thể hiện những rung động cực điểm của chú bé Hồng
Bài 2: Hãy viết 1 đoạn văn làm sáng tỏ nhận định sau""Đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng đã ghi lại những rung động cực điểm của 1 tâm hồn trẻ dại
- Nêu cảnh ngộ của bé Hồng? - Bé Hồng yêu thương mẹ và khao khát tình mẹ như thế nào? - Tình cảm của e đvoi bé Hồng?
TÌNH YÊU THƯƠNG MÃNH LIỆT CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ BẤT HẠNH
Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện như thế nào? 2 bài văn mẫu giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo.MỤC LỤC NỘI DUNG1. Tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh2. Văn mẫuThông qua đoạn trích Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng, ta thấy được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình được thể hiện qua những chi tiết sau:
TÌNH YÊU THƯƠNG MÃNH LIỆT CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI MẸ BẤT HẠNH- Mặc dù đã ngót 1 năm chú bé Hồng không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
- Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng cậu bé hiểu được "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".
- Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô khi xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
- Chú bé Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm ghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".
- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
=> Qua đó có thể thấy, chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, thấu hiểu cho hoàn cảnh gia đình và nỗi lòng của mẹ. Dù người khác có tác động, Hồng vẫn giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình.
Nhớ cho tick nha
Tham khảo
Cảnh ngộ
Bố bé Hồng qua đời, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực, bị bà cô nói những lời cay nghiệt.
Tình thương bé Hồng dành cho mẹ
- Mặc dù đã ngót 1 năm chú bé Hồng không nhận được tin tức gì của mẹ, đặc biệt mặc dầu bị bà cô xúc xiểm chia rẽ tình mẹ con, nhưng "tình thương và lòng kính mẹ" của bé Hồng vẫn nguyên vẹn.
- Bé Hồng không hề trách mẹ nếu quả là mẹ "đã chửa đẻ với người khác". Tuy non nớt, nhưng cậu bé hiểu được "vì tội góa chồng, vì túng bần quá mà mẹ mình phải bỏ các con đi tha phương cầu thực".
- Chú bé Hồng khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô khi xúc phạm đến người mẹ bất hạnh của mình càng thương mẹ mình hơn. Chú cố kìm nén tình cảm nhưng “nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
- Chú bé Hồng căm ghét cực độ những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Lòng căm ghét của bé Hồng được tác giả diễn đạt bằng những câu văn thể hiện sự uất ức: "Cô tôi nói chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ không ra tiếng. Giá những cổ tục đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá, cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiền cho kì nát vụn mới thôi".
- Chỉ cần thoáng qua, bé đã phát hiện ra chính xác mẹ mình. Gặp mẹ, Hồng vui sướng cao độ. Niềm vui sướng ấy như thấm vào da thịt.
Câu 1: Viết dàn ý cho đoạn văn cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng trong cuộc nói chuyện với bà cô
Câu 2: Viết dàn ý cho đoạn văn cảm nhận về tình yêu thương mẹ của bé Hồng khi gặp lại mẹ
Mik cần rất gấp, ai trả lời nhanh và chính xác nhất mik sẽ tick cho
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Hoa tặng mẹ
Một người đàn ông dừng xe trước cửa hàng hoa để mua hoa gửi tặng mẹ qua dịch vụ bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng hơn trăm ki-lô-mét. Vừa bước ra khỏi ô tô, anh thấy một bé gái đang lặng lẽ khóc bên vỉa hè. Anh đến gần hỏi cô bé vì sao cô khóc. Cô bé nức nở:
- Cháu muốn mua tặng mẹ cháu một bông hoa hồng, nhưng cháu chỉ có 75 xu mà giá một bông hồng những 2 đô la.
Người đàn ông mỉm cười và nói:
- Đừng khóc nữa! Chú sẽ mua cho cháu một bông.
Người đàn ông chọn mua một bông hồng cho cô bé và đặt một bó hồng gửi tặng mẹ qua dịch vụ. Xong, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé cảm ơn, rồi chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có một ngôi mộ mới đắp. Cô bé chỉ vào ngôi mộ và nói:
- Đây là nhà của mẹ cháu.
Nói xong, cô bé nhẹ nhàng đặt bông hồng lên ngôi mộ của mẹ.
Ngay sau đó, người đàn ông quay lại cửa hàng hoa. Anh hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hồng rất đẹp. Anh lái xe một mạch về nhà mẹ để trao tận tay bà bó hoa.
(Theo Truyện đọc 4, NXB Giáo dục, 2006)
d. Theo em vì sao người đàn ông đã hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và lái xe về nhà trao tận tay mẹ của ông?
Vì sau khi được chứng kiến câu chuyện của cô bé, người đàn ông muốn trân trọng thời gian được ở bên mẹ và làm những điều ý nghĩa cho mẹ ngay khi bà con sống.